Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 (Bản chuẩn)

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 (Bản chuẩn)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức:

+Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông,sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào;thấy được tình cảm yêu quý,kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

+Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:kết hợp miêu tả,kể chuyện với biểu hiện cảm xúc tâm trạng.Những chi tiết giản dị,tự nhiên mà giàu sức truyền cảm thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

2.Kỹ năng:

+Rèn luyện năng lcự đọc diễn cảm,đọc thuộc lòng bài thơ.

3.Tình cảm:

+Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ,chiến sĩ bộ đội.

B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:

+Phương pháp:ĐTST,PT,GT,NVĐ

+ĐDDH:Anh Bác Hồ

C.CHUẨN BỊ:

+Giáo viên:Soạn giáo án,tìm hiểu thêm về tiểu sử của Bác.

+Học sinh:Đọc văn bản,trả lời câu hỏi sgk.

D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.On định:

2.Kiểm tra:

+Truyện “Buổi học cuối cùng” ,Thầy Ha-men có nói “ .khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,chừng nào họ giữ vững tiếng nói của dân tộc thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù ”.Em hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy ?

=>Khuyên chúng ta yêu tiếng nói của dân tộc có nghĩa là thể hiện tấm lòng yêu nước.

 

doc 15 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1065Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :24 Bài : 23
Tiết : 93 Văn Bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Ngày dạy: . 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông,sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào;thấy được tình cảm yêu quý,kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
+Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:kết hợp miêu tả,kể chuyện với biểu hiện cảm xúc tâm trạng.Những chi tiết giản dị,tự nhiên mà giàu sức truyền cảm thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện năng lcự đọc diễn cảm,đọc thuộc lòng bài thơ.
3.Tình cảm:
+Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ,chiến sĩ bộ đội.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp:ĐTST,PT,GT,NVĐ 
+ĐDDH:Aûnh Bác Hồ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,tìm hiểu thêm về tiểu sử của Bác.
+Học sinh:Đọc văn bản,trả lời câu hỏi sgk.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Truyện “Buổi học cuối cùng” ,Thầy Ha-men có nói “..khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ,chừng nào họ giữ vững tiếng nói của dân tộc thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù”.Em hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy ?
=>Khuyên chúng ta yêu tiếng nói của dân tộc có nghĩa là thể hiện tấm lòng yêu nước..
3.Bài mới:
 Chính Minh Huệ kể lại trong hồi ký của mình:
 Mùa đông năm 1951,bên bờ sông Lam ,Nghệ An,nghe một anh bạn là chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường người đi chiến dịch biên giới.Thu đông năm 1950,Minh Huệ vô cùng xúc động,viết bài thơ này.
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Tìm hiểu tác giả-tác phẩm.
GV:Qua việc tìm hiểu phần chú thích(*),hãy cho biết vài nét về tác giả Minh Huệ?
GV:Đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc.
Bài thơ cần đọc với giọng chậm,thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn,giọng lên cao một chút ở đoạn sau(từ “ lần thứ ba thức dậy” đến “Anh thức luôn cùng Bác”). Khổ thơ cuối cần đọc với giọng chậm và nhấn mạnh để khẳng định như một chân lý.
GV:Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện ?
GV:Bài thơ viết vào năm nào ?
Cho biết đại ý của bài thơ ? (Bài thơ nói lên tình cảm của ai ?)
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Tìm hiểu hình tượng của Bác Hồ được miêu tả trong bài thơ.
GV:Hình ảnh Bác Hồ được hiện lên qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả như thế nào ?
+Hình dáng và tư thế của Bác được hiện lên ở lần thức dậy thứ nhất và lần thứ hai ra sao ? (được thể hiện ở câu thơ nào ?)
GV:Em hiểu như thế nào về từ “trầmngâm”,”đinh ninh”?
GV:Bên cạnh tâm trạng nghĩ ngợi tin tưởng ấy,Bác Hồ có những cử chỉ,hành động gì ? (được thể hiện qua những khổ thơ nào ?)
GV:Em con nhớ tiếng “từng” có ý nghĩa chỉ điều gì?Tác dụng ý nghĩa của nó trong câu ?
+Ngoài tình cảm Bác dành cho bộ đội,Bác còn có tình cảm đối với những ai khác ?
+Bác Hồ chỉ huy chiến dịch biên giới trong hoàn cảnh và điều kiện như thế nào ?
+Qua hình dáng,tư thế,cử chỉ,hành động,hoàn cảnh,điều kiện,em nhận thấy Bác Hồ hiện lên những phẩm chất đáng quý nào ?
*Điều kiện hoạt động của Bác khó khăn như bài: “Tức Cảnh Pác Bó”.Tình cảm của Bác đúng như sự khái quát của nhà thơ Tố Hữu về tình yêu thương của Bác Hồ:
“Bác ơi!tim Bác mênh mông thế
Oâm cả non sông mọi kiếp người
..
Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
+Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái,sinh năm 1927,quê ở Tỉnh Nghệ An,làm thơ từ thời kháng chiến chống Thực Dân Pháp.
HS:Chú ý lắng nghe.
HS:Đọc văn bản
HS:Kể tóm tắt
HS:Bài thơ viết hoàn thành năm 1951.
+Hình dáng,tư thế:
-“Lặng yên bên bếp lừa
 Vẻ mặt Bác trầm ngâm”
-“Bác vẫn ngồi đinh ninh
 Chòm râu im phăng phắc”
HS:Tư duy
-“Trầm ngâm”:đang suy nghĩ về cuộc chiến ngày mai
-“Đinh ninh”:thể hiện niềm tin vào chiến thắng.
+Cử chỉ,hành động:
-“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
-“Đốt lửa cho anh nằm”
=>Việc dùng lượng từ “từng” cho thấy sự chăm sóc chu đáo của Bác dành cho bộ đội giống như người cha dánh cho con.
-“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Mong trời sáng mau mau”
=>Nỗi lòng,sự lo lắng của Bác đối với đoàn dân công.
-“Mái liều trang xơ xác
Ngoài trời mưa lâm thâm”
=>Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị,gần gũi,chân thật mà hết sức lớn lao.
I.Tác Giả-Tác Phẩm:
1.Tác Giả:
Minh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái,sinh năm 1927,quê ở Tỉnh Nghệ An,làm thơ từ thời kháng chiến chống Thực Dân Pháp.
2.Tác Phẩm:
a.Hoàn Cảnh Sáng Tác:
Bài thơ viết hoàn thành năm 1951.
b.Đại Ý:
Bài thơ thể hiện chân thực về tình cảm vĩ đại của Bác Hồ đối với bộ đội,dân công;đồng thời thể hiện lòng kính yêu của người chiến sĩ(đội viên) đối với lãnh tụ.
 II.Phân Tích:
1.Hình Tượng Bác Hồ:
+Hình dáng,tư thế:
-“Lặng yên bên bếp lừa
 Vẻ mặt Bác trầm ngâm”
-“Bác vẫn ngồi đinh ninh
 Chòm râu im phăng phắc”
-“Trầmngâm”:đang suy nghĩ về cuộc chiến ngày mai.
-“Đinh ninh”:thể hiện niềm tin vào chiến thắng.
+Cử chỉ,hành động:
-“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
-“Đốt lửa cho anh nằm”
=>Việc dùng lượng từ “từng” cho thấy sự chăm sóc chu đáo của Bác dành cho bộ đội giống như người cha dánh cho con.
-“Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Mong trời sáng mau mau”
=>Nỗi lòng,sự lo lắng của Bác đối với đoàn dân công.
-“Mái liều trang xơ xác
Ngoài trời mưa lâm thâm”
=>Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị,gần gũi,chân thật mà hết sức lớn lao.Thể hiện tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng,sự chăm lo ân cần của Bác Hồ đối với chiến sĩ,đồng bào.
4.Củng cố:
+Qua bài thơ,Bác Hồ hiện lên những phẩm chất,tính cách gì đáng quý ? Từ đó,em có suy nghĩ như thế nào về Bác?
=>Bác Hồ thật giản dị,gần gũi,chân thật mà hết sức lớn lao,thể hiện tình yêu nước,yêu dân tộc.
=>Chúng ta phải luôn kính trọng Bác Hồ.
5.Dặn dò:
+Học thuộc lòng bài thơ,phần ghi chép.
+Chuẩn bị câu hỏi còn lại tiết sau sẽ học tiếp.
+Sưu tầm một số bài thơ nói về Bác.
 +Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần:24 Bài : 23
Tiết : 94 Văn Bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ(TT)
Ngày dạy: .. 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Thấy được tình cảm của anh đội viên đối với Bác
+Hiểu được chân lý lớn lao của vị lãnh tụ.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ cho học sinh.
3.Tình cảm:
+Giáo dục học sinh tình cảm tôn kính vị lãnh tụ của dân tộc.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,GT,PT,NVĐ,TH
+ĐDDH:Bảng phụ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,xem lại thể thơ năm tiếng.
+Học sinh:Đọc văn bản,trả lời câu hỏi sgk.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra: 
+Qua văn bản “Đêm Nay Bác Không Ngủ”,Bác Hồ hiện lên những phẩm chất,tính cách gì đáng quý ? Từ đó nêu suy nghĩ của em về Bác ?
Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị,gần gũi,chân thật mà hết sức lớn lao.Thể hiện tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng,sự chăm lo ân cần của Bác Hồ đối với chiến sĩ,đồng bào.
Học sinh phát biểu cảm nghĩ
3.Bài mới:
 Tình cảm của Bác mênh mông đến thế!Còn anh dội viên thì sao ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu 
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:phân tích cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác.
GV:Gọi Hs đọc 9 khổ thơ đầu.
GV:Tâm trạng của anh đội viên lần đầu thức giấc bộc lộ như thế nào?(thể hiện qua từ ngữ nào ?)
GV:Trước tâm trạng ngạc nhiên xúc động đó,anh đội viên nghĩ về Bác như thế nào ?(thể hiện qua khổ thơ nào ?)
GV:Khổ thơ trên tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?Tác dụng ra sao ?
GV:Lần thứ ba thức dậy thì tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên so với lần đầu ra sao ? (thể hiện qua câu thơ,khổ thơ nào ?)
GV:Trước tâm trạng hốt hoảng ấy anh đội viên có những lời nói và hành động ra sao đối với Bác ?
GV:Trong khổ thơ tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?Tác dụng ra sao ? (cuối câu có dấu gì và từ ngữ nào được nhắc lại ? )
GV:Lúc ấy Bác bày tỏ lòng mình đối với ai ?
GV:Trước nỗi lòng của Bác, anh đội viên có suy nghĩ như thế nào ?
GV:Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác trong bài thơ,ta có thể hiểu thêm đó là tình cảm của ai dành cho Bác ?
GV:Tâm trạng và suy nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong hai lần thức dậy như thế nào ?
GV:Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai thức dậy?
GV:Qua cảm nghĩ của anh đội viên,hình ảnh của Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào ? Thể hiện qua khổ thơ nào ?
GV: “Người cha” là dùng để gọi ai?Trong bài thơ này như vậy có tác dụng gì ?
GV: “càng” trong câu “Càng nhìn lại càng thương” có ý nghĩa chỉ gì ?
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Hiểu được chân lý lớn lao của vị lãnh tụ.
GV:Đọc khổ thơ cuối
GV:Khổ thơ cuối thể hiện ý nghĩa như thế nào ?
+Có phải chỉ đêm này là Bác không ngủ ?
+Câu thơ giúp ta hiểu thêm điều gì về tư tưởng của Bác ?
*Hoạt động3:
*Mục tiêu:Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài ... nh cụ thể có hai vế,cách so sánh nào gợi cảm hơn ? Từ đó em nào có thể kết luận như thế nào về tác dụng của phép tu từ ẩn dụ ?
GV:Hãy tìm câu ca dao,tục ngữ,câu văn,thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ ?
Để tạo nên phép tu từ ẩn dụ ta có những cách nào ?
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Tìm các kiểu ẩn dụ.
GV:Gọi Hs đọc mục 1-phần 2.
GV:Các từ in đậm dưới đây(Theo ngữ liệu sgk) được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào ? Vì sao có thể ví như vậy ?
GV:Theo em cụm từ “thấy nắng giòn tan” có gì đặc biệt ? Có gì khác với cách nói thông thường ?
+”Thấy” thuộc từ loại gì ? Hoạt động của giác quan nào ?
+”Giòn tan” thường dùng để chỉ đặc điểm cái gì ?
+”Giòn tan” được cảm nhận qua giác quan nào ?
+“Nắng” có thể dùng vị giác để cảm nhận được không ?
+Sự chuyển đổi cảm giác ấy có tác dụng gì ?
GV:Từ những ví dụ đã phân tích ở phần I và phần II,hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa sự vật hiện tượng thường được sử dụng để tạo ra phép ẩn dụ ?
GV:Dựa vào sự phân tích,em hãy rút ra kết luận xem có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp ?
GV cho Hs làm bài tập củng cố trên bảng phụ.
*Hoạt động 3:
*Mục tiêu:Củng cố lại kiến thức đã học.
GV:Gọi Hs đọc yêu cầu BT2,3
GV:Tìm các ẩn dụ hình tượng trong những ví dụ dưới đây.Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật,hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
GV:Tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và cho biết tác dụng của nó 
HS:Cụm từ “người cha” chỉ Bác Hồ.
+Dựa vào ngữ cảnh của khổ thơ và cả bài thơ.
+Vì Bác và người cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tac,tình thương yêu chăm sóc chu đáo đối với con)
HS:Aån dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
+Cách 1:
-Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
+Cách 2:
-Bác Hồ như người cha
 Đốt lửa cho anh nằm.
=>Ý nghĩa đều giống nhau:là ví Bác Hồ như người cha.
=>Nghệ thuật so sánh có hai vế rõ ràng (vế A-vế B)
+Làm cho câu văn,câu thơ hàm súc hơn,tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
HS:Tìm ví dụ-phân tích
HS:
+Từ “thắp” chỉ sự nở hoa.
+Từ “lửa hồng” chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.
=>Màu đỏ được ví với lửa hồng là vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng.
=>Còn nở hoa được ví với hành động “thắp” vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện.
+”thấy” là từ loại động từ,hoạt động của thị giác.Đối tượng của thị giác là không gian,ánh sáng,màu sắc,kích thước.
+”giòn tan” chỉ đặc điểm của “bánh”
+Giòn tan là sự cảm nhận của vị giác.
=>Đó là sự so sánh đặc biệt vì có sự chuyển đổi cảm giác => từ vị giác sáng thị giác.Sự chuyển đổi cảm giác ấy tạo ra liên tưởng mới mẽ,thú vị.
=>Aån dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật,hiện tượng(ẩn dụ phẩm chất)
VD:Người chaĩBác Hồ
=>Aån dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các sự vật,hiện tượng (ẩn dụ cách thức)
=>Aån dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
VD:Nắng giòn tan ĩNắng (to,rực rỡ,chói chang..)
+Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp
HS:Lên bảng thực hiện độc lập
HS:Lên bảng thực hiện
I.Aån Dụ Là Gì ?
Aån dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
*Tác Dụng:
Làm cho câu văn,câu thơ hàm súc hơn,tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD:
“Nước non nặng một ời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non.”
 (Thề Non Nước-Tản Đà)
=>Nước,non:Hình ảnh ẩn dụ
II.Các Kiểu Aån Dụ:
Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
1.Aån dụ hình thức
2.Aån dụ cách thức
3.Aån dụ phẩm chất
4.Aån dụ chuyển đổi cảm giác.
III.Luyện Tập:
1.Bài Tập 2:
a.”Aên quả nhớ kẻ trồng cây
-Aên quả:có nét tương đồng về cách thức với “sự hưởng thụ thành quả lao động”
-Kẻ trồng cây:có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động,người gây dựng(tạo thành quả)
=>Khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao người lao động vất vả mới tạo ra được thành quả đó.
2.Bài Tập 3:
-Thấy mùi:từ khứu giác, chuyển sang thị giác
-Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt:từ khứu giác chuyển sang thị giác,xúc giác.
=>Tác dụng liên tưởng mới lạ.
4.Củng cố:
+Thế nào là phép tu từ ẩn dụ ? Tác dụng của nó ?
=> Aån dụ là gọi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
+Có mấy kiểu ẩn dụ ?
=> Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
1.Aån dụ hình thức 2.Aån dụ cách thức
3.Aån dụ phẩm chất 4.Aån dụ chuyển đổi cảm giác.
5.Dặn dò:
+Học thuộc lòng hai ghi nhớ;làm các BT còn lại,sưu tầm VD minh hoạ.
+Soạn bài: “Luyện Nói Về Văn Miêu Tả”
*Chú ý:
-Viết thành dàn ý theo yêu cầu – chuẩn bị lên nói trước lớp.
 +Nhận xét tiết học:
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 24 Bài :23 
