Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 a) Kiến thức: Giúp HS:

 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.

 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu truyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về công bằng của nhân dân lao động.

 b) Kỹ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

 - Kể lại một câu truyện cổ tích.

 - Khích lệ, khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết, rèn luyện óc quan sát tinh tế, trí thông minh, lòng ham muốn phát huy tài năng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

 c) Thái độ:

 - Khích lệ, khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết, giáo dục óc quan sát tinh tế, trí thông minh, lòng

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 a) Giáo viên: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Học sinh: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, soạn bài mới theo SGK.

 

doc 23 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 7 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
NGỮ VĂN BÀI 7
Kết quả cần đạt
* Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện. Kể lại được câu chuyện.
* Có ý thức tránh mắc lỗi và biết chữa lỗi về nghĩa của từ.
* Kiểm tra đánh giá chính xác sự nắm bắt kiến thức của HS đối với phần văn.
Ngày soạn: 24/9/2012	 Ngày dạy:25,26/9/2012 Dạy lớp: 6A
	TIẾT 25 VĂN BẢN
EM BÉ THÔNG MINH
- Truyện cổ tích-
1.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	a) Kiến thức:Giúp HS:
	- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
	- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu truyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
	- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về công bằng của nhân dân lao động.
	b) Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
	- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
	- Kể lại một câu truyện cổ tích.
	- Khích lệ, khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết, rèn luyện óc quan sát tinh tế, trí thông minh, lòng ham muốn phát huy tài năng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
	c) Thái độ:
	- Khích lệ, khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết, giáo dục óc quan sát tinh tế, trí thông minh, lòng ham muốn phát huy tài năng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a) Giáo viên: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Học sinh: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, soạn bài mới theo SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 a) Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Câu hỏi: 
 Nêu nội dung nghệ thuật cơ bản của truyện Thạch Sanh? Cho biết Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật quen thuộc nào trong truyện cổ tích?
	Đáp án: - Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưỏng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta. (5đ)
	- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần,vv) (3,5đ)
	- Thạch Sanh vừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh (mồ côi), vừa thuộc kiểu nhân vật dũng sĩ. (1,5đ)
* Đặt vấn đề: (1’): 
Học truyện Thạch Sanh, các em thấy chàng Thạch Sanh dũng cảm, nhân hậu được sự hỗ trợ của những phép lạ và những vũ khí thần kì đã diệt trừ cái ác, bảo vệ đất nước và giành lấy hạnh phúc. Đó là ước mơ, nguyện vọng về lẽ công bằng của người xưa thể hiện qua truyện cổ tích. Vì vậy, mỗi truyện cổ tích luôn là một giấc mơ đẹp. Nhưng người xưa cũng sớm hiểu rằng không thể trông chờ vào vận may, phép lạ, vào thần, bụt để có hạnh phúc. Muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, muốn đất nước quê hương muôn thuở thái bình, cần phát huy sức mạnh của mình trong đó có nguồn trí tuệ thông minh vô cùng quý giá tiềm tàng trong mỗi con người. Truyện em bé thông minh mà chúng ta học hôm nay sẽ nói lên điều đó.
b) Dạy nội dung bài mới:
? Nêu cách đọc?
GV nhấn mạnh: 
Truyện cổ tích này có rất nhiều tình tiết hấp dẫn nói về tài năng, mưu trí của con người. Vì vậy, khi đọc ta cần đọc to, rõ ràng, giọng vui vẻ, hóm hỉnh lưu ý những đoạn đối thoại, những câu hỏi và câu trả lời của em bé với quan, với vua.
GV: Đọc mẫu từ đầu đến “tâu vua”.
Gọi HS nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn.
GV kể mẫu.
GV nhận xét bổ xung.
? Qua phần vừa đọc em hãy nêu xuất sứ truyện?
Cho HS giải nghĩa một số từ khó SGK
GV nhấn mạnh:
Các em lưu ý việc đọc chú thích ở mỗi văn bản sẽ có tác dụng rất tốt cho việc mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa của từ, tránh mắc phải các lỗi như lỗi lặp từ, lỗi lẫn lộn từ gần âm, mỗi khi chúng ta tạo lập văn bản.
? Tìm bố cục của văn bản, chỉ rõ giới hạn, nhiệm vụ của từng phần?
GV khái quát: 
Ba phần bố cục của văn bản này cũng chính là ba phần MB- TB- KB trong văn tự sự. Vậy, câu chuyện về Em bé thông minh như thế nào, ta cùng sang phần phân tích.
? Các em chú ý cho cô phần mở đầu và cho biết: phần này giới thiệu sự việc gì?
? Tìm những chi tiết nói về việc vua tìm người tài?
? Sự việc trên cho thấy đức vua và viên quan trong truyện là người như thế nào?
? Em nhận xét gì về cách tìm người tài của đức vua?
? Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong các truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
? Hãy tìm ví dụ về việc dùng câu đố để tìm người tài của một vị vua trong một truyện dân gian mà chúng ta đã học ở lớp 6?
 GV giảng: 
Điều này cho thấy, các đấng minh quân ở mọi triều đại đều rất trọng dụng người tài. Vì người tài là nguyên khí của quốc gia ,là người phò giúp vua trị vì đất nước thái bình thịnh trị. Vậy, viên quan có hoàn thành nhiệm vụ vua giao không? Và người tài giỏi ông tìm ra là ai, ta tiếp tục tìm hiểu. Các em chú ý cho cô phần diễn biến câu chuyện.
? Nêu nội dung chính của phần này?
? Theo dõi phần diễn biến câu chuyện, em thấy sự thông minh, tài trí của em bé đã được thử thách qua mấy lần, đó là những lần nào?
GV chuyển ý: 
Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu những thử thách mà em bé trải qua.
? Tìm những chi tiết nói về câu đố của viên quan và lời giải của em bé?
? Hoàn cảnh thử thách lần thứ nhất của em bé có gì đặc biệt?
? Theo em, mức độ oái oăm của câu đố này như thế nào?
?Với câu đáp lời viên quan, em bé đã giải đố bằng cách nào?Hãy chỉ ra sự thông minh của em bé qua cách giải đố này?
? Theo em, cái tài của tác giả dân gian khi kể sự thông minh của em bé trong lần giải đố thứ nhất này thể hiện tinh tế như thế nào?
GV phân tích:
 Sự thông minh của cậu bé biểu hiện thật tuyệt vời trong câu hỏi vặn lại viên quan. Cậu đã đẩy thế bí của mình sang phía đối phương kết quả ông quan không trả lời được. Ông ta sửng sốt, ngạc nhiên vì vui mừng đã phát hiện ra nhân tài. Sau lần giải được câu đố của viên quan em bé còn trải qua 3 lần giải đố nữa và mỗi lần em đã làm cho người ra câu đố phải thán phục như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong tiết học
I.Tìm hiểu chung (12’)
1. Đọc và kể:
- HS nêu
- HS 1 đọc tiếp đến “ăn mừng với nhau rồi”. Gọi HS 2 đọc tiếp đến “ban thưởng rất hậu”. Gọi HS 3 đọc phần còn lại.
- HS kể
- Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hàng ngày.
2. Tìm hiểu và giải nghĩa từ khó
- HS dựa vào chú thích để giải nghĩa.
4. Bố cục:
- Văn bản chia ba phần. 
Phần 1 từ đầu đến “lỗi lạc” - mở đầu câu chuyện; 
Phần 2 tiếp đến “láng giềng” - diễn biến câu chuyện; 
Phần 3 còn lại - kết thúc câu chuyện.
II. Phân tích:
1.Mở đầu câu chuyện: (13’)	
- Vua muốn tìm người tài giỏi giúp nước (13’)	
- Có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
- Đức vua là một đấng minh quân, biết chăm lo việc nước. Vua hiểu rằng đất nước muốn phát triển non sông nghìn thuở vững vàng cần phải có những người thật tài giỏi thông minh ra giúp vua, giúp nước. Viên quan trong truyện là một bề tôi trung thành, tận tuỵ, mẫn cán và có trách nhiệm với đất nước.
- Vua tìm người tài bằng cách ra câu đố để thử trí thông minh.
- Đây là hình thức rất phổ biến trong truyện cổ dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng.Ví dụ, câu đố trong các truyện về những người tài hay về các Trạng. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật trong truyện dân gian có ba tác dụng sau: tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất; tạo tình huống cho cốt truyện phát triển; gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.
- Vua Hùng thứ sáu trong truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” đã ra câu đố để chọn người nối ngôi.
2. Diễn biến câu chuyện:
 Em bé thông minh xuất hiện giải các câu đố
- Qua 4 lần: lần 1 đáp lại câu đố của viên quan; lần 2,3 đáp lại câu đố của vua; lần 4 đáp lại câu đố của sứ thần nước láng giềng.
a. Em bé giải câu đố của viên quan (14’)
 - Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
-Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
- Hoàn cảnh thử thách lần thứ nhất rất đột ngột và hoàn toàn bất ngờ với cha con em bé vì họ đang say sưa mỗi người một việc: cha đánh trâu cày, con đập đất
- Mức độ oái oăm của câu đố thể hiện ở chỗ nó là điều không ai nghĩ tới. Người nông dân cày ruộng chẳng ai lại bỏ công sức đi đếm xem con trâu của mình một ngày cày được mấy đường. Cho nên, người cha trong câu chuyện dù đã rất quen với công việc đánh trâu cày cũng đành đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào. Sự oái oăm còn thể hiện ở chỗ câu đố giống như một bài toán không có những điều kiện cần và đủ để đi tới đáp số. Con trâu có thể đi nhanh chậm khác nhau, đường cày có thể dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Và một ngày tính là bao nhiêu? Vậy thì làm sao mà xác định nổi số lượng đường cày để trả lời ngay cho ông quan kia được. Vì thế có thể nói, đây là một câu đố rất khó và oái oăm, thật không biết trả lời ra sao cho đúng.
- Em bé không trả lời thẳng vào câu hỏi của viên quan (vì đây là điều không thể) mà ngay lập tức phản công bằng cách ra một câu đố khác cũng theo lối hỏi của quan. Câu đố của em bé lại có hai vế mang mối quan hệ điều kiện- kết quả buộc viên quan phải giải đố trước thì em bé mới giải câu đố của quan (đây cũng là điều không thể). Và thế là em đã chủ động dồn đối thủ cao tuổi, có địa vị cao vào thế bị động vì hỏi bao giờ cũng dễ hơn trả lời.
- Tác giả dân gian đặt em bé vào một hoàn cảnh bất ngờ, so sánh phản ứng của em với người cha trước câu đố, để cho em đàng hoàng đối trí với vị quan, có điạ vị, có trí tuệ (phải có trí tuệ uyên thâm mới gánh trọng trách đi tìm người tài của đất nước). Và câu đố của em xem ra còn khó và chặt chẽ hơn câu đố của viên quan rất nhiều. Câu đố của quan chỉ hóc búa, khó giải nhưng không ràng buộc được người bị đố. Còn câu đố của em bé có hai vế mang quan hệ điều kiện- kết quả, dồn quan vào thế thua hoàn toàn.
	c. Củng cố - Luyện tập:
	? Kể lại truyện?
 - HS kể.
 - GV nhận xét bổ xung.
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’) 
	- Về nhà, các em xem lại phần bài đã học 
	- Đọc tìm hiểu kĩ phần còn lại để tiết sau chúng ta học tiếp.
 ..
Ngày soạn: 24/9/2010	 Ngày dạy:25/9/2010 Dạy lớp: 6A
	TIẾT 26 VĂN BẢN
EM BÉ THÔNG MINH
- Truyện cổ tích-
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	a) Kiến thức: Giúp HS:
	- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
	- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu truyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt q ...  lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn từ gần âm. (3đ)
	- Lỗi lặp từ do người nói, người viết vốn từ nghèo nàn.(2đ)
	- Lỗi lẫn lộn từ gần âm do người nói, người viết không nhớ chính xác hình thức ngữ âm của từ mình đang dùng nên đã nhầm với từ có hình thức ngữ âm gần giống với nó. (2đ)
	- Ví dụ: Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép. (dùng sai từ nhấp nháy, đây là lỗi lẫn lộn từ gần âm, phải dùng từ mấp máy mới đúng) (3đ)
 * Đặt vấn đề: (1’) Tiết tiếng Việt trước, chúng ta đã đi tìm hiểu về hai loại lỗi thường gặp trong nói và viết đó là lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn từ gần âm, tiết học hôm nay, ta tiếp tục tìm hiểu một loại lỗi phổ biến nữa đó là lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
 b) Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV: Treo bảng phụ chép ví dụ SGK, gọi HS đọc
? Em hiểu nội dung của 3 câu này như thế nào?
? Nội dung của các câu như vậy thì theo em các từ trong mỗi câu đã được dùng đúng chưa? Nếu chưa hãy chỉ ra từ dùng sai?
 ? Hãy giải thích nghĩa của 3 từ trên để chứng minh rằng dùng chúng trong 3 câu trên là sai?
? Trên cơ sở hiểu nội dung của mỗi câu, em hãy tìm những từ khác thay cho các từ dùng sai?
? Hãy giải nghĩa những từ vừa thay để chứng tỏ rằng những từ này đã được dùng đúng trong 3 câu trên?
GV: Cô mời 1 bạn đọc to cả 3 ví dụ đã được thay bằng các từ dùng đúng.
? Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc lỗi ở 3 ví dụ trên là gì?
? Tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa? 
GV giảng: 
Các em cần nắm vững hai hướng khắc phục trên để thận trọng hơn trong việc sử dụng từ đồng thời để rèn luyện ý thức mở rộng vốn từ cho bản thân. Ngoài ra các em cũng nên đọc sách báo thật nhiều vừa để học tập cách viết, vừa để hiểu được ý nghĩa của từ biết cách sử dụng từ trong những văn cảnh phù hợp.
GV: Treo bảng phụ chép bài tập, gọi 1 HS đọc.
GV: Bài tập 1 có yêu cầu gì?
? Hãy gạch dưới các kết hợp từ đúng trong bài 1?
GV phân tích: 
Ở các cặp kết hợp từ đều có từ trong ngoặc đơn giống nhau. Vì vậy cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ còn lại (các từ nằm ngoài ngoặc đơn); từ đó mới có thể có nhận xét kết hợp từ nào là đúng. Muốn tìm hiểu nghĩa của từ nói trên, các em cần tra từ điển. 
GV: Treo bảng phụ chép bài tập 2.
GV: Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu nghĩa của từ in nghiêng trong 1 ví dụ.
? Trên cơ sở đã hiểu nghĩa của từ, hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống?
GV: Đọc cho HS chép chính tả từ “Một hôm, viên quan đi qua” đến “một ngày được mấy đường”
I. Dùng từ không đúng nghĩa (18’)
 1. Ví dụ
a. Mặc dù còn một số yếu điểm , nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
c. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
Nội dung của 3 câu như sau:
a. Mặc dù còn một số thiếu sót, khuyết điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.
b. Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn tín nhiệm chọn làm lớp trưởng.
c. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt nhìn thấy cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân
* Phát hiện lỗi
- Trong cả 3 câu đều có từ dùng sai nghĩa: câu a dùng sai từ yếu điểm; câu b dùng sai từ đề bạt; câu d, dùng sai từ chứng thực. 
- Yếu điểm: điểm quan trọng.
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử), - Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật. Với các nét nghĩa trên, 3 từ này dùng trong văn cảnh của 3 câu trên là sai.
2. Chữa lỗi
Ví dụ a: thay yếu điểm bằng nhược điểm hoặc điểm yếu.
ví dụ b: thay đề bạt bằng bầu.
 ví dụ c: thay chứng thực bằng chứng kiến.
- Nhược điểm: điểm còn yếu, kém; 
- Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hay biểu quyết để giao cho làm đại biểu hay giữ một chức vụ nào đó; 
- Chứng kiến: trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra.Với các nét nghĩa này 3 từ trên được dùng đúng trong văn cảnh của mỗi câu.
3. Nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục
 * Nguyên nhân:
- Không biết nghĩa của từ;
- Hiểu sai nghĩa;
- Hiểu nghĩa không đầy đủ.
- Tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa: Làm cho lời văn diễn đạt không chuẩn xác, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, người viết, gây khó hiểu. 
II. Luyện tập: (19’)
 1. Bài 1: (T. 75)
Gạch 1 gạch dưới các kết hợp từ đúng.
- Bản: tờ giấy, tập giấy có chữ hay hình vẽ mang một nội dung nhất định. 
- Bảng: vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ dùng để dán những gì cần nêu mọi người xem.
- Xán lạn: rực rỡ, huy hoàng.
- Bôn ba: đi hết nơi này đến nơi khác, chịu nhiều vất vả gian lao để lo cho công việc.
- Thuỷ mặc: (lối vẽ) chỉ dùng mực tàu.
- Tuỳ tiện: tiện đâu làm đó, không theo một nguyên tắc nào cả.
- Tự tiện: làm theo ý thích của mình, không xin phép, không hỏi ai cả.
- Tiếng Việt không có những từ: sáng lạng, buôn ba, thuỷ mặc.
 a. bản (tuyên ngôn); b. (tương lai) xán lạn; c. bôn ba (hải ngoại); d. (bức tranh) thuỷ mặc; (nói năng) tuỳ tiện
2. Bài 2: (T. 76)
a. Khinh khỉnh: ý kiêu ngạo và lạnh nhạt tỏ vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình; khinh bạc: coi chẳng ra gì một cách phũ phàng.
b. Khẩn trương: gấp gáp và có phần căng thẳng; khẩn thiết: cần thiết và cấp bách.
c. Bâng khuâng: có những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau; băn khoăn: không yên tâm vì có những điều gì đó phải suy nghĩ, lo liệu.
a. khinh khỉnh, b. khẩn trương, c. băn khoăn.
3. Bài 4 : (T. 76) 
Chính tả (nghe- viết): Em bé thông minh.
	c) Củng cố, luyện tập: (2’)
	- Làm bài tập 3 (T. 76), tập tra từ điển để mở rộng vốn từ.
	d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Ôn lại các văn bản đã học để tiết sau kiểm tra 45’ (yêu cầu học thuộc định nghĩa truyền thuyết, cổ tích; học thuộc ghi nhớ; đọc lại các văn bản; xem lại bài giảng để nắm nội dung các văn bản một cách sâu sắc, triệt để.)
- Tiết tới học bài: Luyện nói kể chuyện, các em lập dàn bài đề a SGK.T.77 và tự luyện nói đề bài này trước ở nhà.
Ngày soạn: 30 /9/2012	Ngày dạy:2/10/2012. Dạy lớp: 6A
TIẾT 28 	
KIỂM TRA VĂN
1.MUC TIÊU CẦN ĐẠT:
 a) Kiến thức:
	- Đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức phần văn bản của HS từ đầu năm đến giờ, từ đó có hướng hệ thống củng cố kiến thức cho HS về phần VHDG.
 b) Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng viết đoạn văn và nhận thức nhanh của học sinh.
 c) Thái độ:
	- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong quá trình làm bài tập.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Đề kiểm tra + Giáo án.
b. Học sinh: Học bài cũ + giấy KT
2. NỘI DUNG ĐỀ BÀI:
MA TRẬN ĐỀ
KIỂM TRA VĂN- PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN
Thời gian: 45’
Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Thấp
 Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Phần văn học dân gian
-Khái niệm về truyền thuyết
Câu 1
0,5điểm
- Nguồn gốc tổ tiên của người việt 
- Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày
Câu 2
Câu 3
0,5 điểm
0,25 điểm
- Ý nghĩa của vết chân lạ trong truyện Thánh Gióng.
Câu 4
0,25 điểm
- Quan niệm về người anh hùng trong truyện Thánh Gióng
- Ý nghĩa dấu ấn lịch sử trong truyện Sơn Tinh- Thuỷ Tinh
Câu 5
Câu 6
0,5 điểm
0,5 điểm
0
- Tìm hiểu ý nghĩa nhân vật trong truyến Sơn Tinh - Thuỷ Tinh; Truyện Thạch Sanh
Câu 7
Câu 8 
0,25 điểm
0,25 điểm
Viết đoạn văn nêu ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh
2đ
Câu 9
7 điểm
Tổng câu
3 câu
5 câu
1 câu
9 câu
Tổng điểm
1.25điêm
1,75điểm
7điểm
10 điểm
	Phần I- Trắc nghiệm (3 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
	1.(0,5 điểm) Truyền thuyết là:	
	A. Một loại truyện kể dân gian có nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo hấp dẫn người đọc.
	B. Một loại truyện kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử thời quá khứ có thái độ của nhân dân.
	C. Một loại truyện kể lại một cách nghệ thuật về hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.
	D. Một loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo cách đánh giá của nhân dân, có chi tiết kì ảo.
	2.(0,5 điểm) Theo truyện “Con Rồng ,cháu Tiên” thì tổ tiên của người Việt là:
	A. Vua Hùng	C. Giống Rồng
	B. Lạc Long Quân – Âu Cơ	D. Giống Tiên
	3.(0,25 điểm) Vì sao hai loại bánh của Lang Liêu lại hợp với ý vua cha?
	A. Bánh ngon và đẹp.
	B. Trong bánh có đủ vị thực phẩm.
	C. Bánh có ý nghĩa đề cao nghề nông, tôn trọng Trời Đất.
	D. Bánh hợp với khẩu vị của vua cha.
	4.(0,25 điểm). Trong các chi tiết sau, chi tiết nào không phải là chi tiết kì ảo?
	A. Bà lão đặt chân lên vết chân lạ liền mang thai.
	B. Đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười.
	C, Bà con hàng xóm góp gạo nuôi chú bé.
	D. Chú bé vươn vai biến thành tráng sĩ.
	5.(0,5 điểm) Truyền thuyết “Thánh Gióng” thể hiện rõ nhất quan niệm gì của nhân dân?
	A. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
	B. Quan niệm về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
	C. Quan niện về tình đoàn kết gắn bó.
	D. Quan niện về vũ khí giết giặc.
	6(0,5 điểm). Trong các chi tiết sau, chi tiết nào mang dấu ấn lịch sử?
	A. Thuỷ Tinh và Sơn Tinh cùng đến cầu hôn.
	B. Lũ lụt vẫn tiếp tục xảy ra hàng năm.
	C. Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió làm thành dông bão.
	D. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi chặn dòng nước lũ.
	7.(0,25 điểm). Nhân vật chính trong truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là ai?
	A. Vua Hùng	B. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
	C. Vua Hùng và con gái.	D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nưong.
	8.(0,25 diểm) Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào của truyện cổ tích?
	A. Người dũng sĩ.	B. Người thông minh.
	C. Người bất hạnh.	D. Người ngốc nghếch.
	Phần II - Tự luận (7điểm)
	Viết một đoạn văn nêu ý nghĩa tiếng đàn thần kì trong truyện “Thạch Sanh”.
3.ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
	Phần trắc nghiệm (3 điểm) đúng mỗi câu 0,5 điểm.
- Câu 1: D; câu 2: B; câu 3: C; câu 4: C; câu 5: A;
- Câu 6: B; câu 7: B; câu 8: A.
	Phần tự luận (7 điểm)
	I. Yêu cầu chung cần đạt:
	1.Hình thức: đảm bảo cấu trúc đoạn văn có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn. (1 điểm)
	2.Nội dung: (6điểm): 
	Nêu được tác dụng của tiếng đàn:
	II: Yêu cầu cụ thể:
 Nội dung: 
	a) Mở đoạn: (0,5 điểm)
	-Viết được câu mở đoạn
	b) Phát triển đoạn:(5 điểm)
-Nêu được tác dụng của tiếng đàn:
- Tiếng đàn giải câm cho công chúa; minh oan cho Thạch Sanh; vạch mặt kẻ lừa lọc, xấu xa; tiếng đàn khiến quân sĩ mười tám nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng (2 điểm).
- Tiếng đàn thần kì thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của nhân dân.(1 điểm)
- Là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân.(1 điểm) 
- Nó là “vũ khí” đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. (1 điểm)
c) Kết đoạn:(0,5 điểm)
-Viết được câu kết đoạn
 - GV linh hoạt trừ điểm nếu HS mắc lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
4. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT SAU KHI KIỂM TRA:
Ý thức:
Thái độ:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7(1).doc