I. Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể trong tự sự ( ngôi 1 và ngôi 3 ).
- Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp trong tự sự.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Có mấy loại danh từ? Cho ví dụ
- Từ nào là danh từ?
a. Khoẻ mạnh b. Khôi ngô c. Mặt mũi d. Cường tráng
- Câu “ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim.” Có mấy danh từ?
a. 2 danh từ. b. 3 danh từ c. 4 danh từ. d. 5 danh từ
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
Tuần 09 - Tiết 33: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự - Tiết 34,35: Ông lão đánh cá và con cá vàng - Tiết 36: Thứ tự kể trong văn tự sự. Tiết 33 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học: - Học sinh nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể trong tự sự ( ngôi 1 và ngôi 3 ). - Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp trong tự sự. II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Có mấy loại danh từ? Cho ví dụ - Từ nào là danh từ? a. Khoẻ mạnh b. Khôi ngô c. Mặt mũi d. Cường tráng - Câu “ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim.” Có mấy danh từ? a. 2 danh từ. b. 3 danh từ c. 4 danh từ. d. 5 danh từ 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của GV Ghi bảng GV Gọi HS đọc đoạn 1 SGK Tr88 Trong đoạn 1 ngôi kể gọi các n/vật bằng gì? Hãy gạch dưới các dấu hiệu. Vậy n/vật được gọi theo ngôi thứ mấy? Trong đoạn văn trên gồm mấy câu? Hãy đánh số thứ tự từng câu. Vậy, khi gọi n/vật bằng tên gọi của chúng thì lời kể của người kể sẽ như thế nào? (Tự do, linh hoạt) I. Tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văntự sự: - Đoạn 1: vua, đình thần, thằng bé, hai cha con, sứ, nhà vua, họ. à Kể theo ngôi thứ ba, người kể kể linh hoạt, tự do. GV gọi HS đọc đoạn 2 SGK Tr88 Trong đoạn 2 người kể xưng mình là gì? (Tôi) Vậy kể theo ngôi thứ mấy? (Thứ 1) - Đoạn 2: + Kể theo ngôi thứ nhất Tự xưng mình là “tôi” người kể được những gì? + Trực tiếp kể nõ gì mình nghe, thấy, trãi qua, cảm tưởng, ý nghĩ. Tóm lại, ngôi kể trong văn tự sự người ta thường sử dụng ngôi thứ mấy? Chúng có vai trò ntn? Khi n/vật tự xưng “tôi” kể chuyện về mình thì có điều gì thú vị? (HSTL) Ngôi kể là gì? Nêu các đặc điểm của ngôi kể và lời kể. II. Ghi nhớ: SGK Làm bài tập 1 (GV HD HS làm) III. Luyện tập: 4. Củng cố: HS đọc phần đọc thêm SGK. 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng ghi nhớ. - Bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng” + Đọc và tóm tắt truyện + Tìm hiểu nội dung của truyện. Tiết 34,35 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Hướng dẫn đọc thêm) I. Mục tiêu bài học: - Hiểu được sơ lược nội dung, ý nghĩa truyện - Kể lại được truyện II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Khi người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, thấy, trãi qua Đó là kể theo ngôi thứ mấy? a. Thứ nhất b. Thứ hai c. Thứ ba d. Tất cả đều sai 2. Vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện được gọi là: a. Thứ tự kể chuyện b. Cách kể chuyện c. Ngôi kể d. Lời kể 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: - GV gọi HS đọc truyện - Một số HS đọc theo vai nhân vật - Mở đầu truyện tác giả giới thiệu nhân vâït nào? (2 vợ chồng ông lão) - Hai vợ chồng được giới thiệu ra sao? (Ở trong túp lều nát trên bờ biển) - Cuộc sống của họ như thế nào? - GV chuyển ý (tóm tắc về mụ vợ) - Mụ ta là người như thế nào đối với chồng? - Vậy em có đồng ý với cách xử sự của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ không? - Ông lão có tính cách như thế nào? - Hãy so sánh tính cách của ông lão và mụ vợ à trái ngược - Vì sao trong truyện tác giả lại xây dựng 2 nhân vật trái ngược? (Nhằm nổi bậc tính cách mụ vợ)câu chuyện kết thúc ra sao? So với phần mở đầu em thấy như thế nào? - Mở đầu và kết thúc cùng một cảnh với ý nghĩa gì? - Kết thúc như thế, em thường thấy ở những truyện cổ tích nào? (Ăn khế trả vàng, Thạch Sanh, Sọ Dừa) - Theo em, vì sao mụ vợ bị trừng phạt? - Em biết những câu tục ngữ nào phê phán thói tham lam và độc ác. - Nhân vật cá vàng là nhân vật thần kì đại diện cho điều gì? (Sự đền ơn, thể hiện công lí của nhân dân) - Qua truyện, em rút ra được bài học gì? Cho biết ý nghĩa truyện. 4. Củng cố: 1. Yếu tố tưởng tượng, hoang đường trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? a. Biển xanh nổi song dữ dội b. Ông lão kéo lưới lần thứ ba thì bắt được một con cá vàng c. Cá vàng cho phép tạo ra ngôi nhà đẹp, toà lâu đài, cung điện nguy nga d. Tất cả đều đúng 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc “Ý nghĩa truyện” - Soạn bài tt “Thứ tự kể trong văn tự sự” (Trả lời các câu hỏi ở mỗi phần) Tiết 36 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu bài học: Nắm được các cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó. II. Lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc phương thức biểu đạt nào? a. Nghị luận b. Miêu tả c. Biểu cảm d. Tự sự 2. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? a. Truyền thuyết b. Truyện ngụ ngôn c. Truyện cổ tích d. Truyện cười 3. Cá vàng trừng phạt bà vợ ông lão đánh cá khi: a. Bà vợ đòi làm nữ hoàng b. Bà vợ đòi làm Long Vương c. Bà vợ đòi một toà nhà đẹp d. Bà vợ đói làm nhất phẩm phu nhân 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng GV gọi HS đọc bài tạp 1 SGK Em hãy tóm tắt các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” I. Tìm hiểu bài: 1. Tóm tắc các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” - Một ông lão đánh cá nghèo và tốt bụng bắt được 1 con cá vàng, ông nhận được lời hứa trả ơn của cá vàng. - Vợ ông lão biết, thế là 5 làn ông lão ra biển để xin cá vàng giúp 1 cái máng lợn mới, 1 ngôi nhà đẹp, bà nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và Long Vương. - Đến lần cuối thì cá vàng lấy lại tất cả những gì đã cho mụ. Em hãy cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào? (HSTL) à Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự gia tăng của lòng tham ở mụ vợ. Vì sao phải kể theo thứ tự đó GV hình thành cho HS khái niệm 1 à Tự sự dân gian: Thứ tự kể theo trình tự tự nhiên của sự việc. GV gọi HS đọc bài tập 2 Câu chuyện được kể theo thứ tự nào? Điều kiện làm cho câu chuyện có thể kể ngược (HSTL) Vậy, mẫu chuyện này được bắt đầu kể từ sự việc nào? (Sở thích yêu động vật của n/v “tôi” trong mẫu chuyện. Sự việc đó xảy ra vào lúc nào? (Lúc mới 5, 6 tuổi) Sự việc đó do điều gì gợi lên? 2. Câu chuyện kể theo hồi tưởng, theo trí nhớ (bằng ngôi kể thứ nhất) Điều kiện làm cho câu chuyện có thể kể “ngược” là có vai trò hồi tưởng của nhân vật Kể chuyện với ngôi kể thứ nhất Kể theo hồi tưởng có mối liên hệ gì với lời kể theo ngôi thứ nhất (HSTL) à Tự sự hiện đại: Thứ tự kể có thể kể “ngược” kể theo dòng hồi tưởng. GV hình thành khái niệm 2 II. Ghi nhớ: SGK Tr98 Các truyền thuyết, cổ tích mà em đã học thường được kể theo trình tự tự nhiên của sự việc. Vậy kể theo hồi tưởng ta thường gặp ở các loại truyện nào? (Kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng sáng tạo) GV hướng dẫn cho HS III. Luyện tập: 1. Câu chuyện được kể theo hồi tưởng, theo trí nhớ bằng ngôi kể thứ nhất 2. Tìm hiểu đề và lập dàn bài: - Thể loại: Kể chuyện - Nội dung: Lần đầu em được đi chơi xa * Lập dàn bài: - Mở bài - Thân bài - Kết bài 4. Củng cố: Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc theo trình tự như thế nào? a. Việc gì xảy ra trước thì kể trước b. Kể các sự việc liên tiếp nhau c. Đem kết quả hoăïc sự việc hiện tại ra kể trước, sau đó mới kể bổ sung các sự việc đã xảy ra trước đó d. Tất cả đều đúng. 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK - Xem lại cách làm bài văn tự sự - Chuẩn bị viết bài TLV số 2.
Tài liệu đính kèm: