Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt được:

- Giúp HS thấy được ý nghĩa của truyện: đề cao y đức của người thầy thuốc, đề cao lòng nhân hậu của con người + NT của truyện trung đại

- Gdục: tấm lòng vì người khác bất chấp nguy hiểm

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện trung đại

 * Trọng tâm: Tìm hiểu VăN BảN

 * Tích hợp : - Giải nghĩa từ

- Khái niệm truyện trung đại.

B- Chuẩn bị:

1. HS: đọc bài, trả lời câu hỏi cuối bài

2. GV: soạn giáo án

C- Tiến trình các hoạt động:

1. ổn định T/c: 1phút

2. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra viêc soạn bài (trả lời câu hỏi SGK) của HS

3. Bài mới:

Phương pháp Nội dung

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 17 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 9/12/2012
ND :11/12/2012
Tiết 64: Tính từ và cụm tính từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của tính từ, 1 số loại tính từ cơ bản, nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
- Rèn kỹ năng: Xác định từ loại của từ, cấu tạo của cụm tính từ.
 * Trọng tâm:- Đặc điểm của T2 - cấu tạo của cụm T2
 * Tích hợp: - Các từ loại đã học, cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ
- Một số văn bản đã học
B. Chuẩn bị:
1. GV: soạn bài.
2. HS: học bài, làm BT
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định T/c:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm của động từ, cấu tạo của cụm động từ?
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- Hãy chỉ ra các ctítừ trong 2 VD trên?
- Vì sao có thể gọi những cụm từ trên là những cụm tính từ? 
- Hãy vẽ mô hình cụm danh từ, động từ mà em đã học
- Cho biết phần trước của cụm tính từ trên biểu thị quan hệ gì?
- Phần sau của cụm tính từ biểu thị ý nghĩa gì?
- Y/cầu của BT1? 
- Xác định các cụm tính từ
- Muốn tìm các cụm tính từ ta làm như thế nào?
- Hãy làm BT theo gợi ý của SGK?
- HS nêu ý kiến => giáo viên nhận xét, kết luận
3. Cụm tính từ: 
 a.VD: SGK
 -Cụm tính từ: vốn đã rất yên tĩnh
nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không
 phần trước tính từ phần sau
vốn, đã, rất yên tĩnh
-Nxét: phần trước biểu thị quan hệ +, sự tiếp diễn, mức độ, tính chất
 => phần sau: vị trí, sự so sánh, mức độ, đặc điểm, tính chất..
VD: cứ xanh thắm như một tấm thảm
II/ Luyện tập: 
 1. BT1: Tìm cụm tính từ
 - Sun sun như con đỉa
 - Bè bè như cái quạt thóc
 2. BT2:
 - Các từ đưa ra đều là các từ láy, các sự vật so sánh đều tầm thường không xứng đáng với con voi
 -Nhận thức của các thầy đều hạn hẹp
4. Củng cố: -Tính từ có đặc điểm giống và khác ĐT ở điểm nào?
5. Dặn dò: - làm các BT còn lại.
==================================================
NS : 9/12/2012
ND :11/12/2012
Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
A. Mục tiêu cần đạt được:
- Giúp HS thấy được ý nghĩa của truyện: đề cao y đức của người thầy thuốc, đề cao lòng nhân hậu của con người + NT của truyện trung đại
- Gdục: tấm lòng vì người khác bất chấp nguy hiểm
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện trung đại
 * Trọng tâm: Tìm hiểu VăN BảN 
 * Tích hợp : - Giải nghĩa từ
- Khái niệm truyện trung đại.
B- Chuẩn bị:
1. HS: đọc bài, trả lời câu hỏi cuối bài
2. GV: soạn giáo án
C- Tiến trình các hoạt động:
1. ổn định T/c: 1phút
2. Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra viêc soạn bài (trả lời câu hỏi SGK) của HS
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- GV hdẫn: chú ý ngôn từ đối thoại của mỗi nhân vật.
- Trong văn bản có nhiều từ cổ, ngày nay k dùng nữa hoặc ít dùng, em hãy tìm những từ đó và giải nghĩa cho các bạn?
+ Trong đó những từ nào là từ mượn?
- Truyện có thể chia thành mấy ý lớn?
Nội d của từng phần?
- Đâu là trọng tâm của truyện?
N.V người thầy thuốc họ Phạm được g.thiệu qua các chi tiết?
- N2 lời g.thiệu đó đã cho em thấy vị trí của thái y lệnh như thế nào? 
- Người đương thời còn rất trọng vọng thầy thuốc họ Phạm còn vì lí do gì?
- Em hãy nêu những chi tiết kể về việc thái y lệnh đã cứu giúp người nghèo?
- N2 việc làm của thái y lệnh để lại cho em suy nghĩ gì?
- Theo em thái y lệnh được mọi người tin yêu trọng vọng là vì:
-Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn phẩm chất đó của thái y lệnh ở phần 2.
-Thái y lệnh bị đặt trong 1 tình huống?
- Đây là một tình huống như thế nào? 
Việc đưa thái y lệnh vào tình huống này có ý nghĩa gì?
- Thái y lệnh đã qđịnh và ứng xử như thế nào? 
- Tại sao thái y lệnh lại qđịnh và ứng xử như vậy? (Vì ông biết mạng sống của người bệnh chỉ còn trông cậy vào mình)
- Câu nói của thái y lệnh đã giúp em hiểu được điều gì trong con người ông?
- Theo em nếu nhà vua trị tội kháng chỉ thì thái y lệnh có hối hận không? Vì sao? 
- HS kể tóm tắt lại đoạn cuối của truyện.
-Cách ứng xử đầy lương tâm, trách nhiệm của người thầy thuốc đã mang lại kết quả gì?
- Kết quả này có ý nghĩa gì ?
- Câu kết truyện: "Về sau...không để sa sút nghiệp nhà" có ý nghĩa như thế nào? 
- Truyện được kể bằng sự hư cấu tưởng tượng hay ghi chép truyện thật?
- Ytố nào trong truyện gây sự hứng thú cho người đọc nhiều nhất?
- Truyện ca ngợi ai? về điều gì qua đó em hiểu được điều gì về y đức của người thầy thuốc chân chính?
- Trong 2 cách đặt nhan đề: 
+ "Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng " và "thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" em tán thành cách gọi nào ? Vì sao?
I/ Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích:
3. Cấu trúc văn bản: 3 phần
 -P1: Công đức của thái y lệnh
 -P2;Thái y lệnh cứu người nghèo
 -p3:HP của thái y lệnh
II/ Tìm hiểu văn bản 
1. Công đức của thái y lệnh họ Phạm 
 -Thái y lệnh: có nghề gia truyền là thầy thuốc trông coi việc chữa bệnh trong cung vua
 -Thái y lệnh là người thầy thuốc giỏi có địa vị xã hội, được coi trọng .
 - Thái y lệnh còn rất thương người nghèo: trị bệnh cứu sống nhiều dân thường.
 -Đem hết của cải trong nhà mua thuốc, gạo cho con bệnh tứ phương 
 - Cứu sống hơn ngàn người
 -Thái y lệnh có đức, có tài, được mọi người hết mực yêu mến.
2. Thái y lệnh kháng lệnh vua cứu người nghèo
 - Vua lệnh vào cung khám bệnh 
 - Người dân nghèo mắc trọng bệnh nguy hiểm tính mạng cầu cứu
 - tình huống đặc biệt, rất khó xử: cứu người nghèo sẽ kháng lệnh vua, nghe lệnh vua thì người bệnh nghèo sẽ chết
 - Thái y lệnh : qđịnh cứu người bệnh nghèo trước, vào cung sau
-Thái y lệnh đã đặt mạng sống của con người lên trên hết, ông chấp nhận nguy hiểm đến tính mạng của mình vì người bệnh
 -Đồng thời ông rất tin ở việc mình làm, không sợ quyền uy
- Ông luôn đề cao y đức của mình
3. Hạnh phúc của thái y lệnh họ Phạm
- Thái y lệnh: đã cứu được người bệnh hiểm nghèo
- Được vua khen là người thầy thuốc chân chính
- Y đức, lương tâm của người thầy thuốc đã được đền đáp xứng đáng.
- Tài đức của vị thái y lệnh đã được kế tục, lưu truyền.
III. Tổng kết: 
 * Ghi nhớ: SGK
IV/ Luyện tập: 
 -BT2: SGK
 - Cách gọi : "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" đúng hơn vì đề cao được lương tâm người thầy thuốc nhưng cũng khẳng định ngoài yếu tố đó còn có yếu tố khác: tài năng, học vấn.
4. Củng cố: - học sinh đọc phần học thê
 - Quan điểm của NĐC có giống của thái y?
5. Dặn dò: ôn tập HKI
NS : 9/12/2012
ND : 13/12/2012
Tiết 66: Ôn tập Tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
- Hệ thống hoá, củng cố những kiến thức đã học về TV cho HS (phần đã học ở HKI)
- Rèn kỹ năng: hệ thống, tổng hợp kiến thức
* Trọng tâm: - Hệ thống lại kiến thức đã học
* Tích hợp: -N2 kiến thức đã học ở học kỳ I
B. Chuẩn bị:
1. GV soạn bài, nhắc lại HS ôn tập trước ở nhà 
2. HS: ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Phương pháp
Nội dung
- HS quan sat xác định yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu (a) của đề bài là gì?
+ Thế nào là từ, phân loại từ theo cấu tạo?
+ Dựa vào đâu để phân biệt từ đơn, từ phức (số tiếng cấu tạo nên từ)
- Yêu cầu (b) là gì? (xác định từ loại)
- ở học kỳI lớp 6 em đã học những từ loại nào? Hãy kẻ bảng để liệt kê các từ loại?
- GV hướng dẫn HS làm bảng ôn tập từ loại, về nhà làm bài tập tiếp.
- Dựa vào khái niệm, đặc điểm của từng loại của từng từ loại vừa nhắc lại, hãy xác định từ loại cho các từ?
- ở đây không có từ loại nào đã học?
- Lấy VD: này, nọ.
- Phần c yêu cầu điều gì? 
+ Cho biết cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? phần trước trong cụm danh từ thường bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ? Phần sau..?
+ Tương tự với cụm động từ, cụm tính từ, 
- Hãy xác định cụm từ trong đoạn?
- Trong đoạn văn trên có chứa từ mượn - Hãy nhắc lại: Thế nào là từ mượn? Tiếng việt thường mượn tiếng của nước nào nhiều nhất? Từ mượn có tác dụng gì?
 HS nhắc lại định nghĩa của từ mượn: lẫn từ mượn có ngôn ngữ nước ngoài)
- Chúng ta có mấy cách giải nghĩa từ thường dùng? 
- ở đây em đã giải nghĩa bằng cách nào trong hai cách đó?
- Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Hãy lấy VD?
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ khác hiện tượng đồng âm ở chỗ nào?
A. Bài tập 1:
"Thuỷ tinh/ đến/ sau/, không/ lấy/ được/ vợ,/ đùng đùng/ nổi /giận/, đem/ quân/ đuổi/ theo/ đòi/ cướp/ Mị Nương/ 
Thần/ hô/ mưa/ gọi/ gió,/ làm/ thành/ dông bão/ rung/ chuyển/ cả/ đất/ trời/, dâng/ nước/ sông/ lên/ cuồn cuộn/ đánh/ Sơn Tinh./ Nước/ ngập/ ruộng/ đồng/ nước/ ngập/ nhà cửa,/ nước/ dâng/ lên/ lưng/ đồi/, sườn/ núi, thành/ PC/ như/ nổi/ lềnh bềnh/ trên/ một/ biển/ nước.
 a) Xác định ranh giới từ: chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy?
 b) Hãy xác định từ loại của từng từ?
 c) Hãy X.định: cụm danh từ, cụm ĐT?
 d) Chỉ ra các từ mượn.
 e) Giải nghĩa những danh từ riêng có trong đoạn văn, cho biết em giải nghĩa bằng cách nào.
- Danh từ: Sơn Tinh, thành, vợ...
- Động từ: đánh, đuổi, dâng..
- Số từ: một.
- Lượng từ: cả.
- TT : lềnh bềnh.
- Chỉ từ: không có.
c) xác định cụm từ:
- Cụm động từ: đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận...
-Lấy VD cụm tính từ: rất tốt, màu xanh ngắt.
d) Từ mượn:
Thuỷ Tinh, Sơn Tinh,...
e) Giải nghĩa từ:
- Sơn Tinh: thần núi.
-Thuỷ tinh: thần nước.
-Nêu khái niệm mà từ biểu thị.
2/ Bài tập 2: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Khái niệm: SGK.
- VD: Lá cây à lá phổi, lá gan, lá bài.
4.Củng cố : gv hệ tống bài học
5.Hướng dẫn: -Tiếp tục ôn tập, hoàn thành bảng từ loại.
=========================================================
NS : 9/12/2012
ND : 14/12/2012
Tiết 67:Trả bài số 3
I.Mục tiêu
 -Củng cố lại kiến thức về văn tự sự
 -Hs tự đánh giá những ưu nhược điểm của mình
 -Sửa các lỗi chính tả còn mác phải
II. Chuẩn bị
 1.Giáo viên : chấm bài ,hệ thống các lỗi 
 2.Học sinh : học bài và chuẩn bị bài mới
III.Tổ chức các hoạt động
-Học sinh đọc lại đề bài
-Nhận xét chung về ưu nhược điểm của bài viết
+ Ưu điểm 
+ Nhược điểm
-Giáo viên đọc bài để học sinh rút kinh nghiệm,tham khảo
-Trả bài cho học sinh đọc chéo bài của nhau học hỏi rút kinh nghiệm
-Gọi điểm ghi sổ
I. Đề bài 
 -Kể về những đổi mới ở quê em
II. Nhận xét
 1.Ưu điểm
 -Nắm được yêu cầu của bài,kể theo đúng trình tự làm sáng tỏ những điểm nổi bật ở quê em
 -Trình bày rõ ràng khoa học
2.Nhược điểm
 -Có vài bài học sinh chưa hiểu đề làm chưa rõ nội dung 
 -Trình bày còn bẩn, chữ xấu, sai chính tả,chua có nội dung
III. Trả bài
 1.Đọc vài bài để học sinh tham khảo
 2.Trả bài
 3.Gọi điểm
4.Củng cố : Nhận xét của giáo viên về bài viết
5.Dặn dò : Về nhà học ôn lại văn tự sự
=============================================================
NS : 9/12/2012
ND : 14/12/2012
Tiết 68: Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động về ngữ văn.
 - Giáo dục: Lòng ham thích với môn ngữ văn.
 - Rèn kỹ năng: thực hành.
 * Trọng tâm: kể chuyện.
 * Tích hợp: Các thể loại văn học đã học, văn tự sự: ngôi kể, cốt truyện, nhân vật.
B. Chuẩn bị: 
 1/ GV: Nhắc HS chuẩn bị 
 2/ HS: Sưu tầm, lựa chọn, tập kể, nêu ý nghĩa của câu truyện .
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1/ ổn định tổ chức: 
 2/ Kiểm tra bài cũ; 
 3/ Bài mới:
Phương pháp
- GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
- GV nêu yêu cầu của giờ học: nghiêm túc, tự giác, sôi nổi.
- GV chia lớp làm 3 tổ: các tổ thảo luận trước ở tổ chọn câu chuyện định kể, chọn người đại diện kể trước lớp.
- Tuỳ vào thời gian (Câu chuyện ngắn hoặc dài) GV cho mỗi tổ kể một hoặc hai câu chuyện.
- HS bên dưới lắng nghe, nhận xét, nêu cảm nghĩ .
- GV hướng dẫn: Phải có lời chào, giới thiệu, lời cảm ơn, vỗ tay cổ vũ cho bạn, suy nghĩ về ý nghĩa của truyện để phát biểu.
Nội dung
1/ Mục đích, ý nghĩa của giờ học: 
- Các em đã học xong thể loại văn tự sự, học một số thể loại văn học dân gian và nhận thấy : các văn bản dù ở phương thức biểu đạt nào cũng đều chứa đựng một hoặc nhiều ý nghĩa.
à Chúng ta cùng sưu tầm, kể lại những câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc.
II. Thi kể chuyện: 
- Các tổ cử đại diện kể chuyện.
- Nhận xét:
+ Tác phong, giọng nói.
+ Nội dung câu chuyện: hấp dẫn hay không hấp dẫn?
+ ý của câu truyện.
+Cách dẫn dắt truyện, kết thúc truyện?
4.Củng cố: Bình chọn câu chuyện đặc sắc nhất.
5. Dặn dò:Về nhà tập kể cho người thân nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 6 tuan 17.doc