Tiết : 96 Văn Bản: LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
Ngày dạy: .. 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
+Giúp Hs nắm được cách trình bày miệng một đoạn văn,một bài văn miêu tả.
+Luyện tập kỹ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
2.Kỹ năng:
+Rèn luyện kỹ năng nói,trình bày miệng,rõ ràng,mạch lạc;bước đầu thể hiện cảm xúc.
3.Tình cảm:
+Rèn luyện lòng tự tin,tự chủ khi bày tỏ cảm xúc đối với một vấn đềtrước tập thể.
B.PHƯƠNG PHÁP-ĐDDH:
+Phương pháp: ĐST,ĐT,TL,GT
+ĐDDH:Dàn ý lập trên bảng phụ
C.CHUẨN BỊ:
+Giáo viên:Soạn giáo án,tóm tắt nội dung đoạn văn,tìm chi tiết.
+Học sinh:Chuẩn bị bài tập để luyện nói.
D.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định:
2.Kiểm tra:
+Muốn miêu tả chúng ta cần làm gì ?
=>Xác định đối tượng định miêu tả,quan sát,lựa chọn các chi tiết nổi bật,liên tưởng,so sánh và tiến hành miêu tả theo trình tự. 
3.Bài mới:
 Như chúng ta đã biết,mọi người ai cũng biết nói từ thuở mới lên một hai tuổi. Nhưng hôm nay,tại sao ta phải luyện nói ? Bởi vì nói ở đây là không phải thấy gì nói nấy,gặp đâu nói đó mà nói làm sao cho thu hút người nghe,nói có hệ thống..Vậy tiết học hôm nay sẽ giúp ta rèn luyện điều này.
@&?
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
*Hoạt động 1:
*Mục tiêu:Luyện nói một đoạn văn tả cảnh.
GV:Gọi Hs đọc mục(1) –sgk trang 71-T2.
GV:Cho học sinh thảo luận về khâu chuẩn bị ở nhà.
=>Gv kiểm tra khâu chuẩn bị bài ở nhà của Hs.
GV:Đoạn (1) nói đến chi tiết nào của buổi học cuối cùng ?
GV:Tìm những chi tiết nổi bật trong đoạn văn đó ? Sau đó thực hiện trình bày (nói) theo từng ý của dàn ý đã tìm.
GV:Gọi Hs đại diện tổ(nhóm) lên trước lớp thực hiện trình bày 
GV:Nhận xét-tuyên dương,cho điểm tổ.
Bên cạnh tả cảnh ta còn tả người,vậy ta sẽ sang phần luyện nói về tả người.
*Hoạt động 2:
*Mục tiêu:Luyện nói về đoạn văn tả người.
GV:Gọi Hs đọc mục(2)-sgk-trang 71.
Gv cho Hs thảo luận nhóm (5’)
GV:Yêu cầu của đề(2) là tả gì ?
GV:Khi tả người điều đầu tiên chúng ta phải làm gì ?
GV:Khi tìm được đặc điểm nổi bật ta tiến hành tả người bằng cách nào ?
GV:Gọi Hs đại diện nhóm lên trình bày(nói) phần đã thảo luận.
Gv uốn nắn,sửa chữa những chỗ còn sai sót,tuyên dương,khuyến khích học sinh.
HS:Thảo luận (5 phút)
+Miêu tả tiết tập viết trong “Buổi học cuối cùng”
-Không khí lớp học
-Khâu chuẩn bị của thầy
-Mọi người im phăng phắc
-Các âm thanh xung quanh..
-Tất cả đều thể hiện lòng yêu tiếng nói dân tộc,yêu quê hương.
+Các tổ + Hs nhận xét.
HS:Quan sát đối tưọng sắp tả,tìm đặc điểm nổi bật.
=>liên tưởng,tưởng tượng,so sánh và nhận xét.
HS:Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
I.Nói Đoạn Văn Tả Cảnh:
*Gợi Ý:
+Miêu tả tiết tập viết trong “Buổi học cuối cùng”
-Không khí lớp học
-Khâu chuẩn bị của thầy
-Mọi người im phăng phắc
-Các âm thanh xung quanh..
=>Tất cả đều thể hiện lòng yêu tiếng nói dân tộc,yêu quê hương.
II.Nói Đoạn Văn Tả Người:
*Gợi Ý:
+Khi tả cần quan sát đối tượng miêu tả.
+Chọn các đặc điểm nổi bật
-Hình dáng:cao,thấp,béo,gầy 
-Trang phục:giảndị,sang trọng
-Những nét nổi bật:khuôn mặt,mũi.
-Lời nói,hành động,tính tình
-Tình cảm.
4.Củng cố:
+Muốn miêu tả chúng ta cần phải làm gì ?
=> Xác định đối tượng định miêu tả,quan sát,lựa chọn các chi tiết nổi bật,liên tưởng,so sánh và tiến hành miêu tả theo trình tự. 
+Bài văn miêu tả gồm mấy phần ? Nêu nhiệm vụ từng phần ?
=>Bài văn miêu tả gồm 3 phần.
1.Mở bài:Giới thiệu đối tượng được tả. 2.Thân bài:Tả chi tiết theo trình tự đã quan sát.
3.Kết bài:Nêu cảm nghĩ đối với đối tượng miêu tả.
5.Dặn dò:
+Đọc lại phần lý thuyết về văn miêu tả(tả cảnh,tả người)
+Xây dựng dàn ý cho BT3
+Đọc và học lại các văn bản từ đầu HKII tiết sau kiểm tra 1 tiết.
 +Nhận xét tiết học:
_____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
DUYỆT:
NGÀYTHÁNGNĂM..

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6_TUAN 24.doc