Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25-26 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25-26 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền

I. Mục tiêu bài học:

- Nhận thức của HS về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học.

- Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết những đoạn văn ngắn

- Tích hợp với phần tiếng Việt ở kĩ năng sử dụng các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ trong cả 2 phần kiểm tra.

II. Lên lớp:

1. Giới thiệu: (Trực tiếp):

2. Tiến trình thực hiện các hoạt động:

GV phát đề.

HS làm bài viết 1 tiết.

ĐỀ:

Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).

* Chọn câu trả lời đúng nhất, đánh dấu bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.

1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?

 a. Không nên bắt nạt người yếu kém hơn mình để ân hận suốt đời.

 b. Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơn.

 c. Không nên ít kỉ, chỉ biết mình, chỉ nói suông mà chẳng làm gì để giúp đỡ người cần giúp đỡ.

 d. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

 

doc 14 trang Người đăng vanady Lượt xem 1523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25-26 - Năm học 2007-2008 - Trương Thị Thanh Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
- Tiết 97: Kiểm tra Văn
- Tiết 98: Trả bài viết ở nhà
- Tiết 99,100: Lượm - mưa
Ngày soạn: 05/03/2006
Tiết 97
KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu bài học:
- Nhận thức của HS về các văn bản tự sự văn xuôi và thơ hiện đại đã học.
- Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết những đoạn văn ngắn
- Tích hợp với phần tiếng Việt ở kĩ năng sử dụng các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ trong cả 2 phần kiểm tra.
II. Lên lớp:
1. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
2. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
GV phát đề.
HS làm bài viết 1 tiết.
ĐỀ:
Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).
* Chọn câu trả lời đúng nhất, đánh dấu bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.
1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
	a. Không nên bắt nạt người yếu kém hơn mình để ân hận suốt đời.
	b. Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ mạnh hơn.
	c. Không nên ít kỉ, chỉ biết mình, chỉ nói suông mà chẳng làm gì để giúp đỡ người cần giúp đỡ.
	d. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
2. Ai là nhân vật chính trong văn bản “Vượt thác”
a. Dượng Hương Thư	b. Cô bé Kiều Phương
c. Thầy Ha-men	d. Chú bé Phrăng
3. Vị trí của người miêu tả trong văn bản “Vượt thác” là ngồi trên thuyền quan sát. Vị trí này có những thuận lợi nào?
a. Có thể quan sát rõ ràng cảnh vật hai bên bờ sông
b. Có thể quan sát được sự thay đổi liên tục của cảnh vật
c. Có thể quan sát rõ ràng những cảnh vật rất xa ở hai bên bờ sông
d. Câu a và b đúng.
4. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự	b. Miêu tả	c. Biểu cảm	d. Nghị luận
5. Vì sao trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” tác giả Minh Huệ không kể về lần thức dậy thứ hai của anh đội viên?
a. Vì tác giả nhầm hoặc quên từ thứ ba và thứ hai
b. Vì Minh Huệ không muốn câu chuyện bị trùng lặp
c. Vì có lẽ lần thứ hai thức dậy anh đội viên ngại không nói, không dám mời Bác ngủ và lại thiếp đi, ngủ tiếp
d. Đó là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Người đọc có thể ngầm hiểu rằng lần thứ hai anh đội viên cũng đã cố mời mà Bác vẫn không ngủ. Để đến lần thứ ba thức dậy, tâm trạng của anh mới càng lo sợ, hốt hoảng giật mình hơn.
6. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Hình tượng Bác Hồ không ngủ được là tại vì sao?
a. Vì Bác lo cho đoàn dân công và lo cho đất nước.	b. Vì trong mái lều tranh chật hẹp.
c. Vì đêm khuya, trời lạnh.	d. Vì Bác đang nhớ nhà, nhớ quê.
7. Tại sao khi nhìn thấy thầy Ha-men đứng dậy, người tái nhợt, chú bé Phrăng lại cảm thấy vô cùng lớn lao?
a. Vì Phrăng rất yêu kính thầy.
b. Vì em vừa phát hiện được phẩm chất cao quý của thầy.
c. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục trước nhân cách cao đẹp của thầy.
d. Vì từ nay Phrăng không được học thầy nữa.
8. Ai là nhân vật chính trong truyện “Buổi học cuối cùng”?
a. Chú bé Phrăng	b. Thầy Ha-men	
c. Cả hai: Chú bé Phrăng và thầy Ha-men	d. Nước Pháp
9. Người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã gọi em gái mình – cô bé Kiều Phương là Mèo. 4 bạn A, B, C, D đã có ý kiến khác nhau về điều này. Còn theo em?
A. Nhân hoá	B. So sánh	C. Ẩn dụ	D. So sánh và ẩn dụ
10. Truyện “Buổi học cuối cùng”, “Bức tranh của em gái tôi” và “Bài học đường đời đầu tiên” đều có điểm gì chung về cách kể?
a. Kể theo thứ tự thời gian.	b. Ngôi kể thứ nhất
c. Các phép so sánh, nhân hoá và ẩn dụ được sử dụng rộng rãi.	d. Kể không theo thứ tự nào.
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 6 - 8 câu tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
Ngày soạn: 05/03/2006
Tiết 98
TRẢ BÀI VIẾT ở nhà
I. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh nắm được ưu khuyết điểm về bài miêu tả của mình, sửa chữa, củng cố thêm một lần nữa lí thuyết về văn miêu tả.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 GV phát bài cho học sinh.
 HS đọc đề và tự nêu yêu cầu của đề.
 Đề: Tả lại hình ảnh cây Mai hoặc cây Đào vào dịp tết đến xuân về.
 GV nhận xét và bổ sung thêm
 Yêu cầu: Miêu tả.
 GV nhận xét các ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của lớp theo từng vấn đề.
* Nhận xét: 
 1. ưu điểm:
 - Nội dung: đúng nội dung.
 - Hình thức: Bố cục rõ ràng, có phân biệt nội dung của các đoạn.
 2. Nhược điểm:
 - Các ý trong câu chưa rõ ràng.
 - Dùng từ, đặt câu chưa hợp lí, chữ viết chưa rõ ở một số bài.
 - Đa số HS còn sai chính tả nhiều.
 GV chữa một số bài, đoạn tiêu biểu
 GV: Cùng 3 HS đọc 2 bài viết khá nhất và trích đọc 1 số đoạn trích hay về các mặt khác nhau.
 HS góp ý kiến về các bài, đoạn ấy.
 HS tiếp tục chữa bài ở nhà.
4. Hướng dẫn học bài:
Soạn bài tiếp theo “Lượm”, “Mưa”
+ Đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, tác giả.
+ Trả lời câu hỏi 2, 3, 4 sách giáo khoa
Ngày soạn: 06/03/2006
Tiết 99,100
LƯỢM
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS cảm nhận vẽ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hy sinh của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nhân vật người kể và biểu hiện cảm xúc.
Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
1. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự.	b. Miêu tả.	c. Biểu cảm.	d. Nghị luận.
 2. Cụm từ “ Người cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
	a. So sánh.	b. Nhân hoá. 	c. Ẩn dụ. 	d. Hoán dụ.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 HS đọc đoạn trích phần (*)
