Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 tiết 25 & 26 Văn học: văn bản: Em bé thông minh (truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 tiết 25 & 26 Văn học: văn bản: Em bé thông minh (truyện cổ tích)

Văn học:

Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH

 (Truyện cổ tích)

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật trong truyện.

- Kể lại được truyện .

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + Ghi sự lý thú trong cách giải đố của em bé vào bảng phụ.

- Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số

 II. Bài cũ:

- Hãy kể lại 1 chiến công của Thạch Sanh? (Giáo viên chọn)

- Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những thử thách?

- Nêu ý nghĩa của phương tiện, vũ khí kì diệu nhất? (Niêu cơm, tiếng đàn)

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 7 tiết 25 & 26 Văn học: văn bản: Em bé thông minh (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2009	TUẦN 7 - BÀI 7
Tiết 25 & 26
Văn học: 
Văn bản: 	EM BÉ THÔNG MINH 
 (Truyện cổ tích)	
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật trong truyện.
- Kể lại được truyện .
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên:
 + Ghi sự lý thú trong cách giải đố của em bé vào bảng phụ.
- Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số
 II. Bài cũ: 
- Hãy kể lại 1 chiến công của Thạch Sanh? (Giáo viên chọn)
- Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những thử thách?
- Nêu ý nghĩa của phương tiện, vũ khí kì diệu nhất? (Niêu cơm, tiếng đàn)
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
- Truyện cổ tích Việt Nam có nhiều truyện kể về các nhân vật tài giỏi thông minh.
- Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui hài tập trung vào những việc vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm trong những tình huống phức tạp. Từ đó tạo nên tiếng cười, sự lý thú, khâm phục của người nghe. “Em bé thông minh” là một trong những truyện thuộc kiểu nhân vật ấy.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
I- Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Gọi học sinh đọc truyện (Lưu ý cách đọc của lời thoại nhấn giọng)
1- Đọc văn bản
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những chú thích khó (1, 3, 4, 8, 11, 15)
- Hãy tìm bố cục của truyện
- 4 phần
+ Từ đầu đến về tâu vua
+ Tiếp theo đến ăn mừng với nhau rồi
+ Tiếp theo đến ban thưởng rất hậu
+ Còn lại
2- Bố cục: (4 phần)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
II- Tìm hiểu văn bản
- Đọc văn bản em hãy cho biết em bé phải trải qua mấy lần thử thách?
- 4 lần thử thách
1- Bốn lần thử thách
- Thử thách đầu tiên mà em bé phải trải qua là gì?
- Giải câu đố của viên quan
a- Giải câu đố của viên quan
- Em hãy nhắc lại câu đố của viên quan và nhận xét về tính chất của câu đố đó?
- “Trâu đường” " Là câu đố khó vì không thể trả lời chính xác điều mà không ai để ý đến, 1 điều vớ vẩn
- Câu đó: “Trâu  đường” " Khó
- Từ tình huống đó, em bé đã trả lời như thế nào?
- Ra một câu đố khác “ Ngựa . bước” cũng theo lối hỏi của tên quan tức là lấy cái phi lý đập lại cái phi lý.
- Giải đố: Đố lại viên quan
- Qua thử thách đầu tiên em thấy em bé là người như thế nào?
- Thông minh, nhanh nhẹn, cứng cỏi, không sợ hãi trước trước quyền lực
- Lần thứ hai ai là người thử tài em bé và thử tài như thế nào?
- Vua thử tài bằng câu đố: “ban 3 trâu đực " đẻ 9 con”
b- Câu đó của vua và cách giải đố của em bé
- Có thể coi câu đố này của Vua là một tình huống được không? Vì sao?
- Câu đố 2 là một tình huống rắc rối, là một bài toán khó chưa có cách giải quyết bởi trâu đực làm sao sinh đẻ. Gay go hơn nếu không hoàn thành thì cả làng phải tội.
- Câu đố: “Ba  9 con” là một tình huống rắc rối, một bài toán khó
- Em bé giải đố bằng cách nào?
- Kể lại câu chuyện em bé vào cung
- Cách giải đố của em bé lần này có gì giống và khác cách giải đố 1?
- Giống: Tìm câu đố tương tự đồng thời dồn vua vào thế bí
- Khác: Em bé không trả lời ngay, giả vờ khóc trước sân rồng để vua hỏi rồi cố tình trả lời bằng cách ngây ngô buộc vua phải giải thích, đưa vua vào bẫy để vua tự nói ra điều vô lý mà vua đố đồng thời khẳng định cái đúng của mình
- Giải đố: để vua tự nói ra sự vô lý, phi lý của điều mà vua đã đố.
- Lần này sự thông minh của em bé được biểu hiện như thế nào?
- Nhận ra ngay mẹo của vua và nghĩ ra được cách đối phó.
F Tiết 2
- Qua phần 3 em thấy em bé đã trải qua thử thách nào ?
- Vua yêu cầu em bé điều gì? So với 2 câu đố trên thì câu đố 3 này hay hơn ở chỗ nào?
- Giải câu đố thứ hai của vua
- “Làm thịt 1 con chim sẻ bày bằng 3 mâm cỗ” câu đố bất ngờ, lý thú, đưa ra lúc hai cha con đang ăn cơm và yêu cầu tả lời ngay
c- Câu đố (2) của vua và cách giải của em bé
- Câu đố: “Làm thịt  cỗ” " bất ngờ, lý thú
- Em bé đã giải đố như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giải đố đó ?
- Yêu cầu rèn kim thành giao mổ " như một lời thách thức nhà vua, vẫn bằng cách đố lại
- Giải đố: vẫn bằng cách đố lại.
- Lần cuối cùng em bé phải trải qua những thử thách nào ?
- So với 3 câu đố trước thì câu đố cuối cùng này có ý nghĩa như thế nào ?
- Giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
- Có ý nghĩa chính trị ngoại giao. Nếu giải đố được thì rất tự hào nhưng nếu không giải đố được thì xấu hổ, nhục nhã, sí diện của nước nhà sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
d- Câu đố của sứ thần nước ngoài và cách giải đố của em bé.
- Câu đố oái ăm, cả triều đình không ai giải được
- Lần này em bé giải đố như thế nào ?
" Giáo viên mở rộng: Trong khi chúng ta đanh chờ đợi những lời đối đáp bằng việc đố lại người ra đố như ba lần trước thì em bé lại làm cho mọi người ngạc nhiên trước một bài hát đồng dao lục bát vạch ra quá trình hành động có tính chất rất khoa học.
- Hát một bài hát đồng dao, hướng dẫn cách xâu chỉ qua vỏ ốc.
- Em nào hát được bài hát đó ? Em hiểu như thế nào về “bài hát đồng giao ?”
- Bài hát đồng giao (là lời hát dân gian từ miệng của trẻ em thường kèm theo một trò chơi nhất định) " Đồng giao là một từ Hán Việt
- Qua nội dung bài hát, em hãy cho biết em bé đã có cách giải đố như thế nào ?
- Giải đố bằng kinh nghiệm trong đời sống dân gian: Vỏ ốc bị bịt kín một đầu khiến con kiến lùng bùng khó chịu, mặc khác đầu kia được bôi mỡ nên kiến sẽ đánh hơi bò đến. Thế là xâu được chỉ.
- Giải đố: Dùng kinh nghiệm trong đời sống dân gian.
- Em có nhận xét gì về tính chất, mức độ của 4 lần thử thách đó ?
- Câu đố sau khó hơn so với câu đố trước kể cả người ra đố lẫn người ra câu đố.
=> Thử thách sau khó hơn thử thách trước.
- Em hãy cho biết vì sao người kể lại cố tình để thử thách sau khó hơn thử thách trước?
- Người kể muốn khẳng định rằng người lao động (dù là một em bé) là những người thật sự có tài trí và có thể thể hiện tài trí của mình trong mọi tình huống của cuộc sống.
- Em đã học và đọc nhiều truyện cổ tích, vậy hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến không ? Cho ví dụ.
- Hình thức này rất phổ biến (Sọ Dừa, Thạch Sanh, Tấm Cám)
- Hãy nêu tác dụng dùng câu đố trong các truyện cổ tích?
- Tác dụng:
+ Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng và phẩm chất
+ Tạo tình huống để cốt truyện phát triển
+ Làm câu chuyện hấp dẫn, lý thú
- Theo em, trong mỗi lần thử thách em bé đã dùng cách gì để giải đố ? " Giáo viên đưa bảng phụ các câu hỏi để học sinh thảo luận.
+ Giáo viên treo bảng phụ chốt các ý chính
* Đẩy thế bí về người ra đố, làm cho họ tự thấy cái vô lý của những điều mà họ đố.
* Những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống.
* Những lời giải đố làm mọi người ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị, hồn nhiên.
* Những lời giải đố chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của em bé
- Những lời giải đố của em khiến người ra đố như thế nào?
- Em bé dựa vào những kiến thức nào để giải đố ?
- Người nghe, người chứng kiến có thái độ như thế nào trước lời giải đố ?
- Những lời giải đố chứng tỏ em bé là người như thế nào ?
2- Cách giải đố qua bốn lần thử thách
" Bất ngờ và lý thú
- Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Giáo viên chốt ý: Truyện này không hề phủ nhận kiến tức sách vở nhưng nó tập trung đề cao kinh nghiệm đời sống. Rõ ràng trí tuệ dân gian, nhân cách của người lao động được kết tinh trong hình tượng của em bé thông minh.
- Đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian đồng thời tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên.
III- Ý nghĩa
* Hoạt động 3: Thực hiện ghi nhớ: Cho học sinh đọc 
- Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 74
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
- Cho học sinh kể truyện 
- Học sinh kể
IV - Luyện tập
1- Kể truyện
IV. Củng cố: 
- Qua thử thách người đọc cũng thấy được sự thông minh của em bé rồi. Tại sao trong câu chuyện này người kể lại kể về một nhân vật nhưng lại có bốn lần thử thách ? (Đây là cách kể chuyện có nhiều tình huống xâu chuỗi làm cho nhân vật được nổi bật hơn, được khắc sâu trong lòng người đọc, người nghe và làm câu chuyện thêm hấp dẫn " Chúng ta học tập cách kể chuyện của dân gian).
 V. Dặn dò: 
- Làm bài tập 2 trang 74.
- Soạn “Cây bút thần”
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25-26.doc