Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 14

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 14

Bài 1: Tiét 53: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG.

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò tưởng tượng trong một số bài văn.

B. Chuẩn bị: GV: Dự kiến tích hợp.

 HS: Đọc, trả lời câu hỏi trong bài.

C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: (GV không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra việc chuẩn bị bài mơi của HS).

 3. Bài mới: GVgiới thiệu bài mới

Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong khi làm bài văn tự sự là tưởng tượng. Tưởng tượng là kể một câu chuyện mà ta tự sáng tạo? Vậy tưởng tượng sáng tạo là gì? Cách tưởng tượng sáng tạo trong tự sự là gì? Hôm nay ta sẽ học.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 Ngày soạn: 4/12/05
 Tiết 53 Ngày giảng: 5/12/05
Bài 1: Tiét 53: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 
- Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò tưởng tượng trong một số bài văn.
B. Chuẩn bị: GV: Dự kiến tích hợp.
 HS: Đọc, trả lời câu hỏi trong bài.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: (GV không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra việc chuẩn bị bài mơi của HS).
 3. Bài mới: GVgiới thiệu bài mới
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong khi làm bài văn tự sự là tưởng tượng. Tưởng tượng là kể một câu chuyện mà ta tự sáng tạo? Vậy tưởng tượng sáng tạo là gì? Cách tưởng tượng sáng tạo trong tự sự là gì? Hôm nay ta sẽ học.
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: HS kể tóm tắt truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng".
Chân, Tay, Tai, Mắt, tỵ với lão Miệng. Lão chẳng làm gì mà được ăn ngon, cuối cùng cả bọn không chịu làm gì để cho lão Miệng không có gì ăn. Qua đôi ba ngày, bọn Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mỏi mệt không buồn làm gì cả, sau đó mới vỡ lẽ ra là cái miệng không được ăn thì chúng không có sức. Thế rồi cả bọn cho lão miệng ăn, cả bọn lại hoà thuận khoẻ mạh như xưa.
(H) .Trong chuyện này người ta tưởng tượng những gì?
Các bộ phận của cơ thể, nhân vật được gọi bằng cô, cậu, bác, lão có nhà riêng, biết chống lại cái miệng. Khi hiểu ra thì lại hoà thuận như cũ.
GV: Nhằm mục đích ... 
(H). Tưởng tượng trong tự sự có được tuỳ tiện không? Hay nhằm mục đích gì?
(H). Trong truyện này tác giả phủ nhận cái lôgíc tự nhiên ấy thì kết quả như thế nào?
Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một chủ đề, tức là để khẳng định một lôgíc tự nhiên không thể thay đổi được.
Hoạt động2: HS đọc truyện "Lục súc tranh công".
HS tóm tắt lại truyện. GV bổ sung.
(H). Trong truyện người ta tưởng tượng những gì? 
(H). Sự tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
(H). Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
Hoạt động3: 
(H). Từ hai bài tập trên ta có thể khẳng định truyện tưởng tượng là truyện như thế nào?
HS đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh nội dung chính trong ghi nhớ.
Hoạt động4: HS làm bài luyện tập
HS đọc truyện "giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu"
HS khác tóm tắt.
(H). Trong truyện người ta tưởng tượng những gì?
Một giấc mơ được gặp Lang Liêu. Lang Liêu đi thăm dân tình nấu bánh chưng. Hỏi chuyện với Lang Liêu,... 
(H). Ý nghĩa của việc tưởng tượng ấy?
Giúp ta hiểu thêm truyền thuyết về Lang Liêu.
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
1. Truyện "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" 
Các bộ phận cơ thể được tưởng tượng thành nhân vật riêng.
=> Tưởng tượng để làm nổi bật một sự thật thông thường: Con người trong XH phải nương tựa vào nhau. Tách rời nhau thì không tồn tại.
=> Tưởng tượng không được tuỳ tiện mà phải dựa vào logíc tự nhiên.
2. Truyện "Lục súc tranh công"
+/ Tưởng tượng: 
Sáu con gia súc nói được tiếng người ... kể công, kể khổ.
Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi con vật.
*/ Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập: 
1. Truyên "Giấc mơ trò chuyên với Lang Liêu":
 4. Củng cố: HS nhắc lại chuyện tưởng tượng là truyện như thế nào?
GV lưu ý cách kể ...
5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, đọc lại các truyện đã tìm hiểu. Chuẩn bị bài "Ôn tập truyệ dân gian" thật kỹ cần chú ý so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các loại truyện: Truyền thuyết- cổ tích; Ngụ ngôn- Truỵện cười.
 Tuần 14 Ngày soạn: 4/12/05
 Tiết 54&55 Ngày giảng: 6/12/05
Bài 13: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm những thể loại truyện DG đã học.
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
B. Chuẩn bị: GV: Hệ thống hoá kiến thức.
 HS: Soạn bài, ôn lại nội dung đã học.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: GV kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Vào lớp 6 chúng ta đã học 4 loại truyện: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại kiến thức đã học trong những nội dung này.
(GV ghi tên bài lên bảng).
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1: GV cho HS nhớ lại các khái niệm: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
HS nhắc lại khái niệm. GV cho HS ghi vào vở.
Câu 2 HS về nhà nhà thực hiện.
HS tự lập bảng thống kê.
HS thảo luận: Từ các định nghĩa và các tác phẩm đã học hãy nêu minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của từng loại truyện dân gian.
Sau khi học sinh thảo luận GV kết luận lại bằng bảng phụ (nội dung- SGK-190)
1 HS nhắc lại 
GV củng cố tiết 1 
HS nhắc lại nội dung vừa học.
Tiết2: 
GV hướng dẫn cho HS ôn lại các loại truyện đã học
HS thảo luận: GV cho HS thảo luận trao đổi ý kiến thảo luận so sánh từng cặp. Sau đó rút ra cái giống và cái khác .
Đại diện HS trả lời. GV nhận xét bổ sung, sửa chữa.
Hoạt động2: GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
Bài tập: 1,2,3- SBT
Câu1: - Truyền thuyết
- Cổ tích
- ngụ ngôn
- truyện cười
Câu 2:
Câu 3: Bảng thống kê. 
TT
Tên truyện
Thể loại
Nước
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Con Rồng-Cháu Tiên
Bánh chưng-bánh giày
Thánh Gióng
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
Sọ Dừa
Thạch Sanh
Em bé thông minh
Cây bút thần
Ông lão đánh cá ...
Éch ngồi đáy giếng
Thầy bói xem voi
Đeo nhạc cho mèo
Chân, Tay, Tai, Mắt, ...
Treo biển
Lợn cưới, áo mới
T.Thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Tr.cười
VN
TQ
Nga
VN
Câu 4:
Câu 5: So sánh truyền thuyết và cổ tích; Ngụ ngon và truyện cười:
a. So sánh Truyền thuyết và Cổ tích:
+/ Giống: - Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo 
- Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau; sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường, ...
+/ Khác: - Truyền thuyết kể về sự kiện và nhân vật lịch sử và thể hiện cách đánh giá của người kể đối với những nhân vật và sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ
của nhân dân về đấu tranh giữa cái thiện đối với cái ác.
- Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là câu chuyện có thật. Còn cổ tích được cả người kể và người nghe đều tin là câu chuyện không có thật.
b. So sánh ngụ ngôn và truyện cười: 
- Giống: Đều có sự gây cười.
- Khác: Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán châm biếm những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Còn ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
4. Củng cố: GV cho HS nhắc lại toàn bộ nội dung kiến thức vừa học trong bài.
Lưu ý: tất cả đều là sáng tác truyền miệng của DG
5. Hướng dẫn về nhà: 
Học kỹ nội dung ôn tập, Làm bài tập 1,2,3 – SBT
Kể diễn cảm các câu chuyện đã học. Tập diễn kịch: Sơn Tinh- Thuỷ Tinh.
Tuần 14 Ngày soạn: 4/12/05
Tiết 56 Ngày giảng: 9/12/05
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT.
A. Mục tiêu cần đạt: HS tự biết đánh giá bài làm tiềng Việt của mình theo các yêu cầu trong đề. Tự biết sửa lỗi trong bài kiểm tra tiếng Việt của mình và rút ra kinh nghiệm.
B. Chuẩn bị: GV: chấm bài, nhận xét cụ thể.
 HS: Xem lại đề bài, nội dung đã kiểm tra.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: GV kiểm tra sỹ số.
 2. Trả bài kiểm tra:
a. GV nhận xét bài làm của HS:
- Ưu điểm: Đa số các em nắm được bài, có nhiều bài làm đạt điểm tốt. trình bày đẹp, cẩn thận, xác định đúng yêu cầu của đề.
- Tồn tại: Một số em chưa đọc kỹ đề trước khi làm bài. Làm vội vàng, dẫn đến sai, sửa chữa nhoè cả bài làm.
Một số em chưa nắm chắc bài học dẫn đến bài làm không xác định được, bỏ giấy trắng. Xác định sai.
Phần đặt câu có danh từ làm vị ngữ nhiều em còn sai. Chưa biết sử dụng từ là trước vị ngữ.
b. GV giao bài cho HS. HS xem lại bài làm của mình và theo hướng dẫn của GV để sửa lỗi trong bài.
c. GV ghi điểm vào sổ.
 3. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài "chỉ từ". Lưu ý sự liên quan của chỉ từ với cụm danh từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t14.doc