I. Vài nét về tác giả-tác phẩm:
 - Tên thật Nguyễn Kim Thành (1920-2002) quê ở Thừa Thiên Huế.
 - Tác phẩm được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
 HS đọc bài thơ
 Có thể chia làm mấy đoạn?
II. Đọc – Hiểu văn bản:
 1. Bố cục: 3 đoạn
 - “ xa dần” Nhớ lại cuộc gặp gỡ giữa nhà thơ và Lượm
 - “ giữa đồng” Lượm hi sinh khi làm nhiệm vụ.
 - Phần còn lại: Hình ảnh sống mãi.
 Lượm được miêu tả như thê snào qua hình dáng, trang phục, cử chỉ và lời nói
 Trong các chi tiết ấy, em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? (HSTL)
 2 Phân tích:
 a. Hình ảnh của Lượm:
 - Chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh
 - Cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
 - Mồm huýt sáo vang
 Nhảy trên đường vàng.
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả? Cách dùng từ như thế nào? (HD tìm từ láy)
à Miêu tả 1 cách cụ thể sống động, dùng nhiều từ láy gợi hình để vẽ lên hình dáng và tính cách của Lượm: hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời.
 Tìm những câu thơ miêu tả Lượm đang làm nhiện vụ? (bỏ thư  đồng)
 Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết thơ nào?
 Các chi tiết ấy gợi cho em những tình cảm và suy nghĩ gì?
 - Lượm hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.
à Một cái chết dũng cãm nhưng nhẹ nhàng và thanh thản, hình ảnh của Lượm còn sống mãi với quê hương.
 b. Tình cảm của nhà thơ:
 Tình cảm của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua cái nhìn và cách xưng hô ở phần đầu bài thơ?
 - Có cái nhìn trìu mến khi miêu tả vẻ đẹp hồn nhiên của Lượm còn sống mãi với quê hương.
 - Cách xưng hô thân thiết ruột rà (chú – cháu)
 Khi nghe Lượm hi sinh tác giả đã thay đổi cách xưng hô như thế nào? Cách gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì?
 Lượm hi sinh nhưng đối với tác giả Lượm còn không?
 - Gọi “đồng chí”: Vừa thân tình vừa trân trọng coi Lượm như bạn chiến đấu.
 - Khi Lượm hi sinh nhà thơ đau xót “Thôi rồi Lượm ơi!” nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi trong tâm trí của nhà thơ và với cuộc đời.
 Trong bài có những câu thơ có cấu tạo đặc biệt. Hãy tìm những câu thơ ấy?
 (Ra thế – Lượm ơi – Thôi rồi Lượm ơi  đau xót)
 Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung nào từ bài Lượm?
 Nghệ thuật
 (Miêu tả + bø cảm, 4 tiếng, gieo vần. Cuối câu cấu tạo bằng nhiều từ láy có cấu trúc đặc biệt)
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập: Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ câu “Một hôm nào đó” đến hết bài thơ.
4. Củng cố: 
	1. Qua bài thơ , em thấy Lượm là một chú bé như thế nào?
	a. Hồn nhiên, nhanh nhẹn.	b. Say mê tham gia công tác kháng chiến.
	c. Dũng cảm không sợ nguy hiểm.	d. Tất cả đều đúng.
	2. Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” có ý nghĩa như thế nào?
	a. Lượm không còn sống nữa.
	b. Lượm có thể còn sống.
	c. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, còn mãi trong lòng mọi người.
	d. Tất cả đều đúng.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc diễn cảm bài thơ, học thuộc lòng bài thơ
- Soạn bài Mưa theo gợi ý:
	+ Đọc và tìm hiểu về thể thơ, trình tự miêu tả trong bài thơ.
	+ Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ.
	+ Tìm hiểu hình ảnh con người ở đoạn cuối bài thơ.
	+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài.
- Soạn bài tiếp theo “Hoán dụ”.
	+ Tìm hiểu các ví dụ để nắm khái niệm.
	+ Phân biệt các kiểu hoán dụ.
Tuần 26
- Tiết 101: Hoán dụ
- Tiết 102: Tập làm thơ bốn chữ
- Tiết 103,104: Cô Tô
Ngày soạn:16/2/2009 
Tiết 101
	Tiếâng việt :	HOÁN DỤ
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm được các khái niệm hoán dụ.
- Các kiểu hoán dụ và tác dụng.
-Tích hợp môi trường ở phần luyện tập.
II. Tiến trình dạy và học:
Kiểm tra bài cũ: 	.
-Có mấy kiểu so sánh ? So sánh có tác dụng gì?
-Chọn câu trả lời đúng.Câu thơ sau có sử dụng kiểu so sánh nào?
	“Quê hương là con đò nhỏ
 ... äng có quan hệ gì? 
Ị Quan hệ bộ phận - toàn thể.
? Một, ba gợi em liên tưởng đến gì?Giua “một” với số ít,ba với số nhiều có quan hệ gì?
Ị Một, ba : SL cụ thể, được dùng thay cho số ít, nhiều nói chung. Quan hệ cụ thể - trừu tượng.
? Đổ máu gợi cho em liên tưởng đến dấu hiệu gì? Ị chiến tranh.”Đổ máu”_dấu hiệu thường dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung.
Ị Ngày Huế đổ máu là ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống TD Pháp quay trở lại xâm lược (1947)
? Đó là mqh gì ?quan hệ dấu hiệu sự vật_sự vật.
* Hs đọc BT1 d). (SGK.84) (luyện tập)
? Trái đất (vật chứa đựng) gợi cho em liên tưởng gì?(liên tưởng đến những người sống trên trái đất)
? Mối quan hệ giữa các sự vật ntn?
 CTrái đất: Lấy vật chứa đựng (trái đất) để biểu thị vật bị chứa đựng (những người sống trên trái đất)
 ? Qua phân tích các VD SGK, em hãy liệt kê những kiểu hoán dụ ? 
-2-3HS trả lời theo nội dung vừa học ở ghi nhớ 2 (Không nhìn SGK)
-1-2 HS đọc ghi nhớ và ghi vào vở.
 4/Củng cố:-Hoán dụ là gì?
 -Hoán dụ có mấy kiểu?
 -Gv sử dụng bảng phụ viết bài tập trắc nghiệm.
GV sử dụng bảng phụ viết bài tập số 1.
Vd:sgk/83
a) Bàn tay ta: người lao động.
 Ị Bộ phận - toàn thể
b) Một (số lượng cụ thể) õ số ít ( ít cây)
 Ba (số lượng cụ thể) số nhiều ( nhiều cây)
Ị Cụ thể - trừu tượng
c) Đổ máu: dấu hiệu chiến tranh. 
Ị dấu hiệu sự vật - sự vật.
d) Trái Đất: những người sống trên Trái Đất - nhân loại
Ị vật chứa đựng - vật bị chứa đựng.
*Ghi nhớ 2: SGK/ 83. 
-GV gọi 1 HS xác định yêu cầu BT1.
-1 HS đọc bài tập.
-GV cho HS lên bảng trình bày.
-GV gọi từng HS nhận xét BT .
*Tích hợp môi trường ở câu b. “Vì lợi ích mười năm trồng cây” .Để thực hiện theo lí tưởng của Bác “trồng cây” đem lại lợi ích cải thiện môi trường thiên nhiên trong lành và phục vụ ngành lâm nghiệp.
-GV gọi 1 HS xác định yêu cầu BT2.
-1HS đọc bài tập.
Hs thảo luận.Gv phân công tổ 1 tìm điểm giống nhau ,tổ 2 tìm điểm khác nhau , tổ 3 cho vd.
-GV cho HS từng tổ lên bảng trình bày.(Các tổ giới thiệu và trình bài).
-GV gọi HS tổ khác nhận xét, bổ sung .
-GV có thể gọi HS khá giỏi đặt VD so sánh 2 trường hợp.
III- Luyện tập:
 BT1. Các phép hoán dụ và mqh :
a)Làng xóm: người nông dân .
ÚQuan hệ: vật chứa đựng với vật bị chứa đựng .
b)Mười năm: thời gian trước mắt.
-Trăm năm: thời gian lâu dài .
ÚQuan hệ: cụ thể – trừu tượng .
c)Áo chàm: người dân Việt Bắc .
ÚDấu hiệu của sự vật với sự vật .
d)Trái đất: nhân loại .
ÚQuan hệ: vật chứa đựng và vật bị chứa đựng .
 BT2. So sánh Hoán dụ và Ẩn dụ:
 - Giống: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật hiện tượng khác.
 - Khác:
Ẩn dụ
Hoán dụ
 Dựa vào quan hệ tương đồng (giống nhau) .Cụ thể là tương đồng về:-Hình thức;
 -Cách thức thực hiện;
 -Phẩm chất;
 -Cảm giác.
 Dựa vào quan hệ tương cận (gần gũi) .Cụ thể:
-Bộ phận-toàn thể;
-Vật chứa đựng-vật bị chứa đựng;
-Dấu hiệu của sự vật-sự vật;
-Cụ thể-trừa tượng.
VD: Người Cha mái tóc bạc 
ÚAån dụ phẩm chất .Gv giải thích thêm : vì theo nhà thơ Minh Huệ Bác với Người cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác,tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con,) 
- Má hồng phậàn bạc
ÚHoán dụ, dấu hiệu sự vật- sự vật
Gv giải thích thêm: Người con gái đẹp thường có số phận hẩm hiu, bấp bênh.
5. Hướng dẫn HS học ở nhà:
- Xem lại kĩ nội dung bài học ở nhà.
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
- Hoàn thành các bài SGK :
+Viết thuộc lòng đoạn thơ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ từ : “Lần thứ ba thức dậy” đến “Anh thức luôn cùng Bác”.
+Sau đó kiểm tra lại chính tả.
-Soạn bài : “Tập làm thơ 4 chữ” :
+Xem trước yêu cầu phần chuẩn bị ở nhà.
+Xem kĩ phần Đọc thêm về thơ 4 chữ, sau bài Lượm (SGK. 77)
+Tìm hiểu kĩ khái niệm : Vần chân ? Vần lưng ? Vần liền ?
+Tham khảo những bài thơ mẫu ở SGK, trang 85, 86.
+Mỗi em cần phải cố gắng sáng tác thử 1 bài thơ trước ở nhà.
*RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 12/03/2006
Tiết 102
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I. Mục tiêu bài học:
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể thơ 4 chữ.
- Nhận diện và phân tích vần luật của thể thơ này.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	- Hoán dụ là gì?
	- Có mấy kiểu hoán dụ? trình bày ra và cho ví dụ. 	
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
 HĐ1: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 Hãy nêu lên và chỉ ra nõ chữ cùng vần với nhau trong b/thơ lượm?
 Hãy chỉ ra đâu là vần chân, vần lưng trong đoạn thơ của Xuân Diệu?
 Trong hai đoạn thơ, một của Tố Hữu, một trích từ bài đồng dao. Đoạn nào gieo vần liền, đoạn nào gieo vần cách? 
I. Tìm hiểu cách làm thơ bốn chữ:
 - Các vần trong bài thơ Lượm:Choắt, thoắt,
 - Các vần lưng: Hàng – ngang; Trang – màng.
 Các vần chân: Núi – bụi
 - Đoạn thơ gieo vần liền là đoạn trong bài đồng dao: hẹ – mẹ; Đàn – càn.
 Đoạn thơ gieo vần cách là đoạn của Tố Hữu: Cháu – sáu; Ra – nhà.
 HĐ2: Tập làm thơ bốn chữ trên lớp.
II. Thực hành làm thơ:
 Bước 1: - HS trình bày đoạn ( bài) thơ bốn chữ đã chuẩn bị ở nhà.
 - GV yêu cầu HS chỉ ra nội dung, đặc điểm( vần, nhịp) của đoạn ( bài) thơ mình đã làm.
 - Vần lưng: Là loại vần được gieo vào giữa dòng thơ.
 VD: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
 Một buổi trưa nắng dài bãi cát. ( Tố Hữu)
 - Vần chân: gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
 VD: Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. ( Quang Dũng)
 - Vần liền, vần cách: SGK
 Bước 2: Cả lớp nhận xét những điểm được và chưa được trong bài của bạn.
 Bước 3: Cả lớp góp ý, cá nhân sửa chữa bài làm của mình.
 Bước 4: GV cùng cả lớp đánh giá, nhận xét.
 HĐ3: Luyện tập
III. Luyện Tập:
 Chỉ ra hai chữ sai vàg thay bằng từ đúng vần: Sưởi -> cạnh; đò -> sông.
4. Củng cố: 
	Gọi vài HS đọc bài thơ mình đã tự sáng tác.
5. Hướng dẫn học bài:
Soạn bài: “ Cô tô”:
Đọc văn bản và xem trước về tác giả, tác phẩm.
Trả lời câu hỏi 3,4 SGK tr 91.
Ngày soạn: 13/03/2006
Tiết 103,104
Cô tô
I. Mục tiêu bài học:
Cảm nhận được vẽ đẹp trong sáng, tráng lệ hùng vĩ, nhộn nhịp và vui tươi trong bức tranh và đời sống con người vùng đảo biển Cô Tô.
Luyện kỹ năng bố cục, chọn tính từ, động từ miêu tả điểm nhìn.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	Câu 1: Hoán dụ có mấy kiểu?
	a. Hai kiểu.	b. Ba kiểu.	c. Bốn kiểu. 	d. Năm kiểu.
	Câu 2: Đoạn thơ sau đây gieo vần gì?
	“ Đường đi thì nhỏ
	 Bờ cỏ thì xanh 
 Trời cao thì thanh 
 Em ơi!có rõ ”
	a. Vần lưng 	b. Vần cách.	c. Vần liền.	d. Có cả ba cách gieo vần trên.
2 Giới thiệu: (Trực tiếp):	
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Hoạt động của GV
Ghi bảng
 HS đọc phần (*) của chú thích
I. Vài nét về tác giả-tác phẩm:
 - Nguyễn Tuân (1910 – 1987) ở Hà Nội, sở trường về tuỳ bút và ký.
 - Bài văn là phần cuối của bài ký Cô Tô.
 Đọc văn bản
 Đọc chú thích 1 số từ
II. Phân tích:
 Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
 1. Bố cục: 3 đoạn
 - “  ở đây”: Toàn cảnh Cô Tô sau ngày bão.
 Ý nghĩa của mỗi đoạn?
 Ta có thể hình dung các địa điểm mà nhà văn chọn để quan sát không?
 (Đoạn 1: Trêân nóc đồn biên phòng
 Đoạn 2: Nơi đầu núi đảo
 Đoạn 3: Từ các giếng)
 - “  nhịp cánh”: Cảnh mặt trời trên biển.
 - Phần còn lại: Cảnh buổi sáng trên biển.
 HS đọc câu số 2 SGK
 2. Vẽ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trên bão:
 Tìm 1 từ khái quát cảng vùng đảo biển, bầu trời Cô Tô sau cơn bão?
 Cảnh ấy được cụ thể hoá.
 - Không gian: Trong trẽo, sáng sủa à Trong sáng
 - Cây cối: Xanh mượt
 - Nước biển: Lam biếc, đậm đà
 - Cát: Vàng ròn.
 Qua miêu tả đó ta thấy khung cảnh như thế nào?
à Khung cảnh bao la, vẽ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
 HS đọc câu 3 SGK
 GV: Tác giả chọn điểm nhìn ở đâu? Tại sao nhà văn phải có hình ảnh mặt trời lêm?
 3. Cảnh mặt trời mọc:
 Tác giả tả cảnh mặt trời lên cụ thể độc đáo như thế nào?
 - Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính, tròn trĩnh phúc hậu 
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả?
 (So sánh, ẩn dụ: tròn trĩnh, )
 - Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ
à Tạo nên 1 bức tranh cực kỳ rực rỡ, lọng lẫy thể hiện tài quan sát và tưởng tượng của nhà văn.
 Tác giả chọn điểm không gian nào để quan sát và miêu tả?
 (Cái giếng nước ngọt giữa đảo)
 Cảnh sinh hoạt của những người trên đảo được miêu tả qua những hình ảnh nào?
 4. Cảnh buổi sáng trên đảo:
 Trong con mắt của nhà văn sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng.
 - Rất đông người: Tắm, gánh múc nước
 GV: Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước chị Châu Hoà Mãn địu con lên giếng gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người ở đảo Cô Tô này?
 - Một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động.
III. Luyện tập:
 Viết một đoạn văn 6-7 câu miêu tả cảnh mặt trời lên.
4. Củng cố: 
	Câu 1: Những tính từ nào chỉ màu sắc trên đảo?
	a. Trong sáng.	b. Lam biếc.	c. Vàng giòn.	d. Câu b và c đều đúng.
	Câu 2: Cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô được tác giả miêu tả tập trung vào nơi nào?
	a. Chỗ gần bờ bến.	b. Chỗ gần ghềnh đá.
	c. Chỗ quanh giếng nước ngọt. 	d. Tất cả đều đúng.
5. Hướng dẫn học bài:
	- Học thuộc lòng ghi nhớ 
	- Soạn bài các thành phần chính của câu, chú ý:
	+ Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
	+ Tìm hiểu về chủ ngữ và vị ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25-26.doc