Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 13

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 13

Bài 12: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

A. Mục tiêu cần đạt: - HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa.

- Biết viết bài có bố cục, có văn phạm.

B. Chuẩn bị: GV ra đề, lên đáp án, biểu điểm.

HS: Ôn lí thuyết, đọc tham khảo bài văn mẫu.

C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra:

a. GV đọc và chép đề lên bảng:

*/ Đề: Hãy kể về những đổi mới ở quê em. (có điện, có đường, có trường mới).

b. HS nghiêm túc, tự giác làm bài trong hai tiết. GV giám sát.

c. Cuối tiết: GV thu bài, nhận xét giờ giờ kiểm tra.

*/ Gợi ý đáp án – biểu điểm:

+/ Đáp án: - Bài văn kể về những đổi mới ở quê em. (có thể được viết dưới nhiều hình thức: Giới thuệu quê em với bạn nhỏ gần xa, viết thư cho bạn cũ. .)

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần13 Ngày soạn: 26/11/2005
 Tiết49&50 Ngày giảng: 29/11/2005
Bài 12: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.
A. Mục tiêu cần đạt: - HS biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa. 
- Biết viết bài có bố cục, có văn phạm.
B. Chuẩn bị: GV ra đề, lên đáp án, biểu điểm.
HS: Ôn lí thuyết, đọc tham khảo bài văn mẫu.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra:
a. GV đọc và chép đề lên bảng: 
*/ Đề: Hãy kể về những đổi mới ở quê em. (có điện, có đường, có trường mới).
b. HS nghiêm túc, tự giác làm bài trong hai tiết. GV giám sát.
c. Cuối tiết: GV thu bài, nhận xét giờ giờ kiểm tra.
*/ Gợi ý đáp án – biểu điểm: 
+/ Đáp án: - Bài văn kể về những đổi mới ở quê em. (có thể được viết dưới nhiều hình thức: Giới thuệu quê em với bạn nhỏ gần xa, viết thư cho bạn cũ. ...) 
- Bài viết trình bày đầy đủ ba phần: các phần, câu, đoạn phải lôgic chặt chẽ tạo nét nổi bật (đổi mới) của vùng quê em (điện, đường, trường, kinh tế, xã hội ...) 
- Nội dung: Giới thiệu sự đổi mới của cảnh, đổi mới cuộc sống của con người, tư tưởng, tình cảm: Yêu quê, tự hào về quê hương, biết ơn Đảng ... 
- Nhắn nhủ hoặc tự hứa với mình: Cố gắng phát huy, tạo dựng để quê hương ngày càng giàu đẹp.
+/ Biểu điểm: 
- Điểm9-10: Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, lôgíc làm nổi bật sự đổi mới ở quê em. Bài làm có đầy đủ 3 phần có mở rộng và thể hiện tình cảm. Lời văn mượt mà, hay. Mắc lôi các loại (từ 1-2 lỗi) 
- Điểm 7-8: Bài viết đạt yêu cầu, có sáng tạo, đạt tiêu chuẩn về nội dung, nghệ thuật nhưng còn vài ý chưa thật sự sâu sắc. Lỗi các loại (từ 3-5).
- Điểm 5-6: Bài viết đạt yêu cầu, chưa sâu sắc, chưa thật sự nổi bật về nội dung và nghệ thuật, diễn dạt ý còn lủng củng. Lỗi các loại (từ 5-7)
- Điểm 3-4: Bài viết đúng thể loại, chưa làm nổi bật nội dung và nghệ thuật, diễn đạt sơ sài, lủng củng. Lỗi các loại (từ 7-10).
- Điểm 0-1-2: Bài làm lạc đề, chỉ viết được một doạn văn ngắn hoặc bỏ giấy trắng.
 Tuần 13 Ngày soạn: 26/11/2005
 Tiết 51 Ngày giảng: 28/11/2005
Bài 12: Văn bản: TREO BIỂN – LỢN CƯỚI ÁO MỚI.
 ( Truyện cười ).
 Tiết 51: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được thế nào là truyện cười.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong hai truyện " Treo biển" và " Lợn cưới, áo mới".
