A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp học sinh
1.Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện.
3.Tích hợp: Với phần văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”, phần Tập làm Văn “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”, phần Tiếng Việt “Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt”.
4.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục cho HS tinh thần tự hào dân tộc.
B. Chuẩn bị:
1.Thầy: SGK, STK-soạn giáo án, chuẩn bị tranh ảnh về Đền Hùng.
Böùc tranh Laïc Long Quaân vaø AÂu Cô cuøng 100 con chia nhau leân röøng, xuoáng bieån.
2.Trò: Soạn câu hỏi ở nhà.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp, tham gia học tập và hát tập thể.
II. Bài cũ: Nhắc nhở cách soạn bài ở nhà cho HS.
III. Bài mới:
- GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 6. Phương pháp học tập bộ môn.
Giới thiệu bài: Chúng ta đều biết :Lịch sử của một dân tộc đều bắt nguồn từ những truyền thuyết về thời dựng nước. Ở nước ta, lịch sử bắt đầu ghi lại những dấu ấn về thời kỳ đầu tiên đó bằng truyền thuyết thời vua hùng và ''Con Rồng, cháu Tiên ''là truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết thời kỳ này. Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết này như thế nào? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo gì? Vì sao nhân dân ta qua bao đời đều rất yêu thích câu chuyện này? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều đó.
Ngày soạn: 23/08/2009 Ngày dạy : 24/08/2009 Lớp dạy: 6A1, 6A2 ( Từ ngày 24/08 đến ngày 25/08/2009) Tuần 1: Tiết 1: Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp học sinh 1.Kiến thức: - Nắm được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết con Rồng, cháu Tiên chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng kể chuyện. 3.Tích hợp: Với phần văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”, phần Tập làm Văn “Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”, phần Tiếng Việt “Từ và cấu tạo từ trong Tiếng Việt”. 4.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục cho HS tinh thần tự hào dân tộc. B. Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, STK-soạn giáo án, chuẩn bị tranh ảnh về Đền Hùng. Böùc tranh Laïc Long Quaân vaø AÂu Cô cuøng 100 con chia nhau leân röøng, xuoáng bieån. 2.Trò: Soạn câu hỏi ở nhà. C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp, tham gia học tập và hát tập thể. II. Bài cũ: Nhắc nhở cách soạn bài ở nhà cho HS. III. Bài mới: - GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 6. Phương pháp học tập bộ môn. Giới thiệu bài: Chúng ta đều biết :Lịch sử của một dân tộc đều bắt nguồn từ những truyền thuyết về thời dựng nước. Ở nước ta, lịch sử bắt đầu ghi lại những dấu ấn về thời kỳ đầu tiên đó bằng truyền thuyết thời vua hùng và ''Con Rồng, cháu Tiên ''là truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết thời kỳ này. Nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết này như thế nào? Để thể hiện nội dung, ý nghĩa ấy truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật độc đáo gì? Vì sao nhân dân ta qua bao đời đều rất yêu thích câu chuyện này? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Hướng dẫn Đọc, tiếp xúc văn bản. - Cho HS đọc thầm, tìm hiểu khái niệm truyền thuyết và thể loại: Thế nào là truyền thuyết? - GV yêu cầu HS đọc văn bản “ Con Rồng, Cháu Tiên” và chú thích SGK. ? Căn cứ vào chú thích, em hãy xác định truyện truyền thuyết là gì? ? Truyện này thuộc truyền thuyết thời nào? - Đây là truyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương. Thời đại mở đầu lịch sự Việt Nam. - GV chuyển tiếp Giới thiệu truyện “ Con Rồng, Cháu Tiên”. - Truyện “Con Rồng, Cháu Tiên” là một truyện truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyện truyền thuyết thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. GV hướng dẫn đọc- GV đọc mẫu - GV cho HS đọc lại từng đoạn của truyện, nhận xét ngắn gọn và góp ý cách đọc của bạn. Cho HS tóm tắt truyện → GV nhận xét. - GV yêu cầu HS tìm những từ khác những chú thích chưa rõ. - Bạch Hạc ( Phú Thọ) - Phong Châu: tên gọi một vùng đất cổ thuộc Việt Trì. ? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? ?Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - HS trả lời → GV kết luận. Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích. ? Em hãy tìm những chi tiết giới thiệu về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? - Học sinh trả lời câu hỏi. - Lớp nhận xét- GV bổ sung ? Em có nhận xét gì về nguồn gốc, hình dáng của hai nhân vật này? - Nguồn gốc cao quý, hình dạng kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ. ? Bên cạnh sự cao quý, đẹp đẽ về nguồn gốc, hình dáng nhân Lạc Long Quân còn có những việc làm nào đáng quý? ? Những việc làm đó bộc lộ phẩm chất gì của nhân vật? ? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ? - Rồng ở biển cả, tiên ở núi cao gặp nhau → Sự kết hợp của hai nòi giống xinh đẹp, tài giỏi, phi thường. ? Việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ ? - Sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con hồng hào đẹp đẽ. ? “Cùng một bọc”gợi cho em suy nghĩ gì ? - Cùng một bào thai→ ta có từ “Đồng bào”(Từ Hán Việt). ? Vậy từ cách gọi của người Việt Nam, em có nhận xét gì về con người Việt Nam? - Dân tộc Việt Nam là con một cha mẹ sinh ra. ? Bức tranh trong SGK minh họa hình ảnh gì? - Cuộc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào? ? Vì sao cha mẹ lại chia con làm hai hướng lên rừng, xuống biển? - Rừng là quê mẹ, biển là quê cha, các con ở hai bên nội, ngoại cân bằng, đặc điểm địa lý của nước cũng rất rộng lớn, nhiều đồi núi, biển. ? Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa như thế nào? - Phản ánh nhu cầu phát triển của dân tộc ta trong việc cai quản đất đai rộng lớn, cách thức phân chia những dòng người đi khai phá, xây dựng các miền đất nước. ? Chi tiết “Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau” thể hiện ý nguyện gì của nhân dân ta? - Ý nguyện đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc trong cùng một đất nước. ? Vậy theo truyền thuyết này thì người Việt Nam ta là con cháu của ai? - Con cháu vua hùng. GV: Chuyện còn kể rằng các con Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang lấu hiệu là Hùng Vương. ? Sự việc đó gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống của dân tộc mình? - Dân tộc ta có từ lâu đời, Phong châu là đất tổ, dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững. ? Trong truyện có những chi tiết nào mang tính chất tưởng tượng, kỳ ảo? -Hiện tượng các vị thần, chi tiết sinh ra bọc trăm trứng. ?Vậy em hiểu ntn chi tiết tưởng tượng, kì ảo? -Đó là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định, nó gắn liền với quan niệm của người xưa về thế giới trần gian, trời. ?Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện có vai trò gì? -Nhằm tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện, thần kỳ hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc giống nòi, thể hiện niềm tự hào tôn kính tổ tiên, dân tộc và tăng sức hấp dẩn của truyện ?Truyện “con rồng cháu tiên” có ý nghĩa gì? -Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt. Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết. ?Ông cha ta xưa sáng tạo truyện này nhằm giải thích điều gì và ca ngợi ai? ?Chi tiết nào trong truyện làm cho em thích nhất? GV chia nhóm cho HS thảo luận. GV hướng dẫn HS thảo luận Giáo viên yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ. Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập. - Gv hỏi: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cững giải thích nguồn gốc dân tộc giống như truyện này? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì? - Yêu cầu HS kể lại truyện. I. Đọc, tiếp xúc văn bản: 1. Khái niệm truyền thuyết: - Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo, truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 2. Đọc và kể tóm tắt: 3. Tìm hiểu từ khó: 4. Phương thức biểu đạt: Tự sự 5. Bố cục: Gồm 3 đoạn Đoạn 1: Từ đầu ................“ Long Trang”. → Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đoạn 2: Tiếp theo “lên đường”. → Cuộc tình duyên kì lạ của hai người. Đoạn 3: Còn lại. → Sự cai quản các vùng miền của các con Âu Cơ và Lạc Long Quân. II. Phân tích: 1.Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ: a.Nguoàn goác, hình daïng: - Lạc Long Quân là Thần nòi giống ở dưới nước, con Thần Long Nữ cớ sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. - Âu Cơ dòng họ Thần Nồng, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ. → Nguồn gốc cao quý, hình dạng kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ. b. Sự nghiệp mở nước: - Diệt trừ yêu quái. - Dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở. → Phẩm chất cao quý của bậc anh hùng. 2. Cuộc tình duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ: - Laø söï keát hôïp cuûa hai noøi gioáng xinh ñeïp, taøi gioûi, phi thöôøng. - Âu Cơ sinh con :bọc trăm trứng => nở thành trăm người con . => Giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam đều là anh em. -Chia con: - Năm mươi con lên núi, năm mươi con xuống biển Cai quản các phương . - Con người đi khai phá, xây dựng các miền đất nước. - Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau. => Ý nguyện đoàn kết thống nhất giữa các dân tộc trong cùng một đất nước. 3. Ý nghĩa của truyện: -Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Giải thích nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời nay, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều truyền thuyết về sự tích tổ tiên và tự hào nguồn gốc, dòng Tiên Rồng đẹp, cao quý, linh thiêng. - Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền Tổ quốc, cùng người Việt Nam phải luôn thương yêu nhau, đoàn kết. - Truyện góp phần bồi đắp xây dựng sức mạnh dân tộc. 2. Nghệ thuật: - Truyện có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhằm giải thích suy tôn giống nòi, thể hiện ý nguyện đoàn kết cộng đồng người Việt. (Ghi nhớ: SGK tr8) V. Luyện tập: - Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Mường. =>Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. IV. Củng cố: - GV khái quát lại bài, ý nghĩa truyện. - HS kể lại truyện. V. Dặn dò:Về nhà học bài, làm bài, soạn bài mới “Bánh chưng, bánh giầy” Ngày soạn: 23/08/2009 Ngày dạy: 24/08/2009 Lớp dạy: 6A1, 6A2 ( Từ ngày 24/08/2009 đến ngày 28/08/2009) Tiết 2: Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY ( Truyền thuyết ) A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp HS: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung, ý nghĩa truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”, giải thích được nguồn gốc của Bánh chưng, Bánh giầy. - Truyện phản ánh được thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích thể loại văn tự sự. 3. Tích hợp: Tích hợp được cách kể chuyện tự sự, kết hợp từ đơn, từ ghép. 4. Giáo dục tư tưởng: Giáo dục cho HS tự hào về truyền thống văn hóa, ngày Tết cổ truyền của dân tộc là gói bánh chưng bánh giầy. B. Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV, STK-Soạn bài và tranh minh họa. 2.Trò: Soạn câu hỏi theo hệ thống SGK. C. Các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp tham gia học tập. II. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng Cháu Tiên” và nêu ý nghĩa của truyện? III. Bài mới: Giới thiệu bài: Hằng năm cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân dân ta - con cháu Vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như miền biển lại nô nức chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh chưng, bánh giầy. Quang cảnh ấy làm ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của dân tộc. Vậy tập tục đó bắt nguồn từ đâu? Nó có ý nghĩa gì trong đời sống. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được vấn đề đó. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc, tieáp xuùc vaên baûn: GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu. GV đọc mẫu → gọ ... g kết quả. - Kiến càng: Kiến lớn có càng to, kiến chúa. GV hướng dẫn HS kể tóm tắt truyện. ? VB chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - 4 phần: Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích. GV đọc câu đố của quan và lời giải của em bé. ? Câu đố này theo em có khó không? Vì sao? ? Câu trả lời cảu em bé có đúng không? ? Đầu óc thông minh, ứng xử nhạy bén của em bé được thể hiện ntn? Nhận xét? GV cho HS đọc lời đố 2: ? Có thể coi câu đố 2 là một tình huống được không? ? Câu đố này khó hơn câu đố 1 không? Vì sao? ? Cách giải quyết của em bé có gì giống và khác với cách giải quyết câu đố 1? ? Sự thông minh của em bé được biểu hiện ở đây như thế nào? Cho HS thảo luận và phát biểu ý kiến. ? Lời nói của em bé đối với vua ntn? ? Nêu nội dung của câu đố 3? So với 2 câu đố trên câu đố 3 có lời giải hay như thế nào? GV cho HS đọc đoạn cuối của truyện ? Nội dung của câu đố?Cách giải đố của em bé có gì đặc biệt? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. ? Tóm lại trí tuệ thông minh, sáng láng của em bé được biểu hiện như thế nào? - Trí tuệ thông minh, sáng tạo của em bé được thể hiện qua 4 lần giải đố, mỗi câu đố mỗi một kiểu dạng, tình huống oái ăm rắc rối. Tất cả đã được giải đáp bởi trí tuệ sắc sảo, tư duy nhạy bén mẫn tiệp của chú bé thần đồng. - Các câu đố không trùng hợp. Tất cả đều bất ngờ và thú vị gây cho người đọc sự cảm phục sâu xa. - Em bé đưa ra ý bản lĩnh đầy thuyết phục nhanh nhẹn, khéo léo, hồn nhiên. - Rõ ràng trí tuệ của dân gian đã kết tinh từ em bé thông minh. ? Cách biểu hiện trong truyện cổ tích có gì hấp dẫn? GV cho HS đọc ghi nhớ SGK /74 Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. GV hướng dẫn HS kể → GV cho HS kể → GV nhận xét. I. Đọc,tiếp xúc văn bản: 1. Đọc, tìm hiểu từ khó: a. Đọc: b Tìm hiểu từ khó: 2. Tóm tắt: 3. Bố cục: 3phần - Phần 1: Từ đầu........... “tâu vua”. → Em bé giải câu đố lần thứ nhất. - Phần 2: Tiếp đến........... “phục hẳn”. → Em bé giải câu đố lần thứ hai. - Phần 3: Tiếp................... “láng giềng”. → Em bé giải đố lần thứ ba. - Phần 4: Còn lại. → Em bé giải đố lần thứ tư. II. Phân tích: 1. Câu đố lần 1 và lời giải: - Một ngày mình đã đi bao nhiêu bước chân? Cày bao nhiêu đường trong một buổi? - Câu hỏi khó vì không mấy ai để ý. - Thâm điệu bộ hách dịch của quan. - Em không trả lời vào câu hỏi mà lập tức phản công lại ra một câu đố khác là bất ngờ đối với quan “ngay râu” bởi quan làm sao có thể tự trả lời câu hỏi tương tự. → Em bé thông minh không chỉ dùng “gậy ông đập lưng ông” mà còn chứng tỏ bản lĩnh nhạy bén, cứng cỏi, không kề run sợ trước người lớn có quyền lực. 2. Câu đố 2 và lời giải: - Câu đố này so với câu đố 1 là câu đố khó hơn nhiều nó như một bài toán khó, một tình huống rắc rối chưa có cách giải quyết. + Vua cho gạo nếp 3 thúng, trâu đực 3 con, hẹn 1 năm phải đẻ được 9 con nghé. Không giải được bài toán của vua thì sẽ trị tội. + Em bé nhận ngay ra cái mẹo của vị vua và nghĩ ngay được cách đối phó. + Thực chất câu đố của nhà vua về phương thức cấu trúc cũng giống như câu đố của quan nghĩa là câu đố theo kiểu phản đề. + Việc chuẩn bị trong một năm. Lời giải của em bé cũng là tìm một câu đố tương tự đố lại vua để dồn vua vào thế bí. → Chuyện thú vị và hấp dẫn ở chỗ người kể cố tình kéo dài bằng những tình tiết dẫn dắt sáng tạo. Em bé giả vờ khóc trước sân rồng để vua hỏi rồi trả lời một cách ngây ngô, ngớ ngẩn buộc vua phải giải thích. + Chính câu giải thích của vua đã tạo cái cớ để em bé hỏi lại vua, đưa vua vào cái bẫy đồng thời khẳng định đúng đắn việc của mình làm. Lời lẽ của em bé đĩnh đạc lễ phép, đúng mực. 3. Câu đố 3 và lời giải: - Câu đố, lời giải hay và bất ngờ và lý thú nó được đưa ra lúc hai cha con đang ăn cơm và phải trả lời ngay. Thực ra nếu có thời gian, có đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ có con dao nhỏ xíu thì cũng dọn được 3 mâm cỗ bằng một con chim sẻ. → Em bé đã trả lời vua bằng một câu hỏi khác như một lời thách thức nhà vua tất nhiên nhà vua cũng thừa hiểu cách giải thông minh cảu em bé, củng cố niềm tin của mình khi vua đã tin, phục em bé chín phần và đã thưởng rất hậu cho hai cha con em bé. 4. Câu đố 4 và lời giải: - Câu đố này khó và khác ý nghĩa chính trị, ngoại giao. → Giải được thì tự hào không giải được thì mang tiếng nhục. - Một câu đố thật oái oăm thể hiện tài năng của em bé. - Với em bé lời giải câu đố quả thật giống như một trò chơi qua bài hát đồng dao. - Không cần phải đến tận nơi, không cần phải biểu diễn hành động làm theo lời đồng dao con trẻ ấy, thì sẽ xâu được sợi chỉ qua vỏ ốc vòng vèo, ngoằn ngoèo. III. Tổng kết: Ghi nhớ:SGK/74 1. Nội dung: 2. Nghệ thuật: IV. Luyện tập: Em hãy kể lại diễn cảm câu chuyện này. IV. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học. V. Dặn dò: Về nhà học bài, làm phần luyện tập, soạn bài mới “Chữa lỗi dùng từ(tt)” Ngày soạn: 10/10/2009 Ngày dạy :11/10/2009 ( Dạy bù) Lớp dạy: 6A1, 6A2 ( Từ ngày 11/10/2009) Tiết 27: Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ ( tt) A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp HS: 1.Kiến thức: - Phát hiện được các lỗi về dùng từ sai nghĩa. - Mối quan hệ giữa các từ gần nghĩa. 2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng dùng từ đúng nghĩa. Sửa chữa các lỗi hay dùng từ sai. 3. Tích hợp: Với phần VB “Em bé thông minh”, phần KT văn 1tiết. 4. Giáo dục tư tưởng: Ý thức học tập trước khi đến lớp. B. Chuẩn bị: 1. Thầy: SGK, SGV, STK - Soạn giáo án, bảng phụ. 2. Trò: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. C. Các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS tham gia học tập. II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập 5 em. III. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lỗi dùng từ không đúng nghĩa. GV cho HS đọc 3 câu văn a, b, c trong SGK /75 ? Chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu đó? ? Tại sao lại mắc lỗi như vậy? - Cách sửa chữa ntn? - GV- HS phải hiểu thật đúng nghĩa của từ mới dùng. - Muốn hiểu nghĩa của từ ta phải làm gì? ( Tra từ điển) ? Có mấy cách giải nghĩa của từ? I. Dùng từ không đúng nghĩa: 1. Ví dụ: SGK/75 2. Nhận xét: - Các từ dùng sai: a) Yếu điểm b) Đề bạt c) Chứng thực - Dùng sai vì không hiểu nghĩa của từ - Cách sửa Yếu điểm - Nhược điểm Đề bạt - Bầu - Chứng thực - chứng kiến Từ Nghĩa Yếu điểm Nhược điểm Điểm yếu Điểm quan trọng Điểm yếu kém Điểm yếu kém Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. GV phân bài tập cho các nhóm hoạt động Nhóm 1: Bài 1 Nhóm 2: Bài 2 Nhóm 3: Bài 3 Nhóm 4: Bài 4 Nhóm 5: Bài 5 Nhóm 6: Bài 6 Đề bạt Cấp trên có thẩm quyền cử... Tập thể, đơn vị chọn người để giữ chức vụ. Chứng thực: xác định là đúng sự thật. Chứng kiến: tận mắt nhìn thấy một sự việc nào đó đang xảy ra. II. Luyện tập: 1. Bài tập 2: a) Dùng từ: Khinh khỉnh b) Dùng từ: Khẩn trương c) Dùng từ: Băn khoăn 2. Bài tập 3: Sữa lỗi dùng từ chưa chính xác: a) Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hành động như sau - Tống bằng tay tương ứng với một... cú đấm. - Tung bằng chân tương ứng một...cú đá. Vì vậy câu này có hai cách sửa. - Thay cú đá bằng cú đấm – giữ nguyên từ tống - Thay tống bằng tung – giữ nguyên cú đá. b) Thay thực thà bằng thành khẩn - Thay bao biện bằng ngụy biện c) Thay tinh tú bằng tinh túy: Hoặc thay các tinh tú bằng linh hoa. 3. Bài tập 1: Sửa lỗi dùng từ sai Sai Bảng (tuyên ngôn) Sáng lạng (tương lai) Buôn ba (hải ngoại) Thủy mặc (bức tranh) Tự tiện ( nói năng) Đúng - bản - xán lạn - bôn ba - thủy mạc - tùy tiện IV. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. V. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị ôn tập làm bài kiểm tra văn 1tiết. Ngày soạn: 11/10/2009 Ngày dạy : 12/10/2009 Lớp dạy: 6A1, 6A2 ( Từ ngày 12/10 đến ngày 13/10/2009) Tiết 28: Văn học: KIỂM TRA 1TIẾT VĂN. A. Mục tiêu cần đạt: GV giúp HS: 1. Kiến thức: Kiểm tra lại kiến thức văn của HS. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc và kể. Viết bài theo ba phần. 3. Tích hợp: Với tất cả các phần VB, phần TLV, phần TV từ đầu năm đến giờ. 4. Giáo dục tư tưởng: Học bài, trung thực trong khi làm bài kiểm tra. B. Chuẩn bị: 1. Thầy: SGK, STK, SGV - Soạn đề bài, đáp án, biểu điểm. 2. Trò: Ôn tập ở nhà. C. Các hoạt động dạy học: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS tham gia học tập. II.Kiểm tra bài cũ: Không KT III. Bài mới: GV phát đề. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm phần trắc nghiệm. HS làm bài. GV giám sát quá trình làm bài của HS. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm phần tự luận. HS làm bài nghiêm túc. Hoạt động 3: Phần đáp án. I. Phần trắc nghiệm: ( 2điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất : Câu1: Câu nào sau đây chỉ khái niệm truyền thuyết? A. Là loại truyện có nhân vật gắn liền với lịch sử dân tộc. B. Đó là những truyện viết về các thời đại vua Hùng. C. Đó là những truyện có những yếu tố kỳ ảo, tưởng tượng. D. Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thường có yếu tố kỳ ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Câu 2: Nhân vật tiêu biểu cho lòng yêu nước, sức mạnh phi thường không màng công danh phú quý. Đó là nhân vật nào? A. Sơn Tinh. C. Thánh Gióng. B. Lang Liêu. D. Sọ Dừa. Câu 3: Câu nói sau đây của nhân vật nào trong truyện “Con Rồng Cháu Tiên”: “ Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”. A. Lạc Long Quân C. Mị Nương B. Âu Cơ D.Tướng võ Câu 4: Câu nào sau đây chỉ khái niệm truyện cổ tích: A. Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các kiểu nhân vật bất hạnh. B. Kể về kiểu nhân vật dũng sĩ tài năng, nhân vật là động vật. C. Kể về kiểu nhân vật thông minh và ngốc nghếch. D. Cả A, B, C. Phần II. Tự luận: ( 8điểm) Câu 1: Em hãy nêu những chi tiết thần kỳ trong truyền thuyết “Thánh Gióng”? (4điểm). Câu 2: Kể lại đoạn truyện Thạch Sanh diệt Chằn Tinh và đại bàng bằng lời của em.( 4điểm). * Phần đáp án: I. Phần trắc nghiệm: Câu1: D Câu2: C Câu3: A Câu 4: D II. Phần tự luận: Câu1: Những chi tiết thần kỳ trong truyện “Thánh Gióng” + Gióng sinh ra kỳ lạ. + Gióng lớn nhanh kỳ lạ. + Gióng đánh giặc kỳ lạ “Ngựa sắt”. 2. Đóng vai con chim đại bàng để kể đoạn truyện. IV. Củng cố: - GV khái quát tiết kiểm tra. - GV thu bài. V. Dặn dò: Về nhà học bài, làm bài tập, soạn bài mới “Cây bút thần”.
Tài liệu đính kèm: