Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 89 đến 92 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 89 đến 92 - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh tìm hiểu:

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.

- Ý nghĩa của tiếng nói dân tộc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

2. Kĩ năng:

- Kể tóm tắt truyện. Tìm hiểu phân tích nhân vật chính qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

- Trình bày được suy nghĩ của bản than về ngôn ngữ dân tộc.

B. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Nội dung bài giảng

- Học sinh: Soạn bài

 C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

*. HĐ 1: Khởi động:

1. Ổn định tổ chức: 6A: .; 6B: .

2.Kiểm tra bài cũ:

Qua bài văn Vượt thác, em học tập được tác giả diều gì khi viết văn miêu tả?

? Tại sao tác giả ví DHT như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ?

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 89 đến 92 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/02/2012
NG: 6A:.
 6B:..
TIẾT 89: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (T1)
 (An-phông-xơ Đô-đê)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh tìm hiểu:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Kể tóm tắt truyện. Tìm hiểu phân tích nhân vật chính qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản than về ngôn ngữ dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nội dung bài giảng
- Học sinh: Soạn bài
 C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
*. HĐ 1: Khởi động:
1. Ổn định tổ chức: 6A:.; 6B:..
2.Kiểm tra bài cũ:
Qua bài văn Vượt thác, em học tập được tác giả diều gì khi viết văn miêu tả?
? Tại sao tác giả ví DHT như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ?
3. Bài mới
*. Giới thiệu bài
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản:
- Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8.
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn
- Gọi HS tóm tắt và yêu cầu tóm tắt phải theo bố cục
- Trong truyện có những nhân vật nào? Ai gây cho em ấn tượng nhất?
- Truyện được kể theo ngôi nào?
- Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Từ đó em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?
- Em hiểu gì về bức tranh minh hoạ?
I. Tiếp xúc văn bản :
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Tác giả: An-phông-xơ Đô-dê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ 19 (1840 -1897)
- Tác phẩm: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870) : Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức).
2. Giải nghĩa từ khó:
3. Đọc và tóm tắt tác phẩm:
- Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha--men cần đọc thật dịu dàng và buồn.
* Tóm tắt theo bố cục sau:
P1: Phrăng trên đường tới trường
P2: Diễn biến của buổi học cuối cùng
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ cư xử của thầy Ha-men
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập.
P3: Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men.
- Truyện có nhiều nhân vật chính và phụ nhưng hai nhân vật Phrăng và Ha-men đóng vai trò nổi trội nhất. thầy giáo già Ha-Men gây xúc động hơn cả.
- Chú bé học trò Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính.
- Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. từ đây sẽ không còn được học tiếng Pháp.
- Tên truyện: là Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người pháp trên đất Pháp - Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng.
- Thầy Ha-men đang giảng bài, các trò đang chăm chú nghe. Trên bảng có dòng chữ tiếng Pháp. Ngoài cửa có tên lính Phổ đang ôm súng.
Bức tranh đó đã tóm tắt được nội dung của truyện.
- Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra:
- Trên đường tới trường?
- Không khí lớp học?
- Hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả điều đó?
- Những điều đó báo hiệu sự việc gì xảy ra?
II. Phân tích văn bản:
1.Nhân vật chú bé Phrăng:
a. Quang cảnh chung:
- Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức.
- Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói: " Hôm nay là bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con"
Þ Những điều đó báo hiệu:
- Vùng An-dát của Pháp đã rơi vào tay nước Đức.
- Việc học tập không còn được như trước nữa.
- Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
* HĐ 3: Luyện tập:
Đã kết hợp trong hoạt động 2.
* HĐ 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:- Tóm tắt văn bản.
5. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. oàn thiện bài tập. Soạn tiết 2 của bài
NS: 10/02/2012
NG: 6A:.
 6B:..
Tiết 90: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (T2)
An – phông – xơ - đô - đê.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và độc thoại trong tác phẩm.
- Ý nghĩa của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2. Kĩ năng:
- Kể tóm tắt truyện. Tìm hiểu phân tích nhân vật chính qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản than về ngôn ngữ dân tộc.
B.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đọc sách – tư liệu – giáo án.
- Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Ổn định tổ chức: 6A:.; 6B:..
2.Kiểm tra bài cũ:
 Phân tích cảnh buổi học cuối cùng của trò Phrăng.
3. Bài mới.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
- Thầy Ha – men đã được miêu tả về trang phục trong buổi học cuối cùng như thế nào?
- Thái độ của thầy đối với học sinh trong buổi học cuối cùng này như thế nào?
- Những lời nói của thầy về việc học tiếng Pháp.
- Câu nói đã dùng phép ?.
- Em hiểu gì về nội dung câu này?
- Những lời nói của thầy về tiếng Pháp biểu hiện điều gì?
- Hành động và tâm trạng của thầy của thầy trong giây phút cuối của buổi học? Cuối cùng biểu hiện qua những chi tiết?
- Vì sao lúc này trò thấy thầy lớn lao?
- Em thấy có là tâm trạng như thế nào?
- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng cảm xúc của thầy với cảnh vật quen thuộc của trường lớp?
- Em thấy thầy còn là người như thế nào với nghề nghiệp?
- Ý nghĩa tư tưởng của truyện?
(Truyện muốn nhắc nhở ta điều gì?)
- Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện?
II. Phân tích văn bản (tiếp) :
2. Buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha – men.
- Trang phục: áo rơ - đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lục đen thêu ðNhững thứ trang phục chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng ð Tôn vinh buổi học rằng đặc biệt.
- Thái độ đối với học sinh: Không giận dữ, thật dịu dàng.
- Thầy nói về việc học tiếng Pháp:
+ Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới.
+ Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó.
+ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm chìa khoá trong chốn lao tù.
ð Phép so sánh ð Thầy đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do (Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ thù đồng hoá về ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc
mình bị mai một thì dân tộc ấy khó có thể giành được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.
ð Những lời nói vừa sâu sắc, vừa tha thiết biểu lộ lòng tự hào và ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc ð yêu nước sâu đậm.
- Giây phút cuối của buổi học:
+ Thầy cầm phấn, dằn mạnh, viết to: “Nước Pháp muôn năm”.
+ Thầy đứng trên bục, người tái nhợt ... đầu dựa vào tường ... nghẹn ngào không nói hết được câu.
ð Miêu tả ngoại hình ð tâm trạng.
ð Tình yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc đến dâng trào, nỗi đau, sự xúc động đến cực điểm.
- Thầy đăm đăm nhìn những đồ vật xung quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.
ð Miêu tả ngoại hình ð tâm trạng.
ð Thầy yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp.
III. Tổng kết:
- Ý nghĩa: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập tự do.
- Nghệ thuật:
- Kể theo ngôi thứ nhất – người kể là một học sinh có mặt trong buổi học đó.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (Phrăng) qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha – men).
- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ gợi cảm, phép so sánh, hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ (khi nghe tiếng chim bồ câu gật gù...) 
* Ghi nhớ : sgk 49
* Hoạt động 3: VI. Luyện tập.
- Yêu cầu tổ 1+2 làm bài tập 1.
- Yêu cầu tổ 3+4 làm bài tập 2.
Viết 1 đoạn văn miêu tả thầy Ha – men trong buổi học cuối cùng.
Viết 1 đoạn văn miêu tả chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng.
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
 4.Củng cố:
- Phân tích nhân vật Ha – men trong buổi học cuối cùng.
 5.Hướng dẫn học tập: 
- Học bài theo nd đã ptích; soạn: “Đêm nay Bác không ngủ”
NS: 10/02/2012
NG: 6A:.
 6B:..
 Tiết 91: NHÂN HOÁ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức
- Khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Tác dụng của phép nhân hoá.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết các bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hoá.
- Sử dụng được phép nhân hoá trong nói và viết.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – Trả lời câu hỏi.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động.
1.Ổn định tổ chức:Sĩ số 6A:.; 6B:
2.Kiểm tra bài cũ:
Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của so sánh?
Làm bài tập về nhà.
3.Bài mới:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
* Ngữ liệu sgk/49
- Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau?
NL1: Nhân hoá.
- Ông mặt trời mặc áo giáp đen ra trận.
- Cây mía múa gươm.
- Kiến hành quân.
NL2: 
ð Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
- Tìm những từ ngữ vốn được dùng tả người để tả con vật, đồ vật?
- So sánh với diễn đạt ở NL2, hiện tượng diễn tả ở NL1 hay hơn ở chỗ?
- Em hiểu nhân hoá là gì?
- Những sự vật nào được nhân hoá? nhân hoá bằng cách nào?
- Có mấy kiểu nhân hoá?
NL3:
Sự vật được nhân hoá:
Miệng = từ “Lão”
Tai = từ “Bác”
Mắt = từ “Cô”
Chân, tay = từ “Cậu”
ð Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Tre = từ ngữ:“Chống lại”; “xung phong”; “giữ”.
=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- Trâu = từ: “Ơi”.
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
HS đọc ghi nhớ
I. Bài học:
1. Nhân hoá là gì?
-Nhân hoá là gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật cây cối, đồ vật,... trỏ nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Các kiểu nhân hoá:
 Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp:
=> Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
=> Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
=> Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
* Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 3: III. Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 3.
- Bài tập 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá.
Nhân hoá: Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
ð Cách diễn tả đó làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động, nó cũng có quan hệ gần gũi gắn bó như quan hệ ruột thịt của con người.
*Bài tập 3: So sánh 2 cách viết.
- Cách viết 1: Dùng phép nhân hoá, với những từ ngữ gợi cảm ð dùng cho văn bản biểu cảm.
- Cách viết 2: Dùng cho văn bản thuyết minh.
Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò.
Củng cố:Nhân hoá là gì? Có mấy phép nhân hoá?
Hướng dẫn học tập.
Bài tập về nhà: 4, 5 (SGK) + BT (SBT).
Đọc bài PP tả người.
NS: 10/02/2012
NG: 6A:.
 6B:..
 Tiết 92: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kỹ năng:
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
B. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Đọc sách – tài liệu – giáo án.
Học sinh: Đọc sách – trả lời câu hỏi.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: Khởi động.
 1.Ổn định tổ chức:6A:.; 6B:..
 2.Kiểm tra bài cũ.
Làm bài tập về nhà.
 3. Bài mới:
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: 
Ngữ liệu sgk:
- Học sinh đọc từng đoạn.
- Mỗi đoạn văn đó tả ai?
Người đó có đặc điểm gì nổi bật thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh?
Học sinh tìm ...
- Học sinh tìm ...
I. Phương pháp viết 1 đoạn văn, bài văn tả người.
a. Đoạn 1: Tả dượng Hương Thu chèo thuyền vượt thác. Điểm nổi bật: Khoẻ, rắn chắc, tư thế vững vàng.
+ từ ngữ hình ảnh thể hiện: như pho tượng: bắp thịt cuồn cuộn.
- Đoạn 2: tả Cai Tứ
+ Đặc điểm nổi bật: mang cái hình thức bề ngoài không đẹp mắt, phẩm chất: gian xảo.
+ Từ ngữ, hình ảnh thể hiện...
- Đoạn 3: tả hình ảnh 2 người trong keo vật.
+ Đặc điểm nổi bật: Khoẻ có kinh nghiệm đấu vật.
+ Từ ngữ, hình ảnh thể hiện.
b. Đoạn 2 tập trung khắc họa chân dung nhân vật.
Đoạn 1 + 3 tả người gắn với công việc.
c. Nêu nội dung chính của mỗi phần ở đoạn 3.
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài: Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động và lời nói.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết.
* Ghi nhớ: (SGK – 61)
Hoạt động 3: II. Luyện tập.
- 3 em lên làm 3 yêu cầu trong bài tập 1.
- Học sinh tự làm
1. Bài tập 1: Các chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
Một em bé chừng bốn năm tuổi:
+ Dáng hình: Nước da, đôi má, mắt, lời nói.
+ Hoạt động: Trò chơi yêu thích, hay làm gì?
+ Tính tình: Nghe lời người lớn, thật thà, ngây thơ, hồn nhiên...
Một cụ già.
Một cô giáo say sưa giảng bài trên lớp.
2. Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn của 1 trong 3 đề 
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò.
Củng cố: 
- Điều cần lưu ý khi làm văn miêu tả.
Hướng dẫn học tập:
 - BTVN: 3 (SGK) + BT (SBT). 
 - Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T89-92.doc