Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 tiết 15 & 16: Tập làm văn: tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 tiết 15 & 16: Tập làm văn: tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự

TẬP LÀM VĂN:

 TÌM HIỂU ĐỀ

VÀ CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi 6 đề văn tự sự trang 67. Mặt trái ghi 4 cách mở bài về TG.

- Học sinh: Tìm hiểu trước các câu hỏi

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu dàn bài văn tự sự và nhiệm vụ của mỗi phần

- Nêu chủ đề của câu chuyện về Tuệ Tĩnh? chủ đề câu chuyện này thể hiện qua những lời nói và hành động như thế nào? (Câu MB, cuối TB- Từ chối)

III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài mới.

2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 4 tiết 15 & 16: Tập làm văn: tìm hiểu đề và cách làm một bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2009
Tiết 15&16
TẬP LÀM VĂN:
 	TÌM HIỂU ĐỀ 
VÀ CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Biết tìm hiểu đề văn tự sự và cách làm bài văn tự sự
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng phụ ghi 6 đề văn tự sự trang 67. Mặt trái ghi 4 cách mở bài về TG.
- Học sinh: Tìm hiểu trước các câu hỏi
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số, tác phong.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu dàn bài văn tự sự và nhiệm vụ của mỗi phần
- Nêu chủ đề của câu chuyện về Tuệ Tĩnh? chủ đề câu chuyện này thể hiện qua những lời nói và hành động như thế nào? (Câu MB, cuối TB- Từ chối)
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề các bài văn tự sự
Tìm hiểu đề các đề văn tự sự.
I.DỀ,TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ.
1- Đề văn tự sự đề 
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn 6 đề SGK trang 47. Cho học sinh đọc 6 đề 
Đọc đề bài. 
- Lần lượt cho học sinh đọc từng đề và tìm hiểu đề
+ Lời văn của đề (1) nêu ra những yêu cầu nào ? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó? "Giáo viên giải thích thêm.
Đọc và trả lời câu hỏi.
(1) Yêu cầu: Một câu chuyện em thích
- Từ ngữ: Bằng lời văn của em (Tự nghĩ ra, không sao chép)
- Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa đề 3, 4, 5, 6 với đề 1, 2. Vậy các đề đó có phải là đề tự sự không?
(3), (4), (5), (6) " Không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự
- Tìm từ trọng tâm trong mỗi đề trên và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
(2) -Kể chuyện / người bạn tốt
(3) - Kỉ niệm / ngày thơ ấu
(4)- Ngày sinh nhật /của em
(5)- Quê em / đổi mới
(6)- Em / đã lớn
- Trong các đề trên, đè nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
- Kể việc: 3, 4, 5
- Kể người: 2, 6
- Tường thuật: 1
" Giáo viên kết luận: Qua việc tìm hiểu đề trên em hãy cho biết những yêu cầu nào cần phải thực hiện khi tìm hiểu đề?
- Phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
" Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ ý 1
- Xem ý 1 trong ghi nhớ trang 48
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách lập ý.
Tìm hiểu đề, tìm ý. 
2 – Cách làm bài văn tự sự.
- Giáo viên: để lại đề 1, còn xoá hết các đề khác
- Đề nêu ra những yêu cầu nào buột em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
- Em sẽ chọn chuyện nào? Em thích nhân vật nào? sự việc nào? Chuyện em chọn nhằm thể hiện chủ đề gì?
F Tiết 2
- Yêu cầu: 
+ Một câu chuyện em thích (Nghĩa là tự do lựa chọn)
+ Bằng lời văn của em (Nghĩa là học sinh tự nghĩ ra, không sao chép)
- Nên chọn: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Bánh chưng Bánh giầy " Ngắn gọn và đơn giản
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
- Em định mở đầu như thế nào? Kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
- Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ để khắc sâu bài học.
lập dàn bài.
- Dàn ý:
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật , sự việc 
+ Thân bài: Kể diễn biến:
* Sự việc khởi đầu: Vua Hùng kén rể
* Sự việc phát triển:
F Sơn Tinh Thủy Tinh đến cầu hôn
F Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
F Sơn Tinh đến trước được vợ
F Thuỷ Tinh đến sau tức, dâng nước
* Sự việc cao trào: Hai bên giao chiến, Thuỷ Tinh thua.
* Sự việc kết thúc: Hằng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh nhưng đề thua
" Kết bài: Nêu suy nghĩ và cảm xúc về câu chuyện.
" Phải theo các bước sau đây: tìm hiểu đề; Lập ý: Lập dàn ý (theo 3 phần) và viết thành lời văn
* Ghi nhớ: SGK trang 48
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
II- Luyện tập
- Giáo viên ghi đề bài lên bảng, gọi học sinh đọc
1- Lập dàn ý cho đề văn
" Giáo viên hướng dẫn chủ yếu cách viết Mở bài, kết bài
“Kể lại . lời văn của em
- Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu 4 cách mở bài khác nhau về Thánh Gióng:
a- Giới thiệu người anh hùng
b- Nói đến chú bé lạ
c- Nói đến sự biến đổi
d- Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết
a- Thánh Gióng là 1 vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lớn lên . cười
b- Ngày xưa, tại làng Gióng có 1 chú bé rất lạ. đã lên 3 mà chú  cười.
c- Ngày xưa giặc Ân xâm lược  vua sai  Khi tới làng Gióng, một đứa bé lên ba không  đi tự nhiên nói được và bảo mẹ mời sứ giả vào. Chú bé ấy chính là Thánh Gióng.
d- Người Việt Nam không ai không biết Thánh Gióng. Đó là một người đặc biệt: Khi lên ba
" Giáo viên yêu cầu học sinh lập dàn ý, giáo viên thu một số em, nhận xét
IV. Củng cố:
	- Em tìm hiểu đề bằng cách nào ?
	- Nêu cách làm một bài văn tự sự (4 bước)
 V. Dặn dò:
- Về nhà làm bài viết kể chuyện số 1. Đề sách Giáo khoa trang 49 " Tiết học tiếp theo sẽ nộp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet15-16.doc