Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9: Sơn Tinh - Thủy Tinh - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9: Sơn Tinh - Thủy Tinh - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs nắm được ý nghĩa của TT Sơn tinh - Thuỷ tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng BB và khát vọng của cha ông ta mong chiến thắng được thiên tai. Đồng thời TT ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Giáo dục: Lòng biết ơn với những người có công dựng nước, giữ nước.

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của TT.

* Trọng tâm: Ý nghĩa của văn bản.

* Tích hợp: Khái niệm về truyền thuyết, yếu tố sự việc trong văn tự sự, từ mượn.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, tranh ST, TT.+ Bảng phụ

2/ HS: Học bài, tập kể văn bản.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 9: Sơn Tinh - Thủy Tinh - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9: Sơn tinh - thuỷ tinh
(Truyền thuyết)
Soạn: 01/09/2009
Dạy:
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nắm được ý nghĩa của TT Sơn tinh - Thuỷ tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng BB và khát vọng của cha ông ta mong chiến thắng được thiên tai. Đồng thời TT ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
- Giáo dục: Lòng biết ơn với những người có công dựng nước, giữ nước.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu ý nghĩa của TT.
* Trọng tâm: ý nghĩa của văn bản.
* Tích hợp: Khái niệm về truyền thuyết, yếu tố sự việc trong văn tự sự, từ mượn.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, tranh ST, TT.+ Bảng phụ
2/ HS: Học bài, tập kể văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Em hãy trình bày khái niệm văn bản tự sự?
Đáp án; Là kiểu văn bản có một chuỗi các việc nối tiếp nhau -> Có ý nghĩa.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn đọc: Giọng đều, diễn cảm.
- HS đọc - GV nhận xét.
- VB có thể chia mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
- Truyện có mấy nhân vật ai là nhân vật chính?
HS trả lời: (Có 4 nhân vật, Sơn tinh và Thuỷ tinh là nhân vật chính)
GV:Vì sao em xác định Sơn Tinh - Thuỷ tinh là nhân vật chính.
HS trả lời:(Mọi sự việc trong câu chuyện đều liên quan đến nhân vật hoặc do 2 nhân vật này gây ra).
GV:Hãy giải nghĩa tên của 2 nhân vật chính Sơn tinh - Thuỷ tinh? (Hai từ này là từ thuần Việt hay từ mượn? Mượn của nước nào?)
HS trả lời:
GV:Trong văn bản có rất nhiều từ mượn, từ ngữ của Trung Hoa, hãy lấy VD và giải nghĩa?
GV: Nội dung của truyện được gắn với thời đại nào của lịch sử dân tộc?
HS trả lời: ( Thời các vua hùng dựng nước và giữ nước -> Truyền thuyết và thời đại các vua hùng).
- HS kể bằng miệng phần 1 của văn bản.
Hoạt động 2:
- Ước muốn của Vua Hùng khi kén rể?
 Điều gì đã khiến Vua Hùng băn khoăn?
GV: Vua Hùng đã có giải pháp như thế nào?
HS trả lời:
GV: Em có nhận xét gì về các sính lễ và thời gian thực hiện? Tại sao những lễ vật mà Vua Hùng thách cưới đều là sản vật trên rừng?
HS trả lời:
(GV: Việc thách cưới gián tiếp thể hiện tình cảm của Vua Hùng với Sơn tinh và Thuỷ tinh ntn?)
GV:Qua việc Cua Hùng gián tiếp chọn Sơn tinh, cha ông ta xưa muốn bày tỏ tình cảm gì đối với những người dựng nước?
 HS tóm tắt phần 2 của văn bản.
GV chia lớp thành 2 nhóm- trả lời 2 câu hỏi:
GV: Tìm những chi tiết miêu tả Sơn tinh (phần đầu) và những hành động của Sơn tinh trong cuộc giao tranh?
+ Tương tự với Thuỷ tinh.
GV: Nhận xét của em về 2 vị thần mà trí tưởng tượng của người xưa?
HS trả lời:
GV: Hình tượng Thuỷ tinh tượng trưng cho điều gì? ý nghĩa tượng trưng của hình tượng Sơn tinh?
GV: Cuộc chiến đấu của Sơn tinh và Thuỷ tinh là 1 cuộc chiến đấu như thế nào? Điều đó phản ánh 1 sự thật gì trong lịch sử dựng nước?
GV: Kết quả của cuộc giao tranh là Thuỷ tinh đã bị Sơn tinh đánh bại sau nhiều ngày tháng thi thố tài năng (2 lần) 
Theo em sức mạnh của Sơn tinh tượng trưng cho sức mạnh nào chiến thắng lũ lụt?
HS trả lời:
GV: Tại sao Sơn tinh luôn chiến thắng Thuỷ tinh? Điều này thể hiện ước mơ gì của người xưa?
- HS đọc phần kết thúc văn bản.
-> Phần kết thúc này có ý nghĩa gì?
(Ngày nay, việc phòng chống thiên tai của Đảng - ND diễn ra ntn?)
GV: Hình tượng Sơn tinh - Thuỷ tinh thể hiện 1 trí tưởng tượng như thế nào của người xưa?
GV: Nhân dân ta sáng tạo 2 hình ảnh Sơn tinh - Thuỷ tinh nhằm giải thích hiện tượng? Thể hiện ước mơ gì? -> Qua đó cha ông ta bày tỏ tình cảm gì với các Vua Hùng?
GV: Từ truyện Sơn tinh - Thuỷ tinh, em có suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu ha rừng của nhà nước trong giai đoạn hiện nay?
HS: Thảo luận nhóm
I. Đọc, tìm hiểu chú thích (11')
* Bố cục: 3 phần.
Đầu -> mỗi thứ 1 đôi: Vua Hùng thứ 18 kén rể.
Tiếp -> đành rút quân: Cuộc giao tranh.
Còn lại: Sự trả thù hàng năm của Sơn tinh.
* Nhân vật chính: Sơn tinh - Thuỷ tinh.
* Chú thích: 
- Sơn tinh: Thần núi; Thuỷ tinh: thần biển.
-> Từ mượn: Trung Quốc.
- Cầu hôn: Xin được cưới.
- Sính lễ: Lễ vật mang đến để xin cưới.
- Tâu: Thưa trình.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản.
1/ Vua Hùng kén rể.
- Muốn kén cho con một người chồng xứng đáng.
- Sơn tinh và Thuỷ tinh đều ngang tài, ngang sức.
- Vua Hùng: Thách cưới bằng các lễ vật đặc biệt 
(Voi 9 ngà. 9 hồng mao)
Thời hạn 1 ngày?
- > Các lễ vật hiếm có, thời gian gấp gáp.
=> Lời thách cước của Vua Hùng rất có lợi cho Sơn tinh vì Vua Hùng hiểu được sự tàn phá của Thuỷ tinh và tin vào sức mạnh của Sơn tinh có thể chiến thắng được Thuỷ tinh.
=> Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng cũng là của cha ông ta thủa trước.
2/ Cuộc giao tranh giữa Sơn tinh - Thuỷ tinh:
* Sơn tinh: Có tài lạ. 
- Dựng thành luỹ, ngăn nước.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu -> Chiến thắng.
* Thủy tinh: Tài năng không kém.
- Hô mưa gọi gió làm thành dông bão, nước dâng lên cuồn cuộn.
- Nước dâng lên ngập ruộng vườn, nhà cửa -> Sức kiệt , rút quân.
=> Cả 2 vị thần đều có tài cao, phép lạ thể hiện trí tưởng tượng đặc sắc của người xưa.
-> Thuỷ tinh tượng trưng cho hiện tượng bão lụt ghê gớm hàng năm.
-> Sơn tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lụt.
-> Cuộc chiến đấu giữa Sơn tinh - Thuỷ tinh là cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt và dai dẳng -> Thể