 - Kể lại được các truyện cười này.
B. Chuẩn bị : GV: Bảng phụ và dự kiến tích hợp.
 HS: Đọc, tìm hiểu truyện. Đọc và tìm hiểu thêm một số truyện cười Việt Nam.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (H). Thế nào là truyện ngụ ngôn? Nêu bài học rút ra từ văn bản " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng".
 GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.
 Người Việt Nam ta rất biết cười, dù trong tình huống , hoàn cảnh nào. Vì vậy, truyện cười DG rất phong phú. Rừng cười có đủ các cung bậc khác nhau: Có tiếng cười vui, hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay châm biếm để phê phán thói hư, tật xấu và đả kích kẻ thù.
 Hôm nay ta sẽ tìm hiểu hai truyện để các em biết về sự sâu sắc độc đáo của truyện cười Việt Nam.
( GV ghi tên bài lên bảng ).
Họat động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng.
 Hoạt động 1: HS đọc chú thích SGK
GV nhấn mạnh ND cho HS nhớ bằng bảng phụ.
 - Kể về hiện tượng đáng cười
*/ Truyên cười: - Mua vui hoặc phê phán
 Hoạt động2: GV h/dẫn HS tìm hiểu văn bản " treo biển".
GV hướng dẫn HS đọc văn bản. HS đọc.
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chu thích.
(H). Truyện có bố cục như thế nào? GV dùng bảng phụ1
Bố cục: 3 phần
- Mở đầu: Treo biển.
- Khách hàng góp ý.
- Hạ biển.
GV giải thích: Biển là bảng hiệu.
(H). Em có nhận xét gì về nội dung của tấm biển quảng cáo?
GV treo bảng phụ 2: Nội dung tấm biển
 Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI.
Địa điểm hoạt động loại hàng chất lượng 
(H). Có mấy người góp ý về tấm biển treo ở cửa hàng?
(H). Em có nhận xét gì về từng ý kiến của họ?
(H). Chi tiết nào trong truyện làm ta cười?
Nhà hàng làm theo sự góp ý như một cái máy " bỏ ngay" => chủ hàng chẳng hiểu gì về việc treo biển quảng cáo.
(H). Cái cười bộc lộ rõ nhất ở chỗ nào?
GV: Tấm biển treo là để quảng cáo nhưng cuối cùng lại là công cốc. Treo biển lên, hạ xuống tốn công sức và thời gian.
(H). Hãy nêu một số ý nghĩa của truyện?
(H). Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
 Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết
Tình huống gay cấn làm bộc lộ cái cười như thế nào?
2 HS đọc ghi nhớ - SGK.
 Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS làm bài tập: (lí lẽ đưa ra phải phù hợp) 
HS có thể làm lại biển bằng cách vẽ hình con cá và ghi vài chữ phù hợp trong tấm biển
(H). Qua bài học em rút ra được điều gì về cách dùng từ?
Dùng từ phải có nghĩa, phải có lượng thông tin cần thiết, không dùng từ thừa, thiếu, biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng được ND, mục đích quảng cáo.
HS về nhà làm bài tập 1,2 - SBT
 Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm. HS đọc GV nhận xét.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật.
(H). Văn bản lợn cưới , áo mới có bao nhiêu nhân vật? Mỗi nhân vật có nét gì giống và khác nhau?
(H). Tính hay khoe của anh áo mới được thể hiện như thế nào?
(H). Người chủ lợn cưới đã khoe như thế nào? Ở câu nói của anh ta có cái gì đáng cười?
(H). Nêu ý nghĩa của truyện?
 Hoạt động 3: GV cho HS nhắc lại ý chính trong định nghĩa truyện cười?
(H). Ý nghĩa của hai truyện cười vừa học?
*/ Truyện cười: SGK
*/ Văn bản: TREO BIỂN
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
1. Tình huống mở đầu:
Chủ hàng cá treo biển: Đúng, đủ, gây ấn tượng cho khách.
2. Tình huống gay cấn:
Bốn người lần lượt góp ý bỏ lần lượt 4 ND trong tấm biển. Họ đứng trực tiếp tại cửa hàng không nghĩ đến chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, chỉ quan tâm đến một số thành phần
3. Cái cười bộc lộ:
- Sự không suy xét ngẫm nghĩ của chủ
- Hạ biển ( ta cười người nghe mất cả chủ kiến) 
4. Ý nghĩa của truyện:
-Tiếng cười vui có phê phán nhẹ nhàng những người không có chủ kiến khi làm việc.
- Tiếp thu ý kiến người khác phải có chọn lọc.
5. Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK
6. Luyện tập: 
*/ Văn bản: LỢN CƯỚI – ÁO MỚI.
I.Đọc văn bản:
II, Tìm hiểu văn bản:
Anh có áo
Anh có lợn
- Mặc áo đứng hóng từ sáng đến chiều.
=> chờ được khen.
=> Trái với tự nhiên.
"Từ lúc mặc áo mới" thừa.
=> Khoe áo mới, cường điệu quá mức bình thường
Hỏi to: " ...lợn cưới" => thừa
Trái lẽ thường
=> Khoe sắp cưới vợ.
=> Kết thúc bất ngờ, cả hai đều khoe của quá mức bình thường
+/ Ý nghĩa: Phê phán tính khoe của.
 4. Củng cố: Hoạt động 3
 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, kể được hai truyện vừa học.
 Hôm sau sẽ làm bài viết 2 tiết bài tập làm văn số 3 về nhà chú ý tìm đọc một số bài văn mẫu kể chuyện đời thường tham khảo.
 Tiết dạy tốt. Tuần 13 Ngày soạn: 28/11/2005
 Tiết 52 Ngày giảng: 30/11/2005
Bài 12: SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
- Nắm được nội dung ý nghĩa cuả số từ và lượng từ.
- Biết dùng số từ và lượng từ khi nói và viết.
B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, dự kiến tích hợp.
 HS: Ôn kĩ "cụm danh từ", soạn bài.
C. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ: (H). Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ?
(H). So với cụm danh từ, danh từ có nét giống và khác chỗ nào?
 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Chúng ta vưa học xong bài danh từ, cụm danh từ: Cô có ví dụ1: Tất cả học sinh lớp 6 A. Trước dang từ học sinh có từ tất cả.
 Ví dụ 2: Ba con trâu ấy.
Trước danh từ con trâu có từ ba. Vậy từ tất cả, ba trong các cụm danh từ trên được gọi là từ loại gì? Cuối bài học hôm nay các em hãy trả lời cho cô.
(GV ghi tên bài lên bảng)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động1: HS đọc ví dụ a,b SGK
(H).Những từ in đậm trong ví dụ a bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? (GV treo bảng phụ1)
(H). Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào?
(H). Các từ in đậm này bổ sung cho danh từ về mặt gì? (số lượng chính xác)
(H). Trong cụm này từ chỉ số lượng chính xác bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng vị trí nào? (Trước danh từ)
(H). Tóm lại ta có nhận xét gì về từ in đậm trong ví dụ a này?
HS đọc ví dụ b.
(H). Từ in đậm trong ví dụ này bổ sung ý nghĩa cho từ nào? (GV treo bảng phụ 2)
(H). Từ sáu này chỉ số lượng chính xá của sự vật hay chỉ số thứ tự củ sự vật? (số thứ tự)
(H). Nó đứng vị trí nào trong cụm từ?
(sau danh từ)
GV kết luận: ...
Những từ in đậm trong hai ví dụ này người ta gọi là số từ.
(H). Vậy số từ là gì? (HS nhìn bảng trả lời)
HS khác nhận xét. 1 HS nhắc lại.
GV: Ta vừa xét hai ví dụ. Các từ in đậm đều là số từ.
GV: Trong ví dụ a có từ đôi. Đôi tức là 2 nhưng nó không phải là số từ, vì sao?
( Vì nó chỉ đơn vị không đi cùng một đơn vị nữa)
GV: Đôi là một danh từ chỉ đơn vị, chỉ nói một đôi trâu chứ không nói một đôi con trâu.
(H). Số từ khác danh từ chỉ đơn vị ở chỗ nào?
GV: Danh từ đơn vị vừa chỉ đơn vị vừa chỉ số lượngnên không thể kết hợp với một danh từ đơn vị nữa.
HS cho ví dụ
GV cho HS làm bài tập. (Bảng phụ).
*/ Xác định số từ trong các ví dụ:
Sáu em HS ấy.
Mười cái trứng
Tá bút chì màu
Chục trứng
Vua Hùng thứ mười tám 
GV củng cố phần 1: Số từ là từ chỉ số lượng chính xác và số thứ tự của sự vật. Số từ thường đứng trước danh từ. Khi chỉ số thứ tự số từ thường đứng sau danh từ.
Số từ khác danh từ chỉ đơn vị: Danh từ đơn vị vừa chỉ đơn vị vừa gắn với số lượng còn số từ chỉ gắn với số lượng.
Hoạt động 2: Hướng dân HS tìm hiểu lượng từ.
HS đọc ví dụ SGK, GV nhắc nhở HS chú ý vào SGK.
(H).Các từ in đậm này giống số từ ở điểm nào?
(Chỉ lượng, đứng trước danh từ).
(H). Nó khác số từ ở điểm nào? (Chỉ lượng không chính xác, chỉ lượng ít hay nhiều cuỉa vật)
GV: Tóm lại ta thấy các từ... 
(H). Các từ in đậm là lượng từ, vậy lượng từ là gì?
(H). Xếp các từ in đậm vào cụm danh từ thì trong ví dụ có danh từ nào? (các hoang tử, những kẻ thua trận, cả mấy vạn tướng lĩnh).
Hãy xếp cụm danh từ này vào mô hình cụm danh từ?
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Cả
Các
Những
mấy
kẻ
vạn
hoàng tử
thua trận
tướng lĩnh, quân sĩ
GV: Cho HS xếp vào mô hình thêm ba cụm nữa : 
- Mọi người
- Tất cả chúng tôi
- Tất thảy mọi người
GV: Dựa vào mô hình chú ý phần phụ trước ta thấy lượng từ chia làm mấy nhóm?
(H). Các từ cả, tất cả, tất thảy chỉ ý nghĩa gì? (Toàn thể, toàn bộ)
(H). Nhóm2 các, những, mấy, mọi chỉ ý nghĩa gì? (Phân phối hay tập hợp) 
(H). Vậy lượng từ có mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
 Hoạt động3:
GV củng cố lí thuyết, HS đọc ghi nhớ. GV nhấn mạnh nội dung ghi nhớ.
 Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS làm bài tập
GV đọc cho HS ghi chính tả, GV kiểm tra nhận xét.
I. Số từ: 
1. Xét ví dụ: SGK
- Đứng trước danh từ chỉ số lượng chính xác của sự vật
- Đứng sau danh từ chỉ số thứ tự của sự vật
2. Số từ khác danh từ chỉ đơn vị.
- Số từ + danh từ đơn vị
- Danh từ đơn vị không + với danh từ đơn vị.
II. Lượng từ:
1. Xét ví dụ: SGK
Đứng trước danh từ chỉ lượng ít hay nhiều của vật.
2. Lượng từ có hai nhóm:
+/ Toàn thể: Tất cả, cả, tất thảy, ...
+/ Tập hợp hay phân phối: mọi, mỗi từng các, ...
*/ Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập: 
1. Một canh, hai canh, ba canh.
Năm cánh => Số từ chỉ số lượng
Canh bốn, canh năm => Chỉ số thứ tự.
2. Trăm, ngàn, muôn => lượng từ chỉ số lượng nhiều, rất nhiều.
4. Chính tả (nghe viết): SGK
 4. Củng cố: GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học trong bài về số từ và lượng từ. So sánh nét khác biệt của số từ, từ chỉ lượng với danh từ đơn vị.
 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, nắm chắc các kiến thức về số từ và lượng từ. Làm bài tập3 SGK. 
Làm bài tập thêm: Viết đoạn văn khoảng 3- 4 câu có sử dụng số từ và lượng từ (chủ đề tự chọn).
Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV t13.doc