Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010

A Mục tiêu : Học sinh:

 - Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết.

 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực trong kiểm tra.

B Chuẩn bị:

 - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án nộp BGH tr¬ớc một tuần.

 - HS: Xem lại kiến thức về văn tự sự.

 C. Tiến trình kiểm tra :

 1) Ổn định:

2) Kiểm tra: HS chọn 1 trong 2 đề sau

* Đề 1:

 a. Đề: Kể về một người bạn tốt trong lớp (hoặc nơi em ở) mà em yêu mến.

 b. Đáp án:

 1. Mở bài: (1,5 điểm)

 - Giới thiệu về người bạn tốt mà mình yêu mến.

 + Tên, mối quan hệ giữa em và bạn;

 + Lý do em yêu mến bạn.

 2. Thân bài: ( 7 điểm)

 - Kể những phẩm chất, việc làm tốt đẹp của bạn ( có thể kể xuôi hoặc kể ngược):

 + Bạn chăm chỉ, chuyên cần trong học tập: học ở thầy, ở bạn.

 + Tận tình giúp đỡ bạn, không ngại khó, ngại khổ.

 + Tham gia nhiệt tình các hoạt động Đội: đội viên gương mẫu.

 + Tự giác giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ.

 + Tính tình hiền lành, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, được bạn bè tin yêu.

 3. Kết bài: (1,5 điểm)

 - Nêu cảm nghĩ của em về bạn:

 + Yêu mến, học tập bạn.

 + Tình cảm càng ngày càng gắn bó hơn.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10; Tiết 37 + 38: NS: 17/10/2009; NS: 19/10/2009 
Tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2
-------- Văn tự sự ----------
A Mục tiêu : Học sinh:
 - Biết cách làm văn tự sự qua thực hành viết.
 - Biết vận dụng các kĩ năng; kiến thức về văn tự sự vào bài làm.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận trung thực trong kiểm tra.
B Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề kiểm tra + đáp án nộp BGH trớc một tuần.
 - HS: Xem lại kiến thức về văn tự sự.
 C. Tiến trình kiểm tra :
 1) Ổn định: 
2) Kiểm tra: HS chọn 1 trong 2 đề sau
* Đề 1: 
 a. Đề: Kể về một người bạn tốt trong lớp (hoặc nơi em ở) mà em yêu mến.
 b. Đáp án: 
 1. Mở bài: (1,5 điểm)
 - Giới thiệu về người bạn tốt mà mình yêu mến.
 + Tên, mối quan hệ giữa em và bạn;
 + Lý do em yêu mến bạn.
 2. Thân bài: ( 7 điểm) 
 - Kể những phẩm chất, việc làm tốt đẹp của bạn ( có thể kể xuôi hoặc kể ngược):
 + Bạn chăm chỉ, chuyên cần trong học tập: học ở thầy, ở bạn.
 + Tận tình giúp đỡ bạn, không ngại khó, ngại khổ.
 + Tham gia nhiệt tình các hoạt động Đội: đội viên gương mẫu.
 + Tự giác giúp đỡ công việc nhà cho bố mẹ.
 + Tính tình hiền lành, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, được bạn bè tin yêu.
 3. Kết bài: (1,5 điểm)
 - Nêu cảm nghĩ của em về bạn:
 + Yêu mến, học tập bạn.
 + Tình cảm càng ngày càng gắn bó hơn. 
* Đề 2: 
a. Đề: Kể về một kỷ niệm thơ ấu mà em nhớ mãi.
 b. Đáp án: 
 1. Mở bài: (1,5 điểm)
 - Giới thiệu về kỹ niệm thơ ấu mà mình nhớ mãi .
 2. Thân bài: ( 7 điểm) 
 - Kể tình huống, nguyên nhân dẫn đến kỹ niệm đó .
 - Diến biến của kỹ niệm đó 
 - Kết quả của kỹ niện đó.
 - Ý nghĩa của nó. 
 3. Kết bài: (1,5 điểm)
 - Nêu cảm nghĩ của em về kỹ niệm 
 4) Củng cố: 
 - Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
 5) Dặn dò: 
 - Về nhà xem lại nội dung và yêu cầu của đề ra.
 - Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng:
 + Đọc truyện và kể lại truyện.
 + Tìm hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn.
 + Soạn bài: trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.
********************************************** 
Tuần 10; Tiết 39: NS: 17/10/2009; NS: 20/10/2009 
Văn bản: 
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG 
(Truyện ngụ ngôn)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a.. Kiến thức: 
 - Hiểu được thế nào là truyện ngụ ngôn.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
b.Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật 
c. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức luôn mở rộng hiểu biết của mình bằng mọi hình thức, không huênh hoang kiêu ngạo .
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy.
 - HS: Đọc, tìm hiểu khái niệm và văn bản 
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 a- Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu nào?
 -> Nghệ thuật: + Sự đối lặp tăng tiến .
 + Sự đối lập giữa các nhân vật
 + yếu tố tưởng tượng hoang đường.
 b - Nêu ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
 -> Ý nghĩa: + Ca ngợi lòng biết ơn đối với người nhân hậu;
 + Nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới : Nhân dân ta có câu thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng” đây là một câu thành ngữ có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống con người. Vậy cụ thể nguồn gốc của câu thành ngữ này xuất phát từ đâu, ý nghĩa sâu xa của nó như thế nào và qua đó tá giả dân gian muốn gửi gắm tam sự gì đối với người đọc . Thầy mời các em tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
Nội dung
ÚHoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm vững thể loại truyện ngụ ngôn.
- Yêu cầu HS trình bày cách hiểu về truyện ngụ ngôn ( * SGK/ 100.) 
- GV giải thích nghĩa của từ: ngụ, ngôn.
+Ngôn: lời nói
+Ngụ: hàm chứa ý kín đáo.
- Yêu cầu HSẩtình bày cách hiểu về các chú thích sgk.
- Trình bày khái niệm truyện ngụ ngôn.
- các từ khó ở phàn chú thích . 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Khái niệm truyện ngụ ngôn: 
 Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện loài vật, hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người , nhằm khuyện nhủ , răn dạy con người ât một bài học nào đó trong cuộc sống. 
2. Từ khó: 
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản.
- GV hướng dẫn cách đọc
- Yêu cầu HS đọc truyện (2 em) -> .
.
ÚHoạt động 3: Hướng dẫn HS trả lời và thảo luận các câu hỏi đọc - hiểu văn bản.
+ Hoàn cảnh và thái sống của ếch có gì đặc biệt? 
+ Qua những chi tiết đó tác giả muốn nói gì?
+ Em có nhận xét gì về ếch?
- GV phân tích, bình giảng để khắc sâu kiến thức
+ Khi ra khỏi giếng, ếch có thái độ như thế nào? Vì sao ếch lại có thái độ như vậy?
- GV chốt ý.
+ Truyện ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
- GV Lưu ý: cái giếng, bầu trời, con ếch -> hình ảnh ẩn dụ: con người, hoàn cảnh
ÚHoạt động 3: Hướng dẫn HS TK nội dung văn bản.
- Nội dung chính của truyện Ếch ngồi đáy giếng là gì? 
- Yếu tố nào đã tạo nên sự thành công cho câu chuyện. 
- HS đọc truyện (2 em)
- HS nhận xét cách đọc.
- HS kể lại truyện
- Hoàn cảnh 
+ Sống lâu ngày trong giếng
+ Xung quanh toàn là con vật bé nhỏ
+ Ếch cất tiếng kêu làm các con vật kia hoảng sợ.
+ Thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
- HS nhận xét, bổ sung
- Nhâng nháo, chả thèm để ý đến xung quanh.
-> Bị trâu giẫm bẹp.
- HS chất vấn: bạn hiểu nhâng nháo nghĩa là gì?
- HS trả lời theo hiểu biết của mình
- HS nhận xét, bổ sung
- Trình bày 2 ý phàn nội dung .
- Trình bày thành công về nghệ thuật 
II Đọc - Hiểu văn bản:
1. Ếch khi ở trong giếng:
- Môi trường: chật hẹp, tù túng, cách biệt với thế giới bên ngoài.
- Thái độ: chủ quan kiêu ngạo, ngộ nhận về mình, đánh giá sai thế giới xung quanh.
=> Môi trường sống nhỏ hep dễ khiến người ta kiêu ngạo ngộ nhận về mình.
2. Ếch khi ra khỏi giếng::
- Môi trường thay đổi :rộng lớn, mới lạ.
- Thái độ: ếch vẫn quên thói cũ nên đã bị trâu dẫm bẹt
=> khi con người chỉ nhìn thế giới bên ngoài một cách chủ quan, nông cạn thì sẽ bị thất bại thảm hại .
III. Tổng kết:
1. Nội dung: 
 - Phê phán những kể hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.
2. Nghệ thuât: 
- Tác giả xây dựng cốt truyện đơn giản (không có xung đột mâu thuẩn ), nhưng đã nêu được một bài học có ý nghĩa sâu xa đối với mỗi con người . 
ÚHoạt động 3: cũng cố - dặn dò.
 4) Củng cố:
 - HS kể lại truyện ếch ngồi đáy giếng.
 - Qua câu chuyện ề ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì cho mình?
 5) Dặn dò:
 - Đọc lại truyện và kể truyện.
 - Học ghi nhớ và hiểu được câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.
 - Chuẩn bị bài Thầy bói xem voi:
 + Đọc và kể diễn cảm truyện.
 + Trả lời câu hỏi đọc - hiểu văn bản vào vở soạn.
*******************************************
Tuần 10; Tiết 40: NS: 17/10/2009; NS: 21/10/2009 
Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI 
(Truyện ngụ ngôn)
A . Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức: 
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi.
 - Biết liên hệ truyện Thầy bói xem voi với hoàn cảnh thực tế phù hợp.
b. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng kể, phân tích nhân vật để rút ra bài học giáo dục của truyện .
c. Thái độ:
- Giáo dục HS đánh giá, nhìn nhận sự việc, con người một cách toàn diện.
B. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu bài dạy + bảng phụ ghi nội dung bài học.
 - HS: Đọc, kể và soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt dộng dạy học: 
1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài :
CH: Kể truyện Ếch ngồi đáy giếng và nêu bài học qua câu chuyện.
TL: - HS kể đảm bảo nội dung của truyện.
 - Bài học: + Không chủ quan, kiêu ngạo.
 + Mở rộng sự hiểu biết bằng nhiều hình thức.
 3) Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới 
 - Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
ÚHoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- Yêu cầu Hs nêu sự hiểu biết về chú thích 1,5,6,7.
- GV lưu ý chú thích. 
- Trình bày chú thích.
- Nghe
I.Tìm hiểu chung: 
* Chú thích: 1,5,6,7
Lưu ý thêm : Phàn nàn: thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói.
ÚHoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- GV hướng dẫn đọc: tranh luận của các thầy đọc thể hiện sự gay gắt, căng thẳng; câu cuối đọc xuống giọng thể hiện sự mỉa mai, châm biếm.
- GV đọc mẫu – 1-2 HS đọc tiếp theo 
- Yêu cầu HS kể lại truyện -> nhận xét
+ Các thầy bói xem voi ở đây đều có đặc điểm chung nào? Hãy nêu cách các thầy bói xem voi?
- GV nhận xét , KL
+ Các thầy bói phán về voi như thế nào? 
+ Khi phán về voi, các thầy dùng hình thức nào?
+Thái độ của các thầy khi phán về voi như thế nào? Vì sao các thầy lại có thái độ như vậy? Thái độ đó thể hiện qua lời nói nào?
+ Em có nhận xét gì về cách nhìn sự vật của các thầy? 
+ Năm thầy đều đã được sờ voi và mỗi thầy cũng đã nói đúng được một bộ phận của voi nhưng không thầy nào nói đúng về voi. Sai lầm của các thầy ở chỗ nào? 
+ Từ sai lầm về việc xem voi và phán về voi của các thầy đã dẫn đến hậu quả gì?
+ Qua sự việc này, nhân dân muốn tỏ thái độ gì đối với các thầy bói? 
ÚHoạt động 3: Tổng kết : 
+ Truyện Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
+ Qua truyện Thầy bói xem voi, em hiểu gì thêm về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn?
+ Để cho bài học sinh động tg cho các thầy ví von , dùng từ như thế nào?
- Đọc văn bản theo yêu cầu 
- Kể tóm tắt theo yêu cầu .
- Dùng tay sờ 
- Mỗi người sờ 1 bộ phận 
- Trình bày nội dung phán của các thầy.
- Ví( so sánh, dùng từ láy )
- Chủ quan .
- Vì các thầy sờ thấy con voi đúng như họ phán.
- Không phù hợp: chỉ sờ bằng tay mà không nhìn đựoc bằng mắt mà vẫn nhận xét .
- Nhìn sự vật phiến diện.
- Ai cũng cho rằng ý kiến của mình đúng-> đánh nhau.
- Nhận thức không đúng về sự vật .
- Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói ( bói tức là đoán mò, phiến diện, không đáng tin ) .
- Trình bày bài học rút ra đợc từ VB.
- Trình bày cách tg gửi gắm bài học .
- Nêu lại kiến thức ở trên .
II. Đọc, tim hiểu văn bản: 
1. Các thầy bói xem voi:
- Xem bằng cách dùng tay sờ voi.
- Mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận.
2. Các thầy bói phán về voi:
* Con voi: 
+ sun sun như con đỉa
+ chần chẫn như cái đòn càn
+ bè bè như cái quạt thóc
+ sừng sững như cái cột đình
+ tua tủa như cái chổi sể cùn.
-> Dùng hình thức ví von và từ láy 
-> Thái độ chủ quan .“Tưởng hoá ra”, “Không phải”, “đâu có”, “ai bảo”, “không đúng -> Tô đậm sai lầm của các thầy bói.
=> Nhìn nhận về voi không toàn diện.
3. Hậu quả của việc xem voi và phán về voi:
- Đánh nhau toác đầu, chảy máu.
- Không nhận thức đúng về voi.
III/ Tổng kết:
1. Nội dung: 
- Muốn hiểu đúng về sự vật, phải xem xét một cách toàn diện.
- Phải có cách xem xét sự vật phù hợp.
2. Nghệ thuật: 
 - Mượn chuyện chính con người để khuyên con người
- Để văn bản thêm phần sinh động tác giả đã cho các thầy dùng cách ví von, từ láy.
ÚHoạt động 3: cũng cố - dặn dò: 
 4) Củng cố:
 - Nêu bài học rút ra qua truyện Thầy bói xem voi?
 - Kể một ví dụ của em hoặc của bạn đã nhận đinh, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu Thầy bói xem voi.
 5) Dặn dò:
 - Đọc, kể lại truyện Thầy bói xem voi.
 - Học ghi nhớ SGK/ 102
 - Chuẩn bị bài: Danh từ ( tiếp theo ):
 + Xem lại kiến thức ở Tiểu học vè danh từ chung và danh từ riêng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 Tuan 10 3 coc tre hay.doc