A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:,
+Giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện ,vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện sự tích Hồ Gươm
2.Kỹ năng:
+Giúp HS nhận ra được các chi tiết thần kỳ ,nêu được vai trò ý nghĩa của các chi tiết ấy
3.Tình cảm:
+Giáo dục HS thể hiện lòng tôn kính vị anh hùng Lê Lợi
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp:ĐST,GT,TL,NVĐ,TQ,.
+ĐDDH: tranh ảnh
C.CHUẨN BỊ :
+Giáo viên:soạn giáo án ,SGV,SGK,xem tài liệu “tìm hiểu về văn bản”.
+Học sinh: đọc văn bản ,kể lại được ,trả lời câu hỏi
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.On định:kiểm tra sỉ số
2.Kiểm tra:
+Hãy tóm tắt truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh .? 5đ
=>HStự tóm tắt
+Trình bày lại ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh” 4đ
=>Truyện thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt Cổ
=>Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của Vua Hùng.
=>Việc xây dựng hình tượng nghệ thuật kỳ ảo ,mang tính tượng trưng và khái quát cao .
3.Bài mới
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XV.Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm , “Ném mật nằm gai “,Căm giặc nước thề không cùng sống “,bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn(Thanh hoá )và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh ,nhà Lê dời đô về Thăng Long .Để tôn vinh vị anh Hùng dân tộc ,tác giả dân gian đã đưa vào những cánh tưởng tượng kỳ ảo để tô đậm thêm công lao của vị anh Hùng .Điều đó thể hiện như thế nào trong văn bản .Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung .
Tuần : 04 Bài : 04 Tiết : 13 Văn Bản: SỰ TÍCH HỒ GƯƠM Ngày dạy: . (Hướng Dẫn Đọc Thêm) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức:, +Giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện ,vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện sự tích Hồ Gươm 2.Kỹ năng: +Giúp HS nhận ra được các chi tiết thần kỳ ,nêu được vai trò ý nghĩa của các chi tiết ấy 3.Tình cảm: +Giáo dục HS thể hiện lòng tôn kính vị anh hùng Lê Lợi B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH: +Phương pháp:ĐST,GT,TL,NVĐ,TQ,.. +ĐDDH: tranh ảnh C.CHUẨN BỊ : +Giáo viên:soạn giáo án ,SGV,SGK,xem tài liệu “tìm hiểu về văn bản”. +Học sinh: đọc văn bản ,kể lại được ,trả lời câu hỏi D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Oån định:kiểm tra sỉ số 2.Kiểm tra: +Hãy tóm tắt truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh .? 5đ =>HStự tóm tắt +Trình bày lại ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh,Thuỷ Tinh” 4đ =>Truyện thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt Cổ =>Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của Vua Hùng. =>Việc xây dựng hình tượng nghệ thuật kỳ ảo ,mang tính tượng trưng và khái quát cao . 3.Bài mới Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh là cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XV.Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong mười năm , “Ném mật nằm gai “,Căm giặc nước thề không cùng sống “,bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn(Thanh hoá )và kết thúc bằng sự kiện nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh ,nhà Lê dời đô về Thăng Long .Để tôn vinh vị anh Hùng dân tộc ,tác giả dân gian đã đưa vào những cánh tưởng tượng kỳ ảo để tô đậm thêm công lao của vị anh Hùng .Điều đó thể hiện như thế nào trong văn bản .Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung . @&? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG1: *MỤC TIÊU:Rèn luyện cách đọc diễn cảm ,tìm bố cục của văn bản GV:hướng dẫn HS cách đọc văn bản :Cần đọc với giọng chậm rõ ràng thể hiện tính chất cổ tích GV:đọc mẫu HS đọc tiếp cho đến hết GV:giải thích từ khó GV:Qua việc đọc,hãy tìm bố cục của văn bản và nêu nội dung của mỗi đoạn? *HOẠT ĐỘNG 2: *MỤCTIÊU:Tìm hiểu nội dung ,ý nghĩa của văn bản GV:Gọi HS đọc lại đoạn 1 GV:vì sao Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần ? GV:việc làm của Đức Long Quân thể hiện thái độ như thế nào đối với giặc Minh? GV:gọi Hsđọc lại đoạn “Hồi ấy .đất nước “ GV:Lê Lợi nhận đượclưỡi gươm như thế nào ?Có gì khác thường ? GV:Lần thứ 3 thấy lưỡi gươm tâm trạng của Lê Thận lúc đó ra sao ? GV:Thanh sắt ấy có gì kì lạ Khi nào điều kì lạ ấy xuất hiện ? GV:Khi nào Lê Lợi mới nghĩ đến lưỡi gươm ấy ? GV:chuôi gươm thì nhặt trên rừng ,lưỡi gươm nhặt dưới biển nhưng khi đem tra gươm vào chuôi lại vừa như in .điều đó thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta ngày xưa ? +Tích hợp văn bản :Con Rồng ,Cháu Tiên .Trong sự việc này ta nhớ lại âm vang tiếng nói của ông cha ta :”Kẻ miền núi .đừng quên lời hẹn “ GV:Em nhận thấy Lê Thận được lưỡi gươm nhưng không hiểu điều gì bí ẩn ở lưỡi gươm .Chỉ có Lê Lợi mới phát hiện điều đó .Đó là cách lựa chọn sự việc để thể hiện tư tưởng của tác giả GV:Gọi HS đọc đoạn :”Từ đó nhuệ khí .đất nước “ GV: Hãy tìm từ ngữ nào nói lên sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ? GV:Có phải Lê Lợi cùng thanh gươm thần dẹp được giặc hay không ?Hay nhờ vào đâu mà nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được giặc Minh ? GV:gọi HS đọc đoạn còn lại GV:Khi nào Long Quân cho đòi gươm? GV:Khi Vua lấy thanh gươm lặng xuống nước ,người ta còn thấy có hiện tượng gì .Điều đó có ý nghĩa ra sao ? GV:Việc trả gươm thể hiện tinh thần gì? *HOẠT ĐỘNG 3: *MỤC TIÊU:tìm ý nghĩa của truyện . GV:Nghĩa quân Lam Sơn –Nhân dân dựng cờ khởi nghĩa nhằm mục đích gì?Cuộckhởi nghĩa như thế bộc lộ tính chất gì ? GV:Lê Lợi là người có phẩm chất gì đáng quý ?Từ đó em có suy nghĩ gì ? GV:Truyện sự tích Hồ Gươm nhằm giải thích điều gì ? GV:Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật gì để xây dựng truyện ? (Truyện hấp dẫn là nhờ vào yếu tố nào ?) GV:Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk. GV:Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh rùa vàng ? Theo em hình ảnh rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì ? *HOẠT ĐỘNG 4: *MỤC TIÊU:Củng cố lại định nghĩa về truyền thuyết và chủ đề của truyện. GV:Gọi HS đọc yêu cầu BT2 sgk-tr 43 GV:Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận được chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc ? GV:Gọi HS nhắc lại định nghiã về truyền thuyết ? Kể tên những truyền thuyết đã học. HS:Đọc tiếp văn bản. HS:Chú ý theo dõi. Đ1:”Từ đầuđất nước” =>Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm. Đ2:Phần còn lại. =>Long Quân đòi gươm khi đất nớc hết giặc. HS:Đọc văn bản. +Giặc Minh đô hộ nước ta làm nhiều điều bạo ngược,nhân dân ta căm giận đến tận xương tuỷ. +Ở vùng Lam Sơn,nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng,nhưng buổi đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần thất bại. +Đức Long Quân thấy vậy quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần giết giặc. +Đây là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa nên được tổ tiên thần thiêng ủng hộ. +Lê Thận kéo lưới nhưng lưỡi gươm chui vào lưới 3 lần ở ba nơi khác nhau. +Lê Thận vô cùng ngạc nhiên. +Thanh sắt ấy toả sáng khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận. +Khi Lê Lợi thấy chuôi gươm toả sáng trên cây đa. +Dân tộc ta nhất trí trên dưới một lòng chống giặc. HS:Liệt kê các sự việc:”thanh gươm tung hoành ngang dọclàm cho quân Minh bạt vía” HS:Tư duy độc lập. +Không phải Lê Lợi cùng gươm thần mà đánh thắng giặc,chính nhờ vào lòng yêu nước,tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của mọi người. +Khi nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi được giặc Minh,đất nước được thái bình. +Thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. =>Cảnh giác răn đe đối với những kẻ có ý nhòm ngó nước ta. +Thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình của dân tộc. HS:Hoạt động theo nhóm. +Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa,tính chất nhân dân. +Đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê. +Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm. +Truyện xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo,giàu ý nghĩa. +Truyện An Dương Vương (Trọng Thuỷ-Mỵ Châu) hình ảnh rùa vàng tượng trưng cho tổ tiên,khí thiêng sông núi. +Đề cao gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa. HS:Đọc yêu cầu. HS:Thảo luận nhóm. HS:Nhắc lại chú thích (*) trang 7-sgk. I.TÌM HIỂU NỘI DUNG: 1.Lê Lợi Nhận Gươm: +Lưõi gươm nhận được dưới biển. +Chuôi gươm nhận được trên rừng.Nhưng tra gươm vào chuôi lại vừa như in. =>Thanh gươm thể hiện ý chí chống giặc của nhân dân ta ở khắp mọi nơi. 2.Lê Lợi Trả Gươm: +Việc trả gươm thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình của dân tộc. I I.Ý NGHĨA: +Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa,tính chất nhân dân. +Đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê. +Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm. +Truyện xây dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo,giàu ý nghĩa. I I I.LUYỆN TẬP: 1.BT1: Nếu tác giả dân gian để cho Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm không thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. 4.Củng cố: a.Nêu ý nghĩa của truyện Sự Tích Hồ Gươm ? +Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa ,tính chất nhân dân và ca ngợi chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. +Truyện giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm. b.Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Lê Lợi ? 5.Dặn dò: +Học thuộc phần ghi nhớ.Đọc phần đọc thêm,đọc và kể lại được văn bản. +Làm BT3 (Việc trả gươm thể hiện tư tưởng gì của dân tộc) được mọi người đồng ý không ? +Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.Nắm được chủ đề,dàn bài gồm mấy phần ? +Nhận xét tiết học: ______________________________________________________________________________________________ Tuần : 04 Bài : 04 Tiết : 14 Văn Bản: CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI Ngày dạy: CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: +Nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. +Tập viết mở bài cho bài văn tự sự. 2.Kỹ năng: +Biết xác định chủ đề và xây dựng được dàn ý trước khi viết bài văn. 3.Tình cảm: +Nhắc nhở học sinh trước khi làm bài cần phải lập dàn ý. B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH: +Phương pháp: ĐTH,GM,PTNL,QN +ĐDDH:Chuẩn bị một số mở bài. C.CHUẨN BỊ: +Giáo viên:Soạn giáo án,xem sgk,sgv,hình thành các dàn ý. +Học sinh:Đọc bài,trả lời câu hỏi. D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Oån định: KTSS 2.Kiểm tra: a.Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào ? =>Sự việc xảy ra trong thời gian địa điểm,do nhân vật nào thực hiện,có nguyên nhân,diễn biến,két quả.các sự việc được sắp xếp theo một trật tự diễn biến sao cho thể hiện một tư tưởng mà người viết muốn thể hiện. b.Nhân vật trong văn tự sự được kể ra sao ? =>Gọi tên,lai lịch,tính nết,hình dáng,việc làm 3.Bài mới: Chủ đề là gì ? Bố cục có phải là dàn ý không ? Làm thế nào để có thể xác định được chủ đề,dàn ý của tác phẩm tự sự.Ta tìm hiểu nội dung bài. @&? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 1: *MỤC TIÊU:Giúp HS hiểu và xác định chủ đề của bài văn tự sự. GV:gọi Hs đọc mục (1) SGK trang (44,45) GV:việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩn chất gì của người thầy thuốc ? GV:Chủ đề là vấn đề chủ yếu ,là ý chính mà người viết muốn thể h ... ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Oån định:kiểm tra sỉ số . 2.Kiểm tra: +Em hiểu chủ đề trong văn tự sự là như thế nào ?4đ =>Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đạt ra trong văn bản . +dàn bài của bài văn tự sư gồm mấy phần ?Nhiệm vụ của từng phần ?6đ =>dàn bài của bài văn tự sự thường gồm ba phần :Mở bài ,Thân bài ,Kêt bài . +Mở bài :Giới thiệu chung về nhân vật ,sự việc . +Thân bài :trình bay diễn biến sự việc. +Kết bài :kể việc kết thúc . 3.Bài mới:. Muốn viết được văn bản mạch lạc .Chúng ta phải biết được nội dung chính của đề,biết tìm ý,lập dàn ý,thì khi hành văn mới có hệ thống,có sự lôgíc,diễn đạt lưu loát.Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta điều đó. @&? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 1: *MỤC TIÊU:Giúp HS biết nhận diện đề văn tự sự. GV:Gọi HS đọc mục (1)-sgk =>GV ghi đề lên bảng. GV:Lời văn đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? GV:Những từ nào trong đề cho em biết điều đó ? GV:Đề 1 yêu cầu kể việc gì Kể như thấ nào? GV:Các đề 3,4,5,6 không có từ kể có phải là đề tự sự không ? GV:Từ trung tâm trong những đề trên là từ nào ?Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì ? GV:Có đề tự sự nghiêng về kể người,có đề nghiêng về kể việc,có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc;trong các đề trên,đề nào nghiêng về kể việc,đề nào nghiêng về kể người,đề nào nghiêng về tường thuật ? GV:Em hiểu như thế nào về đề văn tự sự ? *HOẠT ĐỘNG 2: *MỤC TIÊU:Giúp HS biết lập ý-dán ý. GV:Gọi HS đọc mục(2)-sgk. =>Cho đề văn:”Kể một cvâu chuyện em thích bằng lời văn của em “ GV:Hãy tìm hiểu đề,lập ý và lập dàn ý theo các bước sau: GV:Đề văn thuộc thể loại đề văn gì ? GV:Đề yêu cầu làm nổi bật nội dung gì? GV:Nội dung ấy được thể hiện ở những từ ngữ nào ? GV:Tìm hiểu đề là tiến hành các thao tác nào ? GV:Gọi HS đọc mục(2b)-sgk. GV:Em thích câu chuyện nào mà em đã học từ đầu năm đến nay ? Kể tên ? GV:Ở Truyện Thánh Gióng em thích chủ đề nói về vấn đề gì ? GV:Nếu chọn chủ đề như trên thì so với chủ đề của truyện còn những sự việc gì ta chưa nhắc đến ? GV:Thế thì bài viết của em bỏ được những sự việc,chi tiết nào ? =>Em thích câu chuyện nào ? Viết về nhân vật nào ? Nhằm thể hiện chủ đề gì? GV:Muốn có ý để viết thành văn bản tự sự ta dựa vào đâu ? HS:Đọc các đề +Đề 1 nêu ra hai yêu cầu. +Kể một câu chuyện mà em thích. +Bằng lời của em. +Lưu ý các từ,kể một câu chuyện lời của em. +Đề 3,4,5,6 không có từ “kể”nhưng vẫn là đề văn tự sự vì vẫn có yêu cầu,có việc,có chuyện về những ngày thơ ấu,ngày sinh nhật, quê em đổi mới,em đã lớn như thế nào ? HS:Thảo luận +Từ trung tâm của đề (2)-người bạn tốt (việc làm tốt) +Đề 3:Kỷ niệm thời thơ ấu (kỷ niệm khó quên) +Đề 4:Sinh nhật(sự việc trọng tâm) +Đề 5:Quê em đổi mới(có gì đổi mới) +Đề 6:Em đã lớn(thể chất,tinh thần) +Đề 1:là đề tự do có thể kể bất cứ việc,người. +Đề 3,4,5:nghiêng về kể việc. +Đề 2,6:nghiêng về kể người. +Đề 3,4,5:nghiêng về tường thuật. =>Đề văn tự sự là yêu cầu kể về người,kể việc hoặc tường thuật lại việc gì đó. HS:Kể chuyện +Câu chuyện em thích bằng lời văn của em. +Từ ngữ:câu chuyện em thích;lời văn của em. +VD:Truyện Thánh Gióng +Chủ đề sẽ viết là đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc. +Còn chi tiết nguồn gốc thần linh của nhân vật,những di tích,tên tre,tên làng. +Dựa vào nội dung yêu cầu của đề xác định nhân vật,sự việc,diễn biến,kết quả ý nghĩa của câu chuyện. I.TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ: 1.Đề Văn Tự Sự: Tự sự là yêu cầu kể về người,kể việc hoặc tường thuật lại sự việc gì đó. 2.Cách Làm Bài Văn Tự Sự: a.Tìm Hiểu Đề: +Đọc kỹ đề +Xác định từ ngữ làm nổi bật trọng tâm (nội dung) +Xác định yêu cầu của đề. b.Lập Ý: Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề cụ thể là xác định nhân vật,sự việc,diễn biến,kết quả và ý nghĩa của câu chuyện. 4.Củng Cố: a.Em hiểu như thế nào về đề văn tự sự ? =>Đề văn tự sự là yêu cầu kể về người,việc hoặc tường thuật lại sự việc gì đó. b.Tìm hiểu đề ta tiến hành các thao tác nào ? =>Đọc kỹ đề =>Xác định từ ngữ làm nổi bật trọng tâm (nội dung ) =>Xác định yêu cầu . c.Dựa vào đâu để có ý viết thành bài văn ? =>Dựa vào nội dung yêu cầu :xác định nhân vật,sự việc,diễn biến,kết quả của câu chuyện. 5.Dặn Dò: +Học thuộc phần ghi nhớ-xem lại các bài tập đã trả loời. +Chuẩn bị phần lập dàn ý tiết sau học. +Xem lại các đề văn đã đọc qua ở tiết học. * Nhận xét tiết học: ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Tuần : 04 Bài : 04 Tiết : 16 TÌM HIỂU ĐỀ Ngày dạy: VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ(TT) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: +Giúp HS biết sắp xếp các ý theo thứ tự mạch lạc để thể hiện nội dung bài viết. +Biết trình bày bố cục bài văn. 2.Kỹ năng: +Biết thành lập được dàn ý trước khi làm bài. 3.Tình cảm: +Qua các bước tìm hiểu đề,lập dàn ý HS sẽ không ngần ngại khi viết bài tập làm văn. B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH: +Phương pháp: GT,DD,QN,TH +ĐDDH:Chuẩn bị dàn ý. C.CHUẨN BỊ: +Giáo viên:Soạn giáo án,nghiên cứu nội dung bài,xây dựng hệ thống câu hỏi. +Học sinh:Chuẩn bị lập dàn ý. D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Oån định:KTSS 2.Kiểm tra: a.Em hiểu như thế nào về đề văn tự sự ? =>Đề văn tự sự là yêu cầu kể về người,việc hoặc tường thuật lại sự việc gì đó. b.Tìm hiểu đề ta tiến hành các thao tác nào ? =>Đọc kỹ đề =>Xác định từ ngữ làm nổi bật trọng tâm (nội dung ) =>Xác định yêu cầu . c.Dựa vào đâu để có ý viết thành bài văn ? =>Dựa vào nội dung yêu cầu :xác định nhân vật,sự việc,diễn biến,kết quả của câu chuyện. 3.Bài mới: Khi tìm được ý,chúng ta cần phải sắp xếp theo một thứ tự mạch lạc,đó là chúng ta tiến hành xây dựng dàn ý.Tiết học này sẽ giúp ta tìm hiểu điều đó. @&? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG *HOẠT ĐỘNG 1: *MỤC TIÊU:Giúp HS biết sắp xếp các ý theo thứ tự mạch lạc để tạo thành dàn ý. +Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu và chọn ý với chủ đề:đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc của Gióng. GV:Em dự định mở bài như thế nào ? Kể những việc gì ? Và kết thúc ra sao ? GV:Vì sao lại bắt đầu kể ở đó? GV:tại sao phải giới thiệu :”Đời Hùng Vương thứ sáu,ở làng gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được ” GV:Hãy kể các sụ việc tiếp theo ? GV:như vậy em hiểu lập dàn ý là làm gì ? GV:Khi sắp xếp các ý như thế có thể thành bài văn chưa để thành bài văn ta phải làm gì ?gồm mấy phần kể ra ? GV:emhiểu thế nào là viết bằng lời văn của em ? *HOẠT ĐỘNG 2: *MỤCTIÊU :rèn luyện học sinh xây dựng dàn ý cho đề bài . GV:gọi HS đọc to đề (2) SGK trang (47) GV:hãy lập dàn ý cho đề trên GV:khi nhận đề văn bước đầu tiên ta làm gì ? GV:để có ý ta dựa vào đâu nội dung của đề trên là gì ? GV:để làm nổi bật nội dung ta kể những việc gì của bạn? GV:Vậy em hãy xây dựng dàn ý cho đề bài trên ? GV:yêu cầu HS viết phần mở bài ,thân bài ? GV:cho HS đọc một số đề mẫu . HS:Nên bắt đầu từ chỗ chú bé nghe sứ giả;gọi sứ giả vào. +Mở bài:”Đời Hùng Vương thứ sáu,ở làng Gióng có hai vợ chồng.một hôm có sứ giả của vua” +Kết thúc:”Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương.lập đền thờ ở quê nhà” +Bắt đầu kể từ đó để không kể lại việc mang thai. +Nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện sẽ không có nhân vật và không kể được. -Gióng bảo vua -Gióng ăn rất khoẻ -Khi cưỡi ngựa sắtđưa đến nơi có giặc -Gióng xông trận giết giặc -Roi sắt gãy lấy tre làm vũ khí -Thắng giặc Thánh Gióng cởi áo giáp.về trời. -Lập dàn ý :là sắp xếp việc gì kể trược ,việc gì kể sau để người đọc theo dõi được cau chuyện và hiểu được ý nghĩa . -Khi sắp xếp các ý như vậy là chưa thành bài văn .Ta còn phải biết lập dàn ý .Dàn ý gồm 3phần :Mở bài ;Thân bài ;Kết bài . -Không phải viết y nguyên như truyện có trong sách . -Đề :Kể chuyện một người bạn tốt . -Tìm hiểu đề . -Muốn tìm ý chính xác ta dựa vào nội dung của đề . -Nội dung là ca ngơị người bạn tốt . -Ta kể việc làm tốt của bạn ở mọi nơi . -HS: lên bảng viết dàn ý đã xây dựng => GV + HS uốn nắn sửa chữa . *DÀN Ý CHO ĐỀ (2) 1.Mở bài:Giới thiệu chung về người bạn -Nêu được đức tính tốt của bạn 2.Thân bài : -Kể những việc làm tốt của bạn trong gia đình ,trong học tập ,ngoài xã hội , 3.Kết bài : -Nêu suy nghĩ của em đối với bạn -Bạn để lại cho em một tấm gương để nôi theo . 4.Củng Cố: +Muốn lập dàn ý ta dựa vào đâu để các ý mạch lạc ? =>Dưa vào nội dung của đề bài,tìm ý sau đó sau đó sắp xếp lại thành dàn ý . 5.Dặn Dò: +Về xem lại cách tìm hiểu đề ,tìm ý ,lập dàn ý . +Chuẩn bị viết bài viết số (1)về văn kể chuyện . +Xem lại các mở bài mẫu +Soạn bài :”Từ nhiều nghĩa “ *Chú ý :-đọc nhiều lần và kể lại được văn bản . -Trả lời câu hỏi SGK . *Nhận xét tiết học: __________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ DUYỆT: NGÀYTHÁNGNĂM 200.
Tài liệu đính kèm: