Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 21 & 22: Văn học: văn bản: Thạch Sanh (truyện cổ tích)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 21 & 22: Văn học: văn bản: Thạch Sanh (truyện cổ tích)

Văn học:

Văn bản: THẠCH SANH

 (Truyện cổ tích)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.

- Kể lại được truyện bằng ngôn ngữ bản thân

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

 + Chuẩn bị tranh ảnh Thạch Sanh bắn cung tên vào đại bàng đang cắp công chúa; Thạch Sanh dối phó với binh lính 18 nước chư hầu

+Bảng phụ: Các sự việc chính; Ý 1a

 - Học sinh: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 vào vở soạn.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định:

 II. Bài cũ:

 -Kể tóm tắc lại câu chuyện “lịch sử Hồ Gươm”?

 -Trình bày ý nghĩa của câu chuyện?

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

 

doc 6 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 839Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 6 tiết 21 & 22: Văn học: văn bản: Thạch Sanh (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2009	TUẦN 6 - BÀI 06
Tiết 21 &22
Văn học: 
Văn bản: 	THẠCH SANH 
 (Truyện cổ tích)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
- Kể lại được truyện bằng ngôn ngữ bản thân
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên:
 + Chuẩn bị tranh ảnh Thạch Sanh bắn cung tên vào đại bàng đang cắp công chúa; Thạch Sanh dối phó với binh lính 18 nước chư hầu
+Bảng phụ: Các sự việc chính; Ý 1a
 - Học sinh: Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: 
 II. Bài cũ: 
 -Kể tóm tắc lại câu chuyện “lịch sử Hồ Gươm”?
 -Trình bày ý nghĩa của câu chuyện?
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: Trong truyện cổ dân gian Việt nam có 1 tác phẩm đã xây dựng thành công nhân vật chính diện tiêu biểu nhất, hoàn hảo nhất, có nhiều mặt hành động, gặp nhiều loại kẻ thù,lập được nhiều chiến công, là người có nhiều tài năng và phẩm chất cao đẹp. Nhân vật đó chính là Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh mà hôm nay chúng ta tìm hiểu.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNH
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
- Truyện do Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan kể lại.
- Gọi học sinh đọc văn bản theo đoạn, nhận xét
- Giáo viên cho học sinh đọc các chú thích 3, 6, 7 , 8, 9, 11, 12, 13
- Giáo viên: hãy nêu các sự việc chính của truyện
- Giáo viên treo bảng phụ ghi các sự việc chính, cho học sinh đọc lại.
- Dựa vào sự việc chính trên hãy chỉ ra bố cục của truyện? Nêu nội dung chính?
Các sự việc chính:
- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lý Thông.
- Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lý Thông cướp công.
- Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa, lại bị cướp công
- Thạch Sanh diệt Hồ tinh cứu Thái tử bị vu oan, vào tù
- Thạch Sanh được giải oan
- Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu
- Thạch Sanh cưới công chúa lên ngôi
Bố cục 3 phần: 
+ Phần 1: (sự việc 1)
+ Phần 2: (các sự việc tiếp)
+ Phần 3: (sự việc cuối cùng)
1- Đọc văn bản
2- Chú thích
3- Các sự việc chính
4- Bố cục: 3 phần
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
- Giáo viên: hãy chỉ ra những chi tiết chứng tỏ Thạch Sanh ra đời và lớn lên rất bình thường? " Ghi bảng
- Giáo viên: bên cạnh những điều bình thường đó, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh cũng rất khác thường? Hãy chỉ ra sự khác thường đó?
- Là con một gia đình nông dân tốt bụng sống bằng nghề đốn củi.
- Mẹ mang thai do Thái tử đầu thai
- Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh 
- Lớn lên được thiên thần truyền phép lạ
II- Tìm hiểu văn bản
1.Nhân vật Lí Thông
a- Nguồn gốc xuất thân
- Bình thường
- Khác thường
- Kể về sự ra đời vừa bình thường và khác thường của Thạch Sanh như vậy nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
" Giáo viên chốt ý chính ở bảng phụ
F Tiết 2
- Thạch Sanh là con của người nông dân bình thường, cuộc đời và số phận gần gũi với nhân dân.
- Tô đậm tính chất kỳ lạ của nhân vật
- Mơ ước có thiên tài xuất thân từ người lao động để giúp nước, trừ yêu.
- Trước khi kết hôn với công chúa Thạch Sanh đã trải qua những thách thức nào?
- Diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu công chúa (diệt Hồ tinh) bị Lý Thông lấp hang, bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù nên vào ngục, đối phó với binh lính 18 nước chư hầu.
b- Những thử thách 
- Em hãy nhận xét về mức độ của những thử thách sau so với thử thách trước? " đây là cách xây dựng truyện cổ tích khá phổ biến trong cổ tích Việt Nam (em bé thông minh " sau sẽ học)
- Tăng dần và khó dần
- Tăng dần và khó dần
- Nhờ vào đâu Thạch Sanh vượt qua thử thách ấy?
- Nhờ tài năng, dũng cảm và sức khoẻ vô địch
c- Tài năng và phẩm chất
- Tài năng phi thường
- Qua những thử thách ấy, em thấy Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì?
- Thật thà, chất phác
- Dũng cảm, gan dạ và nhiều tài năng
- Lòng vị tha, nhân hậu
- Yêu hoà bình
- Bộc lộ những phẩm chất quý báu (cho học sinh ghi vở)
Kết luận: Những phẩm chất của Thạch Sanh cũng chính là những phẩm chất tiêu biểu của nhân dân Việt Nam và đã được cụ thể hoá thành hình tượng anh Giải phóng quân (Giáo viên đọc) Trong bài ca Xuân 68 Tố Hữu viết “ Ai đến  Mĩ” " Khí phách dân tộc trong tổng tấn công Mậu thân 68
- Em có nhận xét gì về nhân vật Thạch Sanh qua những phẩm chất kể trên?
- Thạch Sanh vừa có tài vừa có đức
- Tài đức vẹn toàn
- Trải qua bao thử thách, Thạch Sanh đã lập được nhiều chiến công nhờ vào tài năng vô địch của mình. Đồng thời chàng có trong tay những vũ khí và phương tiện kỳ diệu. Trong đó em thấy phương tiện nào đặc biệt nhất? Vì sao? " Chốt ý ghi bảng
- Cây đàn thần: Giải bày tình yêu, đòi công lý, đại diện cho lòng nhân đạo và yêu hoà bình
- Niêu cơm: Chan chứa tình thương, lòng nhân ái, tư tưởng yêu hoà bình.
d- Vũ khí, phương tiện kỳ diệu
- Cây đàn thần
- Niêu cơm
" Ghi ý nghĩa
- Cho học sinh thảo luận các câu:
+ Trong quan hệ với Lý Thông, tại sao Thạch Sanh luôn tỏ ra ngờ nghệch, dại khờ?.
+ Tại sao Thạch Sanh luôn bị lừa mà vẫn không hề oán giận?
+ Có phải Thạch Sanh là người không biết căm thù?
" Kết luận: Nét đặc sắc trong tính cách của chàng chính là ở đó.
+ Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, sống với niềm tin vô tư
+ Thạch Sanh luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không nghĩ sự đền ơn.
+ Thạch Sanh thẳng tay tiêu diệt yêu quái nhưng với con người Thạch Sanh dùng tình cảm để đối xử với nhau
- Lý Thông là người có tính cách và hành động đối lập với Thạch Sanh. Em hãy chỉ rõ?
- Hai mẹ con Lý Thông không bị Thạch Sanh trừng trị nhưng lại bị Thiên lôi đánh chết biến thành Bọ hung bẩn thỉu. Vì sao?
- Thạch Sanh là con người nhân ái không có nhu cầu trả thù, suốt đời sống vì nghĩa lớn nhưng Lý Thông mất hết cả lương tâm nên bị đấng tối cao trừng trị
2- Các nhân vật khác
a- Lý Thông (phản diện)
- Bóc lột người khác, lừa dối, xảo trá, gian ác, tham lam, hèn nhát, tháp hèn
" bị đấng tối cao trừng trị
- Nhân vật công chúa đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?
" Giáo viên mở rộng: Không có Thạch Sanh công chúa chắc chắn khó thoát khỏi bàn tay của đại bàng. Bởi vậy Thạch Sanh vừa là người chồng vừa là ân nhân vừa là người yêu lý tưởng của công chúa. Ngược lại, không có công chúa Thạch Sanh khó có cơ hội để thanh minh, minh oan cho mình và trừng trị Lý Thông. Bởi vậy công chúa vừa là người yêu, vừa là người vợ, vừa là người bạn chiến đấu cũng vừa là ân nhân của Thạch Sanh.
- Chỉ là nhân vật phụ nhưng đóng vai trò quan trọng trong công việc phát triển cốt truyện và phát triển tính cách nhân vật
b- Công chúa (nhân vật phụ)
" góp phần phát triển cốt truyện và tính cách nhân vật Thạch Sanh.
- Ở phần kết truyện Thạch Sanh được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông bị chết. Qua cách kết thúc đó nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Nêu 1 số ví dụ về cách kết thúc tương tự này.
- Vì sao truyện được mang tên Thạch Sanh?
- Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây bút thần 
- Cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là một cách khá phổ biến trong truyện cổ tích - Cách gọi truyền thống của dân tộc
3- Ước mơ của người lao động
- Được đổi đời
- Yêu hoà bình
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện ghi nhớ
- Giáo viên cho học sinh đọc 
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 57
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập
- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập 1
- Cho học sinh kể từng sự việc
- Đặt tiêu đề cho bức tranh: Thạch Sanh và túp lều cạnh cây đa, Thạch Sanh diệt chằn tinh, Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, cây đàn của Thạch Sanh 
III: Luyện tập
1- Chọn chi tiết hay, có ý nghĩa
2- Kể diễn cảm
IV. Củng cố: 
	- Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
	- Đọc thêm, nêu cảm nghĩ của em về Thạch Sanh.
 V. Dặn dò: 
- Đọc thêm một số đoạn trong truyện thơ nôm “Thạch Sanh” ở sách giáo khoa Văn học lớp 9.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21- 22.doc