Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31 - Lê Thị Dùm

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31 - Lê Thị Dùm

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

+Hệ thống lại kiến thức về bài văn miêu tả.

+Học sinh thực hiện miêu tả một cách sáng tạo.

2.Kỹ năng:

+Rèn luyện cho học sinh năng lực quan sát,lựa chọn chi tiết tiêu biểu,

+Năng lực tưởng tượng.

3.Tình cảm:

+Yêu thích văn chương .

B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:

+Phương pháp: Trực quan.

+ĐDDH: Đề bài viết.

C.CHUẨN BỊ:

+Giáo viên: Chuẩn bị soạn đề,lập dàn ý.

+Học sinh: Xem lại kiến thức về văn miêu tả.

D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.On định:

2.Kiểm tra: (thông qua)

3.Phát đề:

ĐỀ: Em hãy tả lại bằng trí tưởng tượng của mình về một cô tiên,hay một ông bụt nào đó.(dựa vào các truyện dân gian mà em đã đọc,học).

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31 - Lê Thị Dùm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31 Bài : 28,29
Tiết : 121-122 Văn Bản: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
Ngày dạy: .. MIÊU TẢ SÁNG TẠO 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Hệ thống lại kiến thức về bài văn miêu tả.
+Học sinh thực hiện miêu tả một cách sáng tạo.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện cho học sinh năng lực quan sát,lựa chọn chi tiết tiêu biểu,
+Năng lực tưởng tượng.
3.Tình cảm:
+Yêu thích văn chương ..
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: Trực quan.
+ĐDDH: Đề bài viết.
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên: Chuẩn bị soạn đề,lập dàn ý.
+Học sinh: Xem lại kiến thức về văn miêu tả.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: (thông qua)
3.Phát đề:
ĐỀ: Em hãy tả lại bằng trí tưởng tượng của mình về một cô tiên,hay một ông bụt nào đó.(dựa vào các truyện dân gian mà em đã đọc,học).
@&?
4.Thu Bài:
5.Dặn dò:
+Xem lại lý thuyết về văn miêu tả.
+Soạn bài: “Cầu Long Biên-Chứng Nhân Lịch Sử”.
 +Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 31 Bài :28,29 
Tiết : 123 Văn Bản: CẦU LONG BIÊN-CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
Ngày dạy: .. 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học văn bản đó.
+Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên,từ đó nâng cao,làm phong phú thêm tâm hồn,tình cảm đối với với quê hương,đất nước,đối với các di tích lịch sử.
+Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút ký mang nhiều tính cấht hồi ký này.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện năng lực đọc diễn cảm,phân tích sự kiện.
3.Tình cảm:
+Giáo dục học sinh tình yêu quê hương,ý thức bảo vệ di tích lịch sử.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GT,PT,NVĐ
+ĐDDH: Tranh ảnh sưu tầm.
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên: Soạn giáo án,xem tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 6.
+Học sinh: Đọc văn bản-trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Ký và truyện có điểm nào chung và riêng ?
=>Điểm chung:
-Ký và truyện đều trình bày theo phương thức tự sự.
-Ký và truyện đều có nhân vật kể chuyện.
=>Điểm riêng:
-Ký là ghi lại sự thật.Truyện dựa vào sự thật rồi tưởng tượng thêm.
-Truyện có cốt truyện.Ký thường không có cốt truyện.
-Ký đôi lúc không có nhân vật.Truyện thường có cốt truyện và nhân vật.
3.Bài mới:
 Trải qua quá trình dựng nước,giữ nước có biết bao di tích lịch sử vẫn trường tồn với thời gian.Nhưng di tích sống động và đau thương nhất ,đã chứng kiến biết bao thăng trầm của đất nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ,ấy là cầu Long Biên .Hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung văn bản này.
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Tìm hiểu khái niệm về văn bản nhật dụng,bố cục,từ khó..
GV:Gọi Hs đọc chú thích (*)-sgk.
GV:Qua việc đọc,em hiểu như thế nào là văn bản nhật dụng?
GV:Thuyết giảng thêm về văn bản nhật dụng.
GV:Hướng dẫn Hs đọc vb.
Cần đọc với giọng:chậm rãi,tình cảm,như thể đang tâm tình,trò chuyện với cây cầu-người bạn.
GV:Giải thích các đơn vị từ khó.
GV:Đọc vb-Hs đọc tiếp.
GV:Bài văn có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung của mỗi phần ?
Để tìm hiểu cầu Long Biên vì sao gọi là chứng nhân lịch sử ta tiến hành phân tích.
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Phân tích.
GV:Y/c Hs quan sát phần (1)
GV:Cầu Long Biên được bắc qua sông nào ? Bắt đầu xây dựng và hoàn thành vào năm nào ?
GV:Bên cạnh cầu Long Biên bắc qua sông Hồng còn cầu nào cũng bắc qua sông này nữa ?
GV:Cầu Thăng Long,cầu Chương Dương so với cầu Long Biên,cầu nào hiện đại hơn ?
GV:Tại sao tác giả vẫn nhắc đến cầu Long Biên ? Điều này có ý nghĩa gì ?
GV:Gọi Hs đọc đoạn từ “Cầu Long Biên.quá trình làm cầu”.
GV:Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì ? Với tên ấy có ý nghĩa như thr61 nào ?
GV:tác giả miêu tả chiếc cầu như thế nào ?
GV:tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả chiếc cầu ? Tác dụng của nghệ thuật ấy ?
GV:cầu được người Pháp xây dựng nhằm mục đích gì ? Có phải là thành tựu quan trọng thời văn minh cầu sắt không ?
GV:Đời sống của dân phu Việt nam ra sao trong quá trình xây dựng cầu ?
GV:Cầu Long Biên thời thuộc Pháp gợi cho em suy nghĩ gì về lịch sử XHVN và người dân Hà Nội lúc ấy ?
GV:Gọi Hs đọc đoạn từ “Năm 1945..vững chắc”
GV:Tại sao chúng ta quyết định đổi tên cầu Pôn đume thành cầu Long Biên ?
GV:hãy nêu lên những cảnh vật và sự việc đã được ghi lại ?
GV:cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử ?
GV:Việc trích dẫn một bài thơ và một bản nhạc trong đoạn văn đã có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên ?
GV:So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã phân tích .Vì sao ở đây tình cảm của tác giả bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên ?
(So sánh về ngôi kể,phương thức biểu đạt,cách sử dụng từ ngữ )
GV:Qua các sự việc,cảnh vật gợi cho em suy nghĩ điều gì về lịch sử thời chống Mỹ của nhân dân ta ?
GV:Gọi Hs đọc phần cuối.
GV:Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài văn là cầu Long Biên chứng nhân lịch sử ? Có thể thay từ “chứng nhân” bằng từ “chứng tích” (dấu tích hiện vật có giá trị làm chứng cho sự việc đã qua) được không ?
GV:Hãy tóm tắt những sự kiện lịch sử mà cầu Long Bier6n đã chứng kiến và nêu lên ý nghĩa của các tính từ: sống động,đau thương,anh dũng ?
GV:Gọi Hs đọc đoạn từ “Còn tôi..Việt Nam “
GV:Vì sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối những con tim ?
GV:cầu Long Biên hôm nay và ngày mai có ý nghĩa gì ?
*Hoạt động 3:
*Mục tiêu:Tổng kết
GV:Cầu Long Biên được xây dựng vào năm nào ? Và trải qua những thời kỳ lịch sử nào ?
GV:Hiện nay,cầu Long Biên nhằm thể hiện ý nghĩa gì ? Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật gì ?
HS: Trả lời
HS:Đọc văn bản.
HS; Chia làm 3 phần.
-P1:”Từ đầuthủ đô Hà Nội”
=>Khái quát về cầu Long Biên.
-P2:”Tiếp theo.vững chắc”
=>Cầu Long Biên qua một thế kỷ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân Việt Nam.
-P3: Phần còn lại.
=>Khẳng định ý nghĩa lịch sử của Cầu Long Biên trong XH hiện đại.
+Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
+Xây dựng năm 1898 hoàn thành sau 4 năm.
+Cầu Thăng Long,Cầu Chương Dương.
+Vì Cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng,bi tráng của thủ đô Hà Nội.
+Tên cầu lúc mới hoàn thành mang tên toàn quyền đông dương Pháp ấy là Pôn-Đume.Cái tên gợi nhắc một thời thực dân,nô lệ,áp bức và bất công.
+Tên gọi,độ dài,trọng lượng,hình dáng,vị trí,công dụng,quy cách và câu tạo.
+Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh,gây cho người đọc ít nhiều bất ngờ,lý thú vì sức mạnh của kỹ thuật cầu sắt,vì sự tiến bộ của công nghệ làm cầu lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.
+Cần phân biệt được chế độ thuộc địa Pháp,động cơ xây dựng cầu không phải là để mở mang khoa học,văn hoá cho nhân dân ta mà để tiện đường giao thông khai thác thuộc địa có hiệu quả,đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
+Dân phu VN ăn ở khổ cực,bị đối xử tàn nhẫn,hàng nghìn người VN bị chết trong quá trình làm cầu.
Hs chốt ý-phát biểu.
+Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng ở chỗ nó chứng tỏ ý thức chủ quyền,độc lập của dân tọc.
+Cảnh vật:
-Cảnh đẹp dưới cầu LB.
-Nhữngngày tháng thời chốngPháp
-Những năm tháng chống Mỹ.
-Những ngày nước lên cao..
-Những năm tháng hoà bình.
.Cầu được đổi tên
.Cầu là chứng nhân của tháng năm hoà bình
=>Kỷ niệm thời chống Mỹ ác liệt,hùng dũng hơn,hùng tráng hơn,đau thương và anh dũng
+Nâng cao ý nghĩa tư tưởng của đoạn văn:CLB là chứng nhân lịch sử.
+Thể hiện tình cảm đối với quê hương,đất nước,đối với di tích lịch sử của những thế hệ sau.
+Tác giả chuyển sang ngôi kể thứ nhất (“tôi” lặp lại 10 lần”)
+Biểu đạt theo phương thức biểu cảm.
+Dùng từ:hàng loạt tính từ ,động từ:trangtrọng,ngắm,quyến rũ,khát khao,bi thương, hùng tráng, đau nhói, oanh liệt,oai hùng,thân thương,tơi tả,ứa máu.
Hs chốt ý-phát biểu.
+Không gọi là vật chứng hay chứng tích mà gọi là chứng nhân ,cách nhân hoá đó đã đem lại sự sống,linh hồn cho sự vật vô tri,vô giác.CLB đã trở thành người đương thời của bao thế hệ,như nhân vật bất tử chịu đựng,nhìn thấu,xúc động trước bao đổi thay,bao nỗi thăng trầm của thủ đô,của đất nước và con người VN.
+Hs tóm tắt.
+Chính cầu Long Biên như một nhân chứng sống động,đau thương,anh dũng đã góp phần xoá dần khoảng cách ấy nên từ một chiếc cầu bằng sắt thép nối khoảng cách đôi bờ,tác giả đã gợi cho ta nghĩ đến một “nhịp cầu vô hình” rút ngắn cự ly giữa những trái tim.
+Cầu LB mãi mãi là chứng nhân lịch sử và cũng chính là nhịp cầu nối kết mọi dân tộc ở năm châu bốn bể.
Hs nêu phần ghi nhớ sgk.
*Khái Niệm:
Vb nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi,bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên,môi trường,năng lượng,dân số,quyền trẻ em..
*Bố Cục: 
Chia làm 3 phần.
I.Phân Tích:
1.Cầu Long Biên Là Nhân Chứng Lịch Sử:
4.Củng cố:
+Tìm ở địa phương em (phạm vi có thể là xã,huyện,tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương ?
=>Học sinh thực hiện trả lời theo sự hồi tưởng trong trí nhớ qua lời kể của ông bà,cha mẹ hoặc đọc được trong sách báo.
5.Dặn dò:
+Học thuộc lòng phần ghi nhớ sgk.
+Đọc lại văn bản.
+Soạn bài : “Viết Đơn” - Sưu tầm mẫu đơn.
 +Nhận xét tiết học:
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 31 Bài : 28,29
Tiết : 124 Văn Bản: VIẾT ĐƠN
Ngày dạy: 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Hiểu được các tình huống cần viết đơn:khi nào viết đơn?Viết đơn để làm gì ?
+Biết cách viết đơn đúng quy cách và nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết đơn.
2.Kỹ năng:
+Biết nhận thức khi nào cần viết đơn;cách viết đơn ra sao .
3.Tình cảm:
+Giáo dục tính trung thực ở học sinh.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: GM,ĐST,TL,QN.
+ĐDDH: các mẫu biên bản,mẫu đơn
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên: Soạn giáo án,xem các qui định viết đơn.
+Học sinh: Đọc bài,trả lời câu hỏi.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Nhắc lại cách chữa câu thiếu chủ ngữ?
=>Cách chữa:
-Thêm chủ ngữ
-Biến trạng ngữ thành chủ ngữ
-Biến vị ngữ đã cho thành một kết cầu chủ-vị.
3.Bài mới:
 Mỗi khi cần nghỉ học,em phải nhờ bố,mẹ làm gì ? Em có đọc trên giấy tờ mà bố(mẹ) đã viết những gì khi xin cho em nghỉ học ? Và cái mà bố,mẹ em đã thực hiện khi em phải nghĩ học đó là đơn xin phép nghỉ học.Vậy,thế nào là một văn bản đơn từ ?
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Khi nào cần viết đơn, trường hợp nào phải viết đơn.
GV:Gọi Hs đọc mục(1)-sgk.
GV:Qua bốn trường hợp (ngữ liệu sgk) trên,em thử rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn ?
GV:Gọi Hs đọc mục(2)-sgk.
GV:Trong những trường hợp sau (theo ngữ liệu sgk),trường hợp nào cần phải viết đơn ? Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác ? Vì sao ?
GV:Qua hai bài tập trên,em có thể rút ra kết luận gì ? Viết đơn nhằm mục đích gì ?
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Năm được các loại đơn và nội dung không thể thiếu trong đơn.
GV:Gọi Hs đọc mục(1)-phầnII-sgk.
GV:căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày trong đơn,người ta chia làm hai loại đơn.Đó là những loại đơn nào?
GV:Gọi Hs đọc mục(2)-phầnII-sgk.
GV:Hãy đọc hai mẫu đơn và tìm chỗ giống,khác nhau giữa hai lá đơn ? Những phần nào là quan trọng,không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ?
*Hoạt động 3:
*Mục tiêu:Giúp Hs trình bày một lá đơn sao cho khoa học,rõ ràng,gọn nhẹ
GV:Gọi Hs đọc một số lưu ýa trong sgk-trang 134-135.
GV:Khi viết đơn cần phải viết như thế nào ?
HS:Tư duy-trả lời.
+Khi đề đạt một nguyện vọng,yêu cầuthì viết đơn.
+Trường hợp (a)(b)(d) là phải viết đơn.Trường hợp(c) không phải viết đơn mà có thể viết bản tường trình hay tờ kiểm điểm trước thầy(cô) bộ môn,gvcn về khuyết điểm của mình.
+Trong cuộc sống con người,rất nhiều khi cần phải viết đơn khi có nguyện vọng,yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
+Đơn là loại văn bản hành chính không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.
HS:Tư duy-trả lời
+Đơn viết theo mẫu in sẵn
+Đơn không viết theo mẫu.
HS:Thảo luận-đại diện trả lời.
*Giống:
-Quốc hiệu
-Ngày,tháng,năm viết đơn
-Tên đơn
-Tên người viết
-Tên người gửi
-Lý do viết đơn,những yêu cầu,đề nghị của người viết.
-Lời cam đoan
-Cảm ơn
-Chữ ký,họ tên người viết.
*Khác:
-Nội dung của đơn khác nhau.
HS: Tư duy-trả lời
+Phải trình bày trang trọng,ngắn gọn,sáng sủa và theo một số mục nhất định.
I.Khi Nào Cần Viết Đơn?
Khi đề đạt một nguyện vọng,yêu cầuthì viết đơn.
II.Các Loại Đơn Và Nội Dung:
1.Các Loại Đơn:
Có hai loại đơn:
+Đơn viết theo mẫu in sẵn
+Đơn không viết theo mẫu.
2.Nội Dung Không Thể Thiếu:
-Tên người hoặc tổ chức,cơ quan cần gửi.
-Tên người viết.
-Tên người hoặc tổ chức cơ quan nhận đơn
-Nội dung:lý do viết,đề nghị,yêu cầu..
III.Cách Thức Viết Đơn:
Phải trình bày trang trọng,ngắn gọn,sáng sủa và theo một số mục nhất định.
4.Củng cố:
+Khi nào cần viết đơn ? Những nội dung nào không thể thiếu trong đơn ?
=>Khi có một yêu cầu nguyện vọng thì ta viết đơn.Nội dung không thể thiếu trong đơn là:
 -Tên người nhận đơn
 -Tên người gởi
 -Lý do viết đơn
5.Dặn dò:
+Học thuộc lòng phần ghi nhớ sgk.Xem lại các mẫu đơn.
+Soạn bài: “Bức Thư Của Thủ Lĩnh Da Đỏ” -Đọc vb nhiều lần.
 +Nhận xét tiết học:
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
DUYỆT:
NGÀY .THÁNG.NĂM..

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6_TUAN 31.doc