Giáo án Ngữ văn 6 tuần 3 tiết 11, 12 Tập làm văn: sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 3 tiết 11, 12 Tập làm văn: sự việc và nhân vật trong văn tự sự

TẬP LÀM VĂN:

 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

- Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự: Sự việc và nhân vật

- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: Sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, với chủ đề tác phẩm, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.

Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động vừa là người được nói tới.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Ghi bảng phụ 7 sự việc như sách giáo khoa trang 37, mặt sau kẻ sẵn mẫu nhân vật trong văn tự sự.

- Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới

 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Có các ý kiến sau về tự sự, theo em ý kiến nào đúng?

a- Tự sự là kể các sự việc mà ai đó đã làm

b- Tự sự là kể một cốt truyện hấp dẫn.

c- Tự sự là kể 1 chuỗi sự việc, việc này tiếp theo việc kia, cuối cùng tạo thành kết thúc

d- Tự sự là kể 1 chuỗi sự việc, việc này tiếp theo việc kia.

- Kiểm tra bài tập 5 trang 30

 

doc 4 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 3 tiết 11, 12 Tập làm văn: sự việc và nhân vật trong văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/9/2009
Tiết11,12 12,13
TẬP LÀM VĂN:
 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được 2 yếu tố then chốt của tự sự: Sự việc và nhân vật
- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: Sự việc có quan hệ với nhau và với nhân vật, với chủ đề tác phẩm, sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, với chủ đề tác phẩm, diễn biến, nguyên nhân, kết quả.
Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động vừa là người được nói tới.
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Ghi bảng phụ 7 sự việc như sách giáo khoa trang 37, mặt sau kẻ sẵn mẫu nhân vật trong văn tự sự.
- Học sinh: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Có các ý kiến sau về tự sự, theo em ý kiến nào đúng?
a- Tự sự là kể các sự việc mà ai đó đã làm
b- Tự sự là kể một cốt truyện hấp dẫn.
c- Tự sự là kể 1 chuỗi sự việc, việc này tiếp theo việc kia, cuối cùng tạo thành kết thúc
d- Tự sự là kể 1 chuỗi sự việc, việc này tiếp theo việc kia.
- Kiểm tra bài tập 5 trang 30
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mối liên hệ liên tục của sự việc trong văn tự sự
Tìm hiểu mối liên hệcủa sự việc trong văn tự sự.
I- Đặc điểm của sự việc trong văn tự sự
- Giáo viên treo bảng phụ đã ghi sẵn 7 sự việc, gọi học sinh đọc
Đọc
- Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc? (giáo viên giải thích “cao trào”)
Suy ngĩ và trả lời.
1.Sự việt trong văn tự sự.
- Hãy nêu mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc trên? (giáo viên giải thích thêm)
Phát hiện và trả lời.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu sự việc được kể
Tìm hiểu sự việc được kể.
- Giới thiệu 6 yếu tố cần thiết của sự việc: ai làm, xảy ra ở đâu, xảy ra lúc nào, vì sao xảy ra, xảy ra như thế nào, kết quả ra sao? Vậy em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Ai (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Hùng Vương, Mị Nương); ở đâu (thành Phong Châu); Lúc nào? (thời Vua Hùng); nguyên nhân (sự ghen tuông dai dẳng của Thuỷ Tinh), diễn biến (Sơn Tinh Thuỷ Tinh cầu hôn " Vua Hùng ra điều kiện" Sơn Tinh đến trước được vợ " Thuỷ Tinh đến sau tức giận đánh Sơn Tinh); kết quả (Thuỷ Tinh thua nhưng không cam chịu, hàng năm dâng nước đánh)
- Có thể xoá bỏ thời gian và địa điểm của truyện được không? Vì sao?
- Không được vì như vậy cốt truyện thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không?
- Cần thiết vì như thế mới chống chọi nổi Thuỷ Tinh.
- Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể được không?
- Không được vì đó là nguyên nhân chính gây nên câu chuyện.
- Việc Thuỷ Tinh nổi giận có lý không? Lý ấy thể hiện ở những sự việc nào?
- Có lý vì vua Hùng thiên vị, ra điều kiện dẽ dàng cho Sơn Tinh, vì Thuỷ Tinh rất kiêu ngạo cho rằng mình chẳng kém gì Sơn Tinh nhưng chỉ vì chậm chân mà mất vợ nên rất tức và vì Thuỷ Tinh có tính ghen tuông ghê gớm.
- Giáo viên nhấn mạnh: Nếu kể 1 câu chuyện mà chỉ dựa có 7 sự việc như đã nêu ở Sách giáo khoa thì câu chuyện sẽ trừu tượng, khô khan. Cho nên sự việc hay phải các các sự việc cụ thể, chi tiết do đó không nên bỏ đi các chi tiết vừa nêu.
* Hoạt động 3: Giáo viên giảng lướt để làm rõ thái độ yêu ghét của người kể
- Giáo viên: Em hãy cho biết sự việc nào chứng tỏ người kể có thiện cảm với Sơn Tinh và vua Hùng?
- Khi kể về vua Hùng và Sơn Tinh người kể thường có giọng kể trang trọng, thành kính
- Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh.
- Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì?
" Giáo viên nhấn mạnh: Đây chính là chủ đề của truyện
- Sơn Tinh thắng 2 lần và mãi mãi năm nào cũng thắng có ý nghĩa khẳng định con người chiến thắng được lũ lụt
- Có thể để cho Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao?
- Không được, vì như thế con người sẽ thất bại bị tiêu diệt còn đâu đến ngày nay.
- Có thể xoá bỏ sự việc: “Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước.” được không? Vì sao?
- Không được, vì đó là hiện tượng thiên nhiên đã trở thành 1 quy luật tất yếu thường xảy ra hàng năm ở nước ta nhất là vùng đồng bằng Bắc bộ
" Giáo viên chốt ý chính và ghi bảng: Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về (ghi vở) sắp xếp cho hợp lý.
- Thời gian, địa điểm.
- Nhân vật cụ thể
- Nguyên nhân, kết quả, diễn biến
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ (mục 1) trang 38
* Hoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự:
Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự.
2- Nhân vật trong văn tự sự
- Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và cho biết ai là nhân vật chính? Ai là nhân vật phụ? Vì sao em biết? 
- Nhân vật phụ có thể bỏ đi được không? Vì sao?
- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh " được nói đến nhiều nhất.
- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương, Lạc hầu Chỉ nói qua hoặc nhắc tên nhưng cần thiết không thể bỏ đi vì giúp cho nhân vật chính H??? động.
- Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
- Được gọi tên, đặt tên
- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng
- Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu.
- Giáo viên treo bảng phụ đã kẻ sẵn về nhân vật, yêu cầu học sinh điền vào.
NHÂN VẬT
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Việc làm
" Giáo viên chốt ý: Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết vai trò của nhân vật trong văn tự sự như thế nào?
- Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, vừa là người được nói tới
- Nhân vật chính
- Nhân vật phụ
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 38
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Giải bài tập.
III- Luyện tập
- Bài tập 1: Cho học sinh làm độc lập bằng miệng câu a, b
- Chỉ ra sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã làm
- Vai trò, ý nghĩa của nhân vật:
+ Chính: Làm nhiều sự việc, nhắc đến nhiều.
+ Phụ: Chỉ nói qua, nhắc tên.
1- a, b: miệng
- Yêu cầu học sinh trả lời câu c
- Không thể đổi vì:
+ c1: chưa làm rõ nội dung chính của truyện
+ c2: dài dòng, đánh đồng giữa cái nhân vật chính và phụ
+ c3: Quá đề cao tài của Sơn Tinh trong khi Thuỷ Tinh có vai trò cũng quan trọng
c- không thể đổi
Giáo viên giải thích thêm: cách đặt tên văn bản theo nhân vật chính là 1 cách đặt tên truyền thống, thói quen của dan gian được phổ biến nhiều (Thạch Sanh, Sọ Dừa, Thánh Gióng)
IV. Củng cố:
	- Các yếu tố then chốt của văn tự sự là gì? (sự việc và nhân vật)
	- 6 yếu tố cần thiết của sự việc là gì? Nhân vật trong văn tự sự phải được kể như thế nào? (gọi tên .. dáng điệu)
 V. Dặn dò:
- Làm bài tập 2 SGK trang 39; bài tập 3 và 4 sách bài tập trang 19 (chọn 1 trong 3 câu a, b, c)
	- Soạn Sự tích Hồ Gươm
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11&12.doc