Tiết 1 Ngày Dạy : 10 /08/2010
Văn Bản : CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền Thuyết)
A.Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh :
- Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
- Hiểu được quan niệm của người Việt Cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên”.
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
B, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1, Kiến thức :
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2, Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3, Thái độ:
Tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam là con rồng cháu tiên
C. Phương pháp : vấn đáp, diễn giảng, phân tích, . . .
D, Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số : 6A1 : 6A2 :
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh .
Tuần 1 Ngày Soạn :08 /08 /2010 Tiết 1 Ngày Dạy : 10 /08/2010 Văn Bản : CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền Thuyết) A.Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết. - Hiểu được quan niệm của người Việt Cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên”. - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. B, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1, Kiến thức : - Khái niệm thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu. - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước. 2, Kĩ năng: - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. 3, Thái độ: Tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt Nam là con rồng cháu tiên C. Phương pháp : vấn đáp, diễn giảng, phân tích, . . . D, Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số : 6A1 : 6A2 : 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh . 3.Bài mới: * Lời vào bài : Từ cảm nhận của học sinh về cội nguồn dân tộc Hoạt động của giáo viên và học sinhø Nội dung bài dạy áGiáo viên cho học sinh đọc phần chú thích (Sgk -7). Dựa vào phần chú thích ,hãy nêu khái niệm truyện truyền thuyết ? á GV đọc mẫu , hướng dẫn học sinh đọc truyện, đọc to, ro õõràng, mạch lạc , nhấn mạnh các chi tiết li kỳ thể hiện được hai tuyến nhân vật . GV yêu cầu HS kể tóm tắt . ? Giải thích các chú thích 1,2,3,5 và 7 -Văn bản Con Rồng Cháu Tiên là một truyền thuyết dân gian được liên kết bởi 3 đoạn hãy quan sát và nêu các sự việc chính trong mỗi đoạn ?(Việc kết hôn của Lạc Long Quân vàÂu cơ .Việc sinh con và chia con .Sự trưởng thành của các con) -Truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào ? Truyện đó có mấy nhân vật chính ? Đó là những nhân vật nào ? Được giới thiệu ở phần nào của văn bản ? á GV hướng dẫn hs phân tích : -Tìm chi tiết thể hiện nguồn gốc ,hình dáng , nơi sinh sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ ? Hai nhân vật này là con cháu của những bậc ntn so với người thường ?(đều là thần) -Từ đó em có suy nghĩ gì về nguồn gốc của Lạc Long Quân vàÂu Cơ? -Trong trí tưởng tượng của người xưa ,Lạc Long Quân hiện lên với đặc điểm phi thường nào về sức mạnh? -Thần đã giúp dân và dạy dân những điều gì ? Qua những việc làm đó ,ta thấy Lạc Long Quân là vị thần ntn? -Lạc Long Quân và Âu cơ đã gặp nhau trong hoàn cảnh nào ? -Qua mối tình duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ,người xưa muốn ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc ?(Dân tộc ta có nòi giống cao quý ,thiêng liêng) *GV chuyển ý -Chuyện sinh nở của âu cơ có gì kì lạ ? Chi tiết nào kì lạ ? có tính chất ra sao ? -Theo em ,chi tiết mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẽ mạnh có ý nghĩa gì?(giải thích nguồn gốc dân tộc VN đều là anh em ruột thịt .) GV liên hệ thực tế –giáo dục HS *Qua văn bản em thấy các chi tiết kì ảo nào? Các chi tiết đó có vai trò gì trong truyện ? GV chốt :Tô đậm tính chất lớn lao ,dẹp đẽ của nhân vật .thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi gợi niềm tự hào dân tộc .làm tăng sức hấp dẫn của truyện ) * Gia đình Lạc Long Quân phát triển ra sao? Vì sao 2 vị thần lại chia tay nhau ? -> ( liên hệ 54 dân tộc Việt Nam ) *HS thảo luận :Qua sự việc Lạc Long Quân đem con xuống biển ,Âu Cơ mang con lên rừng,người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ?(ý nguyện mở mang bờ cõi, phát triển dân tộc ) ->GV liên hệ thực tế để giáo dục cho HS . Con trưởng Âu Cơ được tôn làm gì ? Và lấy hiệu là gì ? -Truyện kể rằng ,các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nối nhau làm vua .Theo em sự việc ấy có ý nghĩa gì ? (Dân tộc ta có từ lâu đời ,trải qua các triều đại Hùng Vương, Phong Châu là đất tổ. ) -Vậy người Việt Nam là con cháu của ai ? khi nhắc đến cội nguồn ta thường tự xưng ntn? Ta phải có thái độ ntn về tổ tiên và về cội nguồn? -Học xong truyện “ Con Rồng Cháu Tiên” em rút ra được ýnghĩa gì của truyện ? Cho hs đọc to , rõ ràng phần ghi nhớ . Cho hs thực hiện các bài tập 1,2 (sgk - 8) I, Giới thiệu chung : 1,Truyền thuyết là gì ? ( Sgk /7) 2, Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu. II. Đoc hiểu văn bản 1.Đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó 2 ,Bố cục: Chia ba đọan Đọan 1 : Từ đầu Long Trang . Đọan 2 : Tiếp lên đường . Đọan 3 : Còn lại . 3 .Phân tích : a. Nguồn gốc , hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ * Lạc Long Quân - Con thần Long Nữ , mình rồng ,ở dưới nước, sức khỏe vô địch ,diệt trừ các yêu quái, dạy dân trồng trọt , chăn nuôi, ăn ở . *Âu Cơ :Họ thần nông , xinh đẹp, ở núi cao. ê (chi tiết kì ảo) =>Nguồn gốc thiêng liêng,cao quý, tài giỏi , thương dân. b, Nguồn gốc dân tộc Việt Nam: * Họ lấy nhau .sinh một cái bọc trăm trứng . nở 100 con trai hồng hào , đẹp đẽ , lớn như thổi và khỏe mạnh như thần . ê (chi tiết tưởng tượng kì ảo) =>Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam đều là anh em ruột thịt . * Họ chia nhau cai quản các phương, giúp đỡ lẫn nhau. => Phát triển dân tộc, cai quản ,xây dựng, mở mang bờ cõi. * Con trưởng [ làm vua – hiệu Hùng Vương – đặt tên nước là Văn Lang . Người Việt Nam là con cháu vua Hùng . tự xưng là “Con Rồng cháu Tiên” . [ tự hào về nguồn gốc , dòng giống . 3, Tổng kết: * Ghi nhớ : (Sgk - 8 ) 4, Luyện tập Câu 1 - 2 (sgk - 8 ) III, Hướng dẫn tự học: * Bài cũ: - Đọc thêm (sgk) - Trong truyền thuyết “ Con Rồng Cháu Tiên” chỗ nào là cốt lõi lịch sử ? - Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Chỉ ra các chi tiết đó trong truyện? - Nêu ý nghĩa của truyện ? Học thuộc phần ghi nhớ (sgk / 8) * Bài mới: - Soạn “ Bánh Chưng , Bánh Giầy” (Hướng dẫn đọc thêm) theo hệ thống câu hỏi trong sgk. E, Rút kinh nghiệm: h&g Tuần 1 Ngày Soạn :08 /08 /2010 Tiết 2 Ngày Dạy : 10 /08/2010 Hướng dẫn đọc thêm: Văn Bản : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY ( Truyền thuyết) A.Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản “ Bánh chưng, bánh giầy” . B, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1, Kiến thức : - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc truyền thuyết thời kì Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét văn hóa của người Việt. 2, Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. 3, Thái độ: Biết giữ gìn, bảo vệ những nét văn hóa người Việt,biết yêu lao động và hiểu được phong tục tập quán người Việt xưa. C. Phương pháp : vấn đáp, diễn giảng, phân tích, . . . D, Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số : 6A1 : 6A2 : 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh . 3.Bài mới: * Lời vào bài : Từ việc giới thiệu truyền thống làm bánh chưng ngày tết của dân tộc . Hoạt động của giáo viên và học sinhø Nội dung bài dạy * Gv đọc mẫu – hs đọc lại theo các đoạn của truyện ? Đặt tiêu đề cho các đoạn? -Cho HS giải nghĩa các từ ở phần chú thích? -GVhướng dẫn hs thảo luận, trả lời một số câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản : -Vua hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? Nhà vua chọn người với ý định ra sao và bằng hình thức nào ? - Theo em cuộc thi tài có ý nguyện gì?(Vua muốn một người nối ngôi có chí và trí tuệ để tiếp tục làm cho đất nước thái bình yên vui ) -Từ khi có câu đố các lang đã làm gì ?Các lang làm như vậy có vừa ý vua không ? -Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? -Yếu tố này mang tính chất gì ? Yếu tố này có tác dụng gì trong truyện truyến thuyết ? (Nhằm giúp nhân vật thể hiện ước mơ của nhân dân ta đó là người nghèo , hiền lành thường gặp may mắn ) -Hãy tìm câu thành ngữ nói về điều này GV liên hệ thực tế giáo dục HS -Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo của thần? -Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho Lang Liêu làm bánh ? (Để Lang Liêu bộc lộ trí tuệ ,khả năng của mình mới xứng đáng) -Sau khi được thần mách bảo Lang Liêu đã tạo ra hai loại bánh như thế nào ?Vì sao lại nặn bánh hình tròn , hình vuông ? -Từ đó em có nhận xét gì về Lang Liêu ? Lang Liêu có xứng đáng nối nghiệp vua cha không ? -Vậy truyện này nhằm đề cao điều gì ?(Đề cao nghề nông .Đề cao sự thờ cúng trời đất –tổ tiên) -Vì sao Lang Liêu được chọn là người nối ngôi vua? Qua đó thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy”? *Thảo luận : Ýù nghĩa của phong tục ngày tết làm bánh chưng , bánh giầy? -Học xong truyện em thích nhất chi tiết nào? HS đọc ghi nhớ (Sgk - 12 ) * Gv hướng dẫn học sinh tự học. I, Giới thiệu chung : * Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương dựng nước. II. Đoc hiểu văn bản 1.Đọc và tìm hiểu từ khó 2. Đọc – hiểu văn bản: 2.1, Bố cục - Chia đoạn : 3 đoạn Đoạn 1:từ đầu chứng giám. Đoạn 2:tiếp . hình tròn. Đoạn 3: còn lại. 2.2, .Phân tích : a, Vua Hùng chọn người nối ngôi: - Hoàn cảnh: đất nước thái bình ,dân ấm no. - Chọn người nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. - Hình thức : làm vừa ý nhà vua. => Sự ... sau: 1. Tất cả hs trong lớp đều phải tham gia thi kể chuyện chương trình Ngữ Văn 2 . Kể theo nhóm một câu chuyện mà em tâm đắc nhất , bất cứ truyện đó thuộc thể loại truyện nào (Truyền thuyết , cổ tích , ngụ ngôn , truyện cười , truyện đời thường , truyện tưởng tượng) 3. Các nhóm lựa chọn câu chuyện hay nhất trong nhóm và cử người trình bày trước lớp. + Lời kể phải rõ ràng , mạch lạc , biết ngừng đúng chỗ , biết kể diễn cảm , có ngữ điệu + Tư thế đàng hoàng tự tin , mắt nhìn thẳng vào mọi người , tiếng nói đủ nghe . + Khi kể chuyện biết mở đầu trước khi kể và biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong . Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn dò : Chuẩn bị:Ôn thi học kì theo hướng dẫn ôn tập. Đọc lại các truyện đã học. & Tuần 17 Ngày Soạn : 30/11/2009 Tiết 68 - 69 Ngày dạy : 05/12 /2009 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT, ÔN TẬP HỌC KỲ I (Đảo tiết ôn tập trước khi học sinh thi) A.Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng việt - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp B, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1, Kiến thức : Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ. 2, Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn. 3, Thái độ : C. Phương pháp : Đàm thoại, hoạt động nhóm. D, Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp : sĩ số : 6A1 : 6A2 : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinhø Nội dung bài dạy - Nhắc lại thế nào là từ? Ví dụ? Đặt câu với từ ấy? Gv cho ví dụ :1, Em đang làm bài tập. 2, Em là học sinh . Xác định trong câu trên có mấy từ ? mấy tiếng? - Từ có thể có mấy tiếng ? - Phân biệt từ láy và từ ghép ? - Em hãy cho biết cấu tạo từ của Tiếng Việt? - Gv treo ví dụ mô hình hình về từ. - Thế nào là từ mượn?Việt Nam mượn tiếng nước nào là nhiều nhất?Cho ví dụ về từ mượn. - Nghĩa của từ là gì ?Nêu cách giải thích nghĩa của từ ? - Giải nghĩa từ tráng sĩ:Người có sức lực cường tráng chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn (Giải thích nghĩa của từ bằng khái niệm) Hoảng hốt :sợ sệt ,vội vã,quốc quýt. ->Dùng từ đồng nghĩa . - Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? - Nghĩa gốc ?Nghĩa chuyển? - Từ thường có mấy danh từ ? Cho ví dụ ? - Ntn là danh từ ? Chức vụ cú pháp của danh từ ? -Động từ là gì ? Chức vụ cú pháp của động từ ? Ntn gọi là cụm danh từ cho Vd ? - Cấu tạo của cụm danh từ - Cho biết cụm động từ , cấu tạo của cụm động từ - Nêu cụm tính từ ? Cấu tạo của cụm tính từ cho Vd ? * Gv gọi hs lên làm các bài tập -> Nhận xét – sửa bài. I.Lí thuyết: 1: Cấu tạo từ Tiếng Việt * Có 2 loại Từ đơn : VD : mưa , nắng Từ phức : Từ ghép : đất nước Từ láy : lấm tấm 2: Nghĩa của từ – cách giải thích nghĩa của từ . Nghĩa của từ là nội dung (sự vật , tính chất , hành động , quan hệ mà từ biểu thị . Cách giải thích : Trình bày khái niệm mà từ biểu thị . Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích 3: Từ nhiều nghĩa Từ có 2 nghĩa : Nghĩa chính Nghĩa chuyển VD : Từ “ăn” 4: Danh từ : là những từ chỉ người , sự vật , hiện tượng , khái niệm _ Làm TPCN trong câu 5: Động từ : Là những từ chỉ hành động , trạng thái của sự vật _ Làm TPVN trong câu 6: Tính từ : Là những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hành động , trạng thái _ Làm TPVN trong câu 7: Số từ : Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự 8: Lượng từ : là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật 9: Cụm danh từ Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . VD: Cả làng ấy DT 10: Cụm động từ Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . VD: Đang học bài ĐT 11: Cụm tính từ Là loại tổ hợp do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . VD: Còn trẻ lắm. TT II: Luyện tập 1, Đặt 2 câu có sử dụng danh từ. Gạch chân dưới danh từ trong câu. 2, Đặt 2 câu có sử dụng động từ. Gạch chân dưới động từ trong câu. 3, Đặt 2 câu có sử dụng tính từ. Gạch chân dưới tính từ trong câu. 4. a, Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các loại cụm từ đã học. b, Xác định các cụm từ trong đoạn văn trên. c, Viết các cụm từ trên vào mô hình cụm từ tương ứng. Ôn Tập Học Kỳ I theo đề cương III. Hướng dẫn tự học Vận dụng những đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn gần nhất : lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa. E, Rút kinh nghiệm: h&g Tuần 18 Ngày Soạn : Tiết 67 Ngày dạy : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG A.Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Nắm được mục đích, yêu cầu của việc tìm hiểu truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương. - Biết liên hệ, so sánh với phần văn học dân gian đã học để thấy sự khác nhau của 2 loại hình truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian. B, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1, Kiến thức : 1 số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương 2, Kĩ năng: Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu : Biểu diễn 1 trò chơi dân gian hoặc sân khấu hóa 1 truyện cổ dân gian đã học. 3, Thái độ : C. Phương pháp : Đàm thoại, hoạt động nhóm. D, Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp : sĩ số : 6A1 : 6A2 : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng - Người miền Bắc khi nói và viết thường mắc lỗi những phụ âm nào ? Gv cho Hs phát âm trước lớp. GV đọc học sinh viết các cặp phụ âm. HS khác sữa chữa –Gv nhận xét và bổ sung. - Đối với miền Trung , miền Nam thì cần phải viết đúng các vần nào và thanh nào ? - Riêng với các tỉnh miền Nam thì cần phải chú ý đọc và viết đúng các phụ âm đầu nào Gv mời hs lên bảng làm các bài tập à Gv sửa lỗi Lựa chọn điền từ vào chỗ trống ? - Chọn x , s để điền vào chỗ trống thích hợp - Điền từ thích hợp có vần uốc hoặc uốt vào chỗ trống ? - Viết hỏi hay ngã ở những chữ in nghiêng ? - Chữa lỗi chính tả trong các câu sau ? I. Tìm hiểu chung Nội dung hoạt động 1: Đối với các tỉnh miền Bắc Đọc viết đúng các cặp phụ âm . - Phụ âm đầu tr/ch -Phụ âm đầu s/x - Phụ âm đầu r/d/gi - Phụ âm đầu l/m 2: Đối với các tỉnh miền Trung – Nam Đọc và viết đúng các vần. Vần : ác , át , ang , an Vần : ước , ướt , ươn , ương Đọc viết đúng các thanh điệu: Thanh : ?(hỏi) , ~(ngã).(chấm) 3: Riêng với các tỉnh miền Nam _ Phụ âm đầu v/d II: Các hình thức luyện tập 1: Bài tập 1( sgk-167) _ Trái cây , chờ đợi , chuyển chỗ , trái qua , trôi chảy , trơ trụi , nói chuyện , chương trình , chỉ tre _ Sấp ngửa , sản xuất , sơ sài , bổ xung , xung kích , sua đuổi , cái xửng , xuất hiện , chim sáo , sâu bọ _ Rũ rượi , rắc rối , giảm giá , giáo dục , rung rinh , rùng rợn , gian sơn , rau diếp , dao kéo , giáo mác _ Lạc hậu , nói liền , gian nan , nết na , lương thiện , ruộng nương , lỗ chỗ , lén lút , bếp núc , lỡ làng 2: Bài tập 2(sgk-167) a/ vây cá , sợi dây , vây cánh , dây dưa , giây phút , bao vây b/ giết giặc , da diết , viết văn , chữ viết , giết chết c/ hạt dẻ , vẻ vang , văn vẻ , giẻ lau , mảnh dẻ 3: Bài tập 3(sgk-167) _ xám xịt sát sấm sáng xẻsung sổ xơ xácsầm sậploảng xoảng 4: Bài tập 4(sgk-167) . buột bụng , buột miệng nói ra , cùng một duột , quả dưa luộc , bị chuột rút , con chẫu chuộc 5: Bài tập 5(sgk-168) Biểu quyết , dai dẳng , hưởng thụ , tưởng tượng , lở làng , ngẫm nghĩ , ngày giỗ . 6: Bài tập 6(sgk-168) _ Tía đã nhiều lần căn dặn rằng không được kiêu căng. _ Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây cối . _ Có đau thì cắn răng mà chịu nghe . 7: Bài tập 7(sgk-168)Gv đọc – hs chép đoạn văn vào vở III. Hướng dẫn tự học Viết bài giới thiệu về 1 trò chơi dân gian của địa phương E, Rút kinh nghiệm: h&g Tuần 18 Ngày Soạn : Tiết 70 -71 Ngày Dạy : KIỂM TRA HỌC KÌ I (Đề của Phòng Giáo Dục) Tuần 18 Ngày Soạn :12/12/2009 Tiết 72 Ngày Dạy : 14/12/2009 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I A.Mức độ cần đạt: * Giúp học sinh : - Nhận biết, nắm được ý nghĩa, công dụng của chỉ từ - Biết cách dùng từ chỉ trong khi nói và viết B, Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1, Kiến thức : Khái niệm chỉ từ - Nghĩa khái quát của chỉ từ - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ + Khả năng kết hợp của chỉ từ + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ 2, Kĩ năng: - Nhận diện được chỉ từ - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết. 3, Thái độ : C. Phương pháp : Đàm thoại, hoạt động nhóm. D, Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp : sĩ số : 6A1 : 6A2 : 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới: I/ Đề bài – Đáp án: ( Đính kèm) II/ Nhận xét chung :về bài kiểm tra của hs . + Phần trắc nghiệm: một số em làm tốt, còn một số em còn lựa chọn hai đáp án và còn nhầm lẫn. + Phần tự luận : đa số học sinh làm chưa tốt. Các em chỉ viết đoạn văn chứ chưa viết bài văn. Một số em chưa thuộc bài , nắm kiến thức chưa vững. III/ Trả bài : + GV trả bài ,lấy điểm vào sổ -Yêu cầu hs sửa bài (phần trắc nghiệm) - GV đưa ra đáp án phần tự luận . 4. Củng cố : Gv ghi điểm vào sổ 5. Dặn dò: Học sinh xem lại bài đã sửa , rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau. * Thống kê chất lượng Lớp Sỉ số TBá % TBâ % 6B 37 17 45,9 20 54.1 &
Tài liệu đính kèm: