II. Phân tích :
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của 2 chú cháu :
- Trang phục giống như một vệ quốc : cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
- Dáng điệu : nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
- Lời nói : tự nhiên, chân thật.
=> Lượm hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê công tác kháng chiến.
2. Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng :
“Vụt qua hiểm nghèo”
-> Lượm gan dạ, dũng cảm
“Bỗng loè giữa đồng”
-> Sự sót thương và cảm phục trước 1 cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản.
Tuần : 25 Ngày soạn : 01/03/2006 LƯỢM Văn bản Tiết : 99 Ngày dạy : 08/03/2006 I. YÊU CẦU : Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. - Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tồ tự sự. II. CHUẨN BỊ : - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học. - HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. Hỏi : Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào ? Qua đó em cảm nhận được gì về tình cảm của Bác đối với bộ đội và dân công ? Hỏi : Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác như thế nào qua bài thơ ? - GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa bài. + Hoạt động 2: Tìm hiểu chung – Phân tích văn bản.(30 phút) I. Tìm hiểu chung: (10 phút) - Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành , sinh năm 1920, quê ở Huế. - Bài thơ được sáng tác vào năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm kể và tả về Lượm qua hồi tưởng và tưởng tuợng của tác giả II. Phân tích : 1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của 2 chú cháu : - Trang phục giống như một vệ quốc : cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệch. - Dáng điệu : nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. - Lời nói : tự nhiên, chân thật. => Lượm hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê công tác kháng chiến. 2. Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng : “Vụt qua hiểm nghèo” -> Lượm gan dạ, dũng cảm “Bỗng loè giữa đồng” -> Sự sót thương và cảm phục trước 1 cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản. 3. Hình ảnh Lượm trong tâm trí nhà thơ : “ Ra thế Lượm ơi !” “ Thôi rồi Lượm ơi Lượm ơi còn không ? ” -> Cảm xúc nghẹn ngào, đau xót như 1 tiếng nức nở. “ Chú bé đường vàng” - Lượm sống mãi trong tâm trí nhà thơ, Lượm còn mãi với cuộc đời. - Gọi HS đọc chú thích dấu sao. Đọc bài thơ. - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm - GV giảng thêm về tác giả, tác phẩm. Hỏi: Tác phẩm viết vào thời gian nào ? Kể về ai ? Hỏi : Hãy tìm bố cục bài thơ ? - Gọi HS đọc lại đoạn đầu bài thơ Hỏi: Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cách nhìn của tác giả : + Về trang phục. + Vóc dáng. + Lời nói, cử chỉ, nét mặt ? Hỏi: Qua các chi tiết trên, đã hiện lên hình ảnh một chú bé Lượm như thế nào? - GV nhận xét. Hỏi Nhà thơ đã hình dung và miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm như thế nào? Hỏi Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào? Hỏi Cái chết ấy gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? - Gv nhận xét -> rút ra ý ghi bảng. Hỏi Trong bài thơ, quan hệ giữa tác giả vàLượm là quan hệ gì? Hỏi Khi được tin Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh, tác giả đã thay đổi cách gọi Lượm như thế nào? Cách gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì? - GV chốt lại. Hỏi Câu thơ nào trực tiếp nói lên tâm trạng đau xót của nhà thơ về sự hy sinh của Lượm? Hỏi Những lời thơ cuối cùng lặp lại những lời thơ mở đầu miêu tả Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn. Theo em điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩ của nhà thơ ? - Cho HS đọc lại ghi nhớ - Đọc bài thơ với giọng vui, nhịp nhanh, nhấn mạnh vào các từ láy. - HS dựa vào phần chú thích -> trả lời. - HS trả lời cá nhân: trong thời kì kháng chiến chống Pháp . - HS trả lời cá nhân : 3 đoạn + Đ1 : Từ đầu đến “ đi xa dần ” : Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của 2 chú cháu. + Đ2 : Tiếp theo đến “giữa đồng” : Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. + Đ3 : Phần còn lại : Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi. - Đọc. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân: hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê công tác kháng chiến. - HS trả lời cá nhân: Lượm gan dạ, dũng cảm. -HS trả lời cá nhân: “ Ra thế Lượm ơi !” “ Thôi rồi Lượm ơi Lượm ơi còn không ? ” - Cảm xúc nghẹn ngào, đau xót như 1 tiếng nức nở. - HS trả lời cá nhân : tác giả nhân danh người chú có quan hệ thân tình gắn bó với Lượm. - HS trả lời cá nhân : 2 lần gọi Lượm là đồng chí thể hiện tình cảm vừa chân tình, vừa trân trọng, coi Lượm như người bạn chiến đấu. - Trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - Đọc ghi nhớ. + Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút) III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK Hỏi : Em hiểu và cảm nhận được những nội dung, ý nghĩa sâu sắc nào qua bài thơ ? + Em nhận thức được gì về nghệ thuật của bài thơ ? (Thể thơ, cách xưng hô, dùng từ, ) - Trả lời nhóm (2 HS) : Khắc hoạ hình ảnh cao đẹp của chú bé liên lạc, biểu hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả. - Gọi bằng nhiều đại từ khác nhau : chú bé, cháu bé, Lượm, đồng chí -> gần gũi, thân thiết, trìu mến, kính trọng. -Thể thơ 4 tiếng, dùng nhiều từ láy. + Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò. (5 phút) - Củng cố: - Dặn dò: - Cho HS đọc lại ghi nhớ Hỏi : Qua bài thơ, em có cảm nghĩ gì về nhân vật Lượm ? + Học bài. + Chuẩn bị : Mưa. - Đọc. - Yêu mến, xót thương, khâm phục, tự hào về Lượm.
Tài liệu đính kèm: