Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

CHỈ TỪ

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ và biết cách dùng từ tring khi nói, viết.

2. Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Thế nào là số từ, lượng từ? Cho ví dụ.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 57
	 Ngày soạn:......../......./........... 
chỉ từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ và biết cách dùng từ tring khi nói, viết.
2. Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là số từ, lượng từ? Cho ví dụ.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc các ví dụ.
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho các từ nào?
* So sánh các từ và các cụm từ? Từ đó rút ra ý nghĩa của các từ in đậm.
* So sánh sự giống nhau và khác nhau của các từ ấy, nọ trong đoạn văn với vd1,2?
Hs: Rút ra khái niệm chỉ từ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Nhận xét chức năng cú pháp của chỉ từ trong các ví dụ?
Hs: Tìm ví dụ.
* Chỉ từ đóng vai trò cú pháp gì trong câu?
Hoạt động 3:
Hs: Đọc kỉ yêu cầu của bài tập, thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Khái niệm:
1. Ví dụ:
- Nọ g ông vua.
- ấy g viên quan.
- kia g làng.
- nọ g cha con nhà.
g Thêm các từ in đậm làm cho cụm danh từ trở nên xác định, cụ thể hơn.
* Giống nhau: Cùng xác định vị trí của sự vật.
* Khác nhau:
- Vd1, 2 định vị tring không gian.
- Vd3 định vị trong thời gian.(hồi ấy, đêm nọ)
2. kết luận: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật trong không gianhoặc thời gian.
II. Hoạt động của chỉ từ:
 1. ấy, kia, nọ làm phụ ngữ, trợ ngữ cho danh từ. Hoạt động trong câu như một danh từ (Vị ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ)
2. - Đó: chủ ngữ.
- đấy: trạng ngữ.
+ Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ, trạng ngữ trong câu.
III. 

Bài tập 1: 
a. Hai thứ bánh ấy g phụ ngữ.
b. Đấy, đây g chủ ngữ.
c. Nay g trạng ngữ.
d. Từ đó g trạng ngữ.
Bài tập 2:
a. Chân núi Sóc, đó, đấy.
b. ấy, đó, đấy.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về khái niệm, chức năng của chỉ từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm các bài tập, chuẩn bị bài Động từ.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 58
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức đã học về đặc điểm của kể chuyện sáng tạo bằng tưởng tượng qua việc tập xây dựng dàn bài chi tiết.
2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, trình bày thành một dàn bài hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề văn kể chuyện tưởng tượng.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu khái niệm kể chuyện tưởng tượng?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu yêu cầu cụ thể của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ đề bài.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề.
Hs: Thảo luận, xác định yêu cầu về kiểu loại và nội dung của đề bài.
Hoạt động 2:
HS: Thảo luận, xây dựng dàn bài chi tiết.
Gv: Hướng dẫn.
Hoạt động 3:
Hs: Tiếp tục tìm ý những đề còn lại.
Gv: Hướng dẫn hs thực hiện.
I. Nội dung:
* Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học.
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nội dung chủ yếu:
+ Chuyến về thăm lại trường củ sau mười năm.
+ Cảm xúc, tâm trạng.
II. Thực hành:
 1. Mở bài:
- Mười năm nữa là năm nào? bao nhiêu tuổi, nghề nghiệp.
- Em về thăm trươgnf cũ vào dịp nào?
2. Thân bài:
- Tâm trạng khi về thăm trường cũ.
- Cảnh trường lớp thay đổi như thế nào?
- Gặp thầy cô.
- Gặp lại bặn bè.
3. Kết bài: 
- Phút chia tay lưu luyến.
- ấn tượng sâu đậm.
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, rút ra bài học cần nắm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tiếp tục hoàn thành các bài tập còn lại.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 59
	 Ngày soạn:......../......./........... 
Con hổ có nghĩa
- Học thêm -
	(truyện trung đại)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm vững nội dung ý nghĩa của truyện, đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, ca ngợi lòng nhân ái của con người.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kể chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ coi trọng nhân nghĩa trong đạo lý làm người.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống con người cần có những đạo lý, nhân phẩm làm cho cuộc ssống tốt đẹp hơn. Câu chuyện sau đây đề cao về lòng nhân nghĩa của con người.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Giới thiệu về truyện trung đại.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Uốn nắn. Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Tóm tắt lại nội dung của truyện.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Nhân vật chính của câu chuyện thứ nhất là ai?
* Con hổ đã gặp phải chuyện gì?
* Hổ đã làm gì để giải quyết việc đó?
* Các hành động của con hổ khi đi tìm bà đở?
* Các hành động đó thể hiện thái độ gì của con hổ?
* Hổ đã cư xữ với bà đở Trần như thế nào?
* Tình cảm của con hổ như thế nào đối với bà đở Trần?
* Liên hệ với cuộc sống con người?
Hs: Thảo luận.
* Trong câu chuyện thứ hai, con hổ trán trắng gặp phải chuyện gì?
* Bác tiều đã tự mình làm gì để giúp hổ thoát nạn?
* Đó là hành động như thế nào?
* Con hổ đã trả nghĩa bác tiều như thế nào?
* Tác giả muốn đề cao điều gì trong cách sống của con người?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị của hai câu truyện.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Truyện trung đại: là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán, cốt truyện nhìn chung đơn giản, có thể có những yếu tố hư cấu, nhiều khi được viết gần với kí, sử và thường mang tính giáo huấn.
2. Đọc bài:
3. Tóm tắt nội dung:
II. Phân tích:
1. Hổ trả nghĩa cho bà đở Trần:
- Hổ cái sắp sinh con.
- Đi tìm bà đở.
+ Lao tới cỏng bà, chạy như bay xuyên qua bụi rậm gai góc.
g Khẩn trương, quyết liệt g tình cảm thân thiết đối với người thân.
- Trả ơn bà, cỏng bà ra khoi rừng, vẩy đuôi tiển bà.
a Biết ơn, quý trọng người đã giúp đở mình.
2. Hổ tră nghĩa bác tiều:
- Bị hóc xương.
- Giúp con hổ lấy khúc xương ra.
g Tự giác, can đảm.
- Bắt các con mồi về biếu bác tiều, khi bác tiều mất, hổ dụi đầu vào quan tài, bắt dê, lợn về cúng bác tiều.
g Ca ngợi tình cảm ân nghĩa, thủy chung.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại bài, chuẩn bị bài Mẹ hiền dạy con.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 60
	 Ngày soạn:......../......./........... 
động từ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố và nâng cao kiến thức đã học về động từ: đặc điểm của động từ, một số loại động từ tiêu biểu.
2. Kĩ năng: Nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ trong khi nói và viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu khái niệm và chức năng của chỉ từ? Cho ví dụ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Từ kiến thức bài cũ, gv dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ cí dụ.
* Tìm các động từ trong các vì dụ a, b, c?
* ý nghĩa khái quát của các động từ tìm được?
* Nêu khái niệm động từ?
* Động từ thường kết hợp với các từ nào?
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, xếp các loại động từ vào bảng.
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Động từ không cần động từ khác đi kèm
Trả lời câu hỏi làm gì?
đi, chạy, cười, học, ngồi đứng, đọc
Trả lời câu hỏi làm sao? Thế nào?
Dám, toan, định
Buồn, ghét, đau, nhức, vui
Hs: Rút ra khái quát về các loại động từ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, thực hiện yêu cầu của bài tập.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Đặc điểm của động từ:
1. Ví dụ:
a. Đi, đến, ra, hỏi.
b. Lấy, làm, lể.
c. Treo, có,xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
* Sự khác biệt giữa động từ và danh từ:
- Danh từ:
+ không kết hợp với các từ sẽ, đã, đang.
+ Thường làm chủ ngữ trong câu.
+ Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
- Động từ:
+ Kết hợp với các từ sẽ, vẫn, đang, đã.
+ Thường làm vị ngữ trong câu.
+ Không kết hợp với các từ những, các, và số từ.
2. Kết luận:
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ thường kết hợp với các từđã, sẽ, đang.
- Động từ thường làmvị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang
II. Các loại động từ chính:
 1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ đi kèm)
b. Động từ chỉ hoạt động trạng thái.
- Động từ chỉ hoạt động.
- Động từ chỉ trạng thái.
III. Luyện tập:
Bài tập 1: 
a. Các động từ: có, khéo, may, đem, mặc, đựng, hóng, tức tối, tức, chạy, bảo, 
b. Phân loại: 
- Động từ chỉ tình thái: mặc, có, may, mặc, khen, thấy, bảo, giơ.
- Động từ chỉ trạng thái: tức, tức tối, đợi.
Bài tập 2:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về động từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Cụm động từ.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct57-t60.doc