Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 tiết 27: Văn học Ôn tập truyện dân gian I

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 tiết 27: Văn học Ôn tập truyện dân gian I

Văn học

ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm những thể loại truyện dân gian đã học.

- Kể và hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện đã học.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Chuẩn bị sẵn mẫu khung vào bảng phụ.

- Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn 1, 3, 5 trang 134, 135.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới.

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 tiết 27: Văn học Ôn tập truyện dân gian I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 
Văn học
ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN I
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm những thể loại truyện dân gian đã học.
- Kể và hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện đã học.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Chuẩn bị sẵn mẫu khung vào bảng phụ.
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn 1, 3, 5 trang 134, 135.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ GV
NÔI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài học. 
I- Nội dung cơ bản.
- Em đã học các thể loại nào của văn học dân gian ?
1- Thể loại: Tuyền thuyết, cổ tích, 
- Hãy đọc lần lượt các định nghĩa.
- Hãy kể tên các truyện đã học theo từng thể loại ? (Giáo viên cho 1 em điền vào mẫu)
2 – Các truyện đã học
- Hãy nêu các đặc điểm tiêu biểu của các thể loại đã học ? (Học sinh nêu)
3- Đặc điểm tiêu biểu và minh hoạ
THỂ LOẠI
ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU
MINH HOẠ
Truyền thuyết
- Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thời quá khứ
- Vua Hùng, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Lê Lợi
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, nở 100 con; tài lạ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; con vật làm sính lễ; Thánh Gióng không biết nói, bay về trời ...
- Có cốt lõi sự thật lịch sử " người nghe tin chuyện có thật.
- Đền Hùng; phong tục làm bánh; đền thờ Thánh Gióng; làng Cháy; Hồ Gươm 
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử
- Đề cao anh hùng
Truyện cổ tích
- Kể về cuộc đời của một kiểu nhân vật quen thuộc.
- Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
- Sọ Dừa dị hình nhưng nhiều tài, Thạch Sanh do thái tử đầu thai, được truyền võ nghệ; Mã Lương vẽ tranh thành hiện thực; Cá vàng có khả năng kỳ diệu 
- Thể hiện mơ ước, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải
- Sọ Dừa cưới được vợ, đỗ trạng, Thạch Sanh lên ngôi vua; mẹ con Lý Thông bị trừng phạt
- Chỉ ra những đặc điểm giống nhau trong truyện cười và truyện cổ tích.
- Cho một em đọc phần gợi ý làm bài câu 1 & 2 Sách bài tập trang 49
4 – So sánh
THỂ LOẠI
GIỐNG
KHÁC
Truyền thuyết & cổ tích
- Đều có chi tiết tưởng tượng kỳ ảo
- Có nhiều chi tiết giống nhau (sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường)
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
- Truyền thuyết: được người nghe người kể tin là có thật còn truyện cổ tích không được tin là có thật.
* Hoạt động 2: Tổ chức kể chuyện sáng tạo
- Hãy chọn vai kể thi kể chuyện sáng tạo truyện em thích.
- Học sinh kể ở tổ " đại diện kể
- Hãy đóng vai Hồ Gươm kể về sự tích của mình.
- Học sinh kể đọc lập
IV. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học	
 V. Dặn dò:
- Suy nghĩ kết truyện mới cho truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; Cây bút thần 
- Chuẩn bị tiết Tiếng Việt
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 27.doc