1. Mục tiêu bài dạy:
a) Về kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu văn học hiện đại.
- Rèn kĩ năng sống: Cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện.
c) Về thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.
2. Chuẩn bị của Gv và HS:
a- Giáo viên: Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án.
b- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ (Miệng 5phút).
Câu hỏi: Nhân vật Kiều Phương để lại trong em những cảm nhận gì?
Những bài học tư tưởng rút ra từ văn bản: " Bức tranh của em gái tôi " là gì?
Trả lời:
- Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, trong sáng,độ lượng, nhân hậu và
có tài năng hội hoạ. (4 điểm)
- Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm
ghen ghét, đố kị. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn,
cao đẹp hơn tính ghen ghét đố kị. (6 điểm)
GV: Nhận xét, cho điểm.
* Giới thiệu bài (1phút): Nếu như trong văn bản " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ Quốc, với văn bản " Vượt thác "trích truyện "Quê nội " - Võ Quảng đã dẫn chúng ta ngược dòng Thu Bồn thuộc miền Trung Trung Bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ.Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung cũng không kém phần lí thú. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
TUẦN 24 NGỮ VĂN BÀI - 21 Ngày soạn: /01/2013 Ngày dạy: /01/2013 Dạy lớp 6A Tiết 85: Văn bản: VƯỢT THÁC -Võ Quảng - 1. Mục tiêu bài dạy: a) Về kiến thức: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài. - Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người. b) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và tìm hiểu văn học hiện đại. - Rèn kĩ năng sống: Cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện. c) Về thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước. 2. Chuẩn bị của Gv và HS: a- Giáo viên: Đọc kĩ SGK,SGV, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn giáo án. b- Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (Miệng 5phút). Câu hỏi: Nhân vật Kiều Phương để lại trong em những cảm nhận gì? Những bài học tư tưởng rút ra từ văn bản: " Bức tranh của em gái tôi " là gì? Trả lời: - Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, trong sáng,độ lượng, nhân hậu và có tài năng hội hoạ. (4 điểm) - Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng, nhân hậu đối với tình cảm ghen ghét, đố kị. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn tính ghen ghét đố kị. (6 điểm) GV: Nhận xét, cho điểm. * Giới thiệu bài (1phút): Nếu như trong văn bản " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ Quốc, với văn bản " Vượt thác "trích truyện "Quê nội " - Võ Quảng đã dẫn chúng ta ngược dòng Thu Bồn thuộc miền Trung Trung Bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ.Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung cũng không kém phần lí thú. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới GV ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS ?Tb GV ?Tb GV HS GV ?Tb HS ?Tb ?Tb ?K ?Tb GV ?Tb ?Tb ?Tb ?Tb ?K ?K GV ?Tb ?K ?K ?Tb ?G ?TB HS ?K GV Đọc chú thích dấu sao trong SGK trang 39. Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? " Quê nội " cùng với " Tảng sáng " là những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn - tỉnh Quảng Nam miền Trung Trung Bộ vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai thiếu niên: Cục và Cù Lao. Theo em ta nên đọc văn bản này như thế nào cho hay ? - Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ. - Đoạn đầu đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. - Đoạn tiếp theo đọc giọng nhanh hơn, giọng hồi hộp, chờ đợi. - Đoạn tiếp đọc nhanh, mạnh, nhấn giọng ở những động từ, tính từ chỉ hoạt động. - Đoạn cuối đọc chậm lại với giọng thanh thản. Đọc mẫu một đoạn. Đọc các đoạn còn lại - Nhận xét. Nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh. Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giải nghĩa các từ: Gió nồm, cổ thụ, mãnh liệt, chảy đứt đuôi rắn, lúp xúp? Dựa vào chú thích trong sgk để giải nghĩa từ. Bài văn miêu tả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự nào ? - Theo trình tự không gian và thời gian: + Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác. + Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ. + Con thuyền đã qua thác dữ. Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục bài văn? - Bài văn được chia làm ba phần: + Phần 1: Từ đầu đến " thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước ": cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác. + Phần 2: Tiếp đến "thác Cổ cò" cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư. + Phần 3: Còn lại: cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác. Em hãy xác định vị trí để quan sát và miêu tả của tác giả? Vị trí ấy có thích hợp không. Vì sao? - Vị trí quan sát là trên con thuyền đang di động và vượt thác; vị trí quan sát này rất thích hợp, vì phạm vi cảnh rộng, thay đổi, nên cần có điểm nhìn trực tiếp và di động. Trong văn bản, phần nào là tả cảnh, phần nào tả người lao động? - Phần 1,2: Tả cảnh thiên nhiên. - Phần 3: Miêu tả người lao động. Chúng ta phân tích văn bản theo hai nội dung chính này. Có những cảnh thiên nhiên nào được miêu tả trong văn bản? - Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ. Cảnh dòng sông được miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào? theo từng chặng của con thuyền. - Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng. - Chúng tôi đến ngã ba sông, chung quanh là bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. - Chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái,... chở mít, chở quế. - Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. - Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống quay đầu về phía Hoà Phước. - Thuyền cố lấn lên. Thuyền vượt khỏi thác. Ở chặng thứ ba, dòng sông được miêu tả như thế nào? - Dòng sông cứ chảy quanh co, dọc những núi cao sừng sững. Tại sao tác giả miêu tả dòng sông chỉ bằng các hoạt động của thuyền? - Vì con thuyền gắn với dòng sông, là sự sống của sông, miêu tả thuyền cũng là miêu tả sông. Cảnh hai bờ bãi ven sông được miêu tả bằng hình ảnh cụ thể nào? - Bãi dâu bạt ngàn; - Càng về ngược, vườn tược càng um tùm; - Những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm; - Núi cao như đột ngột chắn ngang trước mặt; - Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đàn con cháu tiến về phía trước. Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả ở các cảnh trên? - Tác giả miêu tả cảnh theo trình tự miêu tả cảnh sông trước, miêu tả cảnh hai bên bờ sông sau; đoạn văn phối hợp giữa tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người - cách kể chuyện ở ngôi thứ ba. - Tác giả dùng nhiều từ láy gợi hình: trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp và biện pháp nghệ thuật nhân hoá ( những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm), cùng với phép so sánh độc đáo (những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp...như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước) Qua biện pháp nghệ thuật trên, cảnh dòng sông hiện lên như thế nào? - Cảnh thiên nhiên được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú, đa dạng, giàu sức sống, cảnh vừa tươi đẹp nguyên sơ, vừa giàu sức sống cổ kính. Người lao động được miêu tả trong văn bản này là Dượng Hương Thư. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả như thế nào? Hãy tìm chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dượng Hương thư trong cuộc vượt thác. - Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông. - Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt [...] Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hằm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn lúc ở nhà. Theo em, nét nghệ thuật nổi bật trong miêu tả nhân vật dượng Hương thư ở đoạn văn này có gì đặc sắc? - Đoạn văn nhiều so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả. So sánh "dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc và một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh"; cách sử dụng từ Hán Việt (hiệp sĩ) giúp người đọc hình dung tính cách của nhân vật. Từ cách so sánh đó, em hình dung dượng Hương Thư là người như thế nào? - Đoạn văn sử dụng nhiều phép so sánh để đạt được hiệu quả miêu tả, so sánh như vậy thể hiện nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật và thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên, tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của nhân vật. - Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dặn kinh nghiệm, nhân vật được tập trung miêu tả ở các động tác, tư thế, ngoại hình vói nhiều hình ảnh so sánh. Em hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh? - Đề cao sức mạnh của con người lao động trên sông nước; biểu hiện tình cảm quý trọng của tác giả đối với con người lao động. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa? - Ở đoạn đầu: Dọc sông, những chùm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Đoạn cuối: Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. - Đoạn văn đầu: hình ảnh cây cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác. Đoạn sau: hình ảnh cây (cổ thụ) to dễ liên tưởng đến người già không còn trầm tư, suy tưởng về năm tháng mà vui mừng vì con cháu anh hùng, chinh phục được thiên nhiên, vượt thác ghềnh; người già hoà cùng niềm vui thắng lợi như muốn tiến cùng con cháu tới tương lai. Qua bài văn, em thấy nghệ thuật trong văn bản có gì độc đáo? em cảm nhận được gì về thiên nhiên và con người lao động. Đọc to ghi nhớ trong sgk- 41. Qua hai bài văn: "Sông nước Cà Mau" và "Vượt thác", em hãy nêu những đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả ở mỗi tác giả. - Cảnh sông nước ở hai bài đều hùng vĩ, nên thơ nhưng nó là hai miền khác nhau. - "Sông nước Cà Mau": Cảnh miền cực Nam của Tổ Quốc nên kênh rạch chằng chịt, có các tầng rừng đước, có phố thị trên sông. " Vượt thác": Cảnh miền Trung dãy Trường Sơn và các thác nước chính phải vượt qua dữ dội. Hướng dẫn hs về nhà làm (nếu chưa xong). - Gọi 1em đọc phần đọc thêm trong sgk-41. I. Đọc và tìm hiểu chung (10phút) 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm. - Tác giả: Võ Quảng sinh năm 1920; quê ở tỉnh Quảng Ngãi; là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. - Tác phẩm: "Vượt thác" trích từ chương XI của truyện: "Quê nội ". 2. Đọc văn bản. - Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng chỗ II. Phân tích văn bản (20phút) 1. Bức tranh thiên nhiên. - Cảnh thiên nhiên đa dạng, phong phú, giàu sức sống, vừa tươi đẹp vừa nguyên sơ cổ kính. 2. Cảnh vượt thác của Dượng Hương Thư. - Dượng Hương Thư là người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng về thể chất và tinh thần vượt lên gian khó, chiến thắng và chinh phục được thiên nhiên. III. Tổng kết, ghi nhớ (3phút) - Nghệ thuật: Cách chọn điểm nhìn thuận lợi cho việc quan sát, cách miêu tả với trí tưởng tượng phong phú và cảm xúc mãnh liệt với thiên nhiên. Cách sử dụng phép nhân hoá, so sánh độc đáo và sử dụng thành công trong việc tả cảnh, tả người, kể chuyện. - Nội dung: Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hì ... yêu cầu của GV. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ (3') GV: Kiểm tả vở bài tập và việc chuẩn bị bài của HS. Nhận xét. * Giới thiệu bài (1'): Chúng ta sống giữa thiên nhiên, nhưng làm thế nào những cảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy hiện hình sống động trên trang giấy qua một bài văn, đoạn văn, để làm được điều ấy; tiết học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu. b) Dạy nội dung bài mới. GV: Ghi đầu bài lên bảng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV ?Tb ?Tb ?K ?Tb HS ?Tb ?K ?Tb ?K HS ?K ?Tb ?K ?G GV ?Tb ?K HS ?Tb GV ?K ?Tb GV HS ?Tb ?Tb GV HS HS GV HS HS Gọi HS đọc ba đoạn văn trong SGK. - Theo dõi, uốn nắn cách đọc của hs. - Đoạn văn a: Trích trong văn bản: " Vượt thác". Đoạn văn a miêu tả nhân vật nào? Cảnh nào. - Đoạn văn miêu tả cảnh dượng Hương Thư chống thuyền vượt thác. Chi tiết hình ảnh nào thể hiện điều đó? - Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? - Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là: Bởi vì người vượt thác đã đem hết gân sức, tinh thần để chiến thắng thác dữ ( Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, bắp thịt cuồn cuộn, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ )- nhờ tả ngoại hình và các động tác. Nét tiêu biểu về cảnh sắc ở đây là gì? - Cảnh thác có nhiều sóng dữ, nhiều thác ghềnh. Chú ý đoạn văn b - trích từ văn bản: "Sông nước Cà Mau". Đoạn văn b tả quang cảnh gì? - Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau. Em có nhận xét gì về cách tả của tác giả? - Với con mắt quan sát tinh tế, tỉ mỉ, cách sử dụng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm: Ầm ầm, nhô lên hụp xuống,... cách liên tưởng và so sánh độc đáo: Cá nước như người bơi ếch. Tác giả đã miêu tả cảnh vật ấy theo thứ tự nào? - Theo trình tự: Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ; từ gần đến xa. Trình tự miêu tả ấy có hợp lí không? Có đạt hiệu quả miêu tả không? - Trình tự miêu tả như vậy rất hợp lí, bởi người tả đang ngồi trên thuyền từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trên thuyền trước hết phải là cảnh dòng nước sông, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn: thì người tả phải ở vị trí khác để quan sát. Đọc lại đoạn văn c. Văn bản c có gì khác với hai đoạn văn a,b trên? - Đoạn văn a và b là những đoạn văn miêu tả. Văn bản c là văn bản hoàn chỉnh và tương đối tốt. Em hãy chỉ ra: Văn bản có mấy phần, tóm tắt ý của mỗi phần? Văn bản chia làm ba phần: - Mở bài: Đoạn từ đầu đến " là màu của luỹ ": Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng. - Thân bài: Đoạn tiếp đến " không rõ ": Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào. - Phần kết bài: Đoạn cuối: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre. Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để tả tre? - Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc để miêu tả về cây tre: Gọi tre là luỹ làng; quan sát tinh tế, kĩ càng về tre: Tre gai gốc to, thân to, cành rậm đan chéo nhau tre đời nọ truyền đời kia, tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ,... chằng chéo, tre óng chuốt, suốt rặng tre xanh rờn đầy sức sống. Em nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả trong văn bản, cách tả như vậy có hợp lí không? Vì sao. - Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong ( trình tự không gian, cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài. Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải khác). Như vậy chúng ta thấy khi miêu tả cảnh ta phải sử dụng năng lực quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, nhận xét sau đó miêu tả bằng những hình ảnh tiêu biểu nhất và miêu tả theo một trình tự hợp lí, bởi vì cho dù quan sát, tưởng tượng được nhiều hình ảnh độc đáo và tiêu biểu cho cảnh được tả nhưng nếu không biết cách trình bày, sắp xếp theo một thứ tự hợp lí thì cũng không thể có một văn bản tả cảnh hay. Nói một cách khác, bài văn tả cảnh hay không phải là một mớ các hình ảnh được sắp xếp một cách lộn xộn, cho dù đó là hình ảnh tiêu biểu. Vậy muốn làm bài văn tả cảnh hay ta phải làm gì? Bố cục một bài văn tả cảnh thường có mấy phần? Đó là những phần nào. Nêu nhiệm vụ mỗi phần. Đọc ghi nhớ trong SGK trang 47. Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Hãy suy nghĩ và trả lời. Gợi ý: Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy? Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào? Em hãy viết phần mở bài, kết bài cho đề văn trên? Chia nhóm: Tổ 1,2: Viết phần mở bài; Tổ 3,4: Viết phần kết bài. Viết; Ví dụ: + Mở bài: Sau tiếng trống báo hết giờ ra chơi giữa buổi như mọi khi, cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ cô giáo. Đây là tiết viết bài tập làm văn số 5 ở đầu học kì II của lớp em. + Kết bài: Phải nấn ná chừng hai phút sau, cô giáo mới thu đủ các tác phẩm của chúng em. Không khí cả lớp như ong vỡ tổ. Những gương mặt ngây thơ tràn đầy niềm vui chắc rằng ai ai cũng làm bài tốt. Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào? - Miêu tả theo trình tự không gian và thời gian. Hãy chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả? Gợi ý Dựa vào những hình ảnh tiêu biểu hs viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Chẳng hạn: Hình ảnh trò chơi ở sân trường: Đá cầu một trò chơi đặc sắc và quen thuộc, quả cầu bay lên, bay xuống vô cùng đẹp mắt. Đọc yêu cầu bài tập 3 Hướng dẫn Tìm dàn bài: * Mở bài: Tên văn bản là biển đẹp * Thân bài: - Biển buổi sớm; - Buổi chiều gió mùa đông bắc; - Ngày mưa rào; - Buổi sáng nắng mờ; - Chiều lạnh, nắng tan. - Mặt trời xế trưa; - Nguyên nhân biển đẹp. * Kết bài: Cảm tưởng về cảnh biển đẹp. Đọc phần đọc thêm. I. Phương pháp viết văn tả cảnh (15phút). 1. Ví dụ. 2. Bài học - Muốn tả cảnh cần: + Xác định được đối tượng miêu tả. + Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu. + Trình bày những điều quan sát được theo thứ tự. - Bố cục bài văn tả cảnh gồm ba phần: + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả. + Thân bài: Tập trung miêu tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự. + Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật. * Ghi nhớ (SGK- 47) II. Luyện tập (19'). 1. Bài tập 1(sgk-47) - Hình ảnh tiêu biểu: + Hoạt động của cô giáo: Ghi bảng, phát đề, nhìn đồng hồ, nhắc nhở, lặng lẽ, nghiêm khắc. + Hoạt động của trò: Chăm chú, suy nghĩ, tiếng giở giấy, tiếng ngòi bút, những gương mặt. - Miêu tả theo thứ tự thời gian: Bắt đầu giờ kiểm tra, giờ phát đề (chép đề), học sinh làm bài, trống hết giờ, thu bài. - Viết phần mở bài và phần kết bài. 2. Bài tập 2(sgk-47) 3. Bài tập 3 (sgk-47,48). c) Củng cố, luyện tập (2phút). ? Vậy muốn làm bài văn tả cảnh hay ta phải làm gì? ? Bố cục một bài văn tả cảnh thường có mấy phần? Đó là những phần nào. Nêu nhiệm vụ mỗi phần. - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học. d) Hướng dẫn học sinh tự học và làm bài ở nhà (5 phút). - Học thuộc ghi nhớ trong sgk; hoàn chỉnh các bài tập trên. - Hướng dẫn học sinh viết bài tập làm văn số 5- văn tả cảnh (ở nhà). 1. Đề bài: Trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, em có dịp đi chợ hoa cùng người thân. Hãy tả lại cảnh chợ hoa lúc em có mặt. 2. Đáp án + Biểu điểm. a) Đáp án: * Mở bài: Giới thiệu chung về chợ hoa ngày tết. Ví dụ: Có ai đó thích một cảnh đẹp của phiên chợ tết. Riêng em, em thích đi xem chợ hoa ngày tết. Trong dịp tết vừa rồi, em đã cùng mẹ đi khắp chợ hoa, ngắm mãi mà không biết chán bởi vẻ đẹp của nó. * Thân bài: Lần lượt miêu tả cụ thể cảnh chợ hoa theo trình tự nhất định: - Đi chợ sớm, từ xa đã thấy màu sắc rực rỡ của hoa đào. Đi đến gần: Bước vào chợ trước mắt em đầu tiên là những cành hoa đào với nhiều kiểu dáng khác nhau: Đào Nhật Tân, đào phai,... Có những cành đào nở sớm phơi những cánh hoa hồng phớt còn đọng những giọt sương sớm lấp lánh trên mình. Có những cành khẳng khiu mới nở vài bông hoa bên cạnh những cái nụ bé xinh, chúm chím như đón đợi xuân về. - Người bán: Nâng niu những cành rất cẩn thận, niềm nở chào khách. - Người mua: Chen chúc, ngắm nghía, lựa chọn những cành vừa ý. - Bên cạnh khu vực bán đào là khoảng dành riêng cho quất: Những chậu quất được sắp xếp như thế nào? Hình dáng của những trái quất, màu sắc của hoa,.. Màu sắc, hình dáng của những trái quất chen giữa màu sắc của lá như thế nào? Mùi hương thơm của quất thanh nhẹ, quẩn quanh,... Cảnh mua bán mặc cả. - Ở một góc của chợ là nơi bán các loài hoa khác, với nhiều màu sắc rực rỡ: Hoa hồng với đủ màu sắc ( hồng nhung, hồng vàng, hồng phai, hồng Đà Lạt,...); hoa thược dược vàng, trắng đỏ,... Hoa lay ơn, hoa huệ, hoa ly,... - Cảnh mua hoa ( Khách mua hoa ở khu vực này chủ yếu là giới trẻ). Tả vẻ mặt, cách chọn hoa, tiếng nói, tiếng cười,... tất cả tạo nên vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc của chợ hoa ngày tết. - Mặt trời đã lên cao, em và mẹ cũng đã chọn được một cành đào thật đẹp,... Chen mãi, hai mẹ con mới ra ngoài được. * Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về sắc màu của hoa ngày tết. b) Biểu điểm: 1. Hình thức (1 điểm): Trình bày sạch, khoa học, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; lời văn chân thành, diễn đạt lưu loát rõ ràng, kết hợp được miêu tả với biểu cảm. 2. Nội dung: a) Mở bài (1điểm): Giới thiệu chung về chợ hoa ngày tết. b) Thân bài ( Đảm bảo như dàn ý - lần lượt miêu tả cụ thể cảnh chợ hoa theo trình tự nhất định) (7điểm). - Học sinh lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu, miêu tả được quang cảnh chợ hoa ngày tết với nhiều màu sắc rực rỡ, âm thanh náo nhiệt. - Làm nổi bật được vẻ đẹp cổ truyền thống độc đáo, đậm màu sắc phong vị dân tộc. c) Kết bài (1điểm): Nêu được cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về sắc màu của hoa ngày tết. - Hạn nộp lớp 6A: *Rút kinh nghiệm|:.................................................................................................. \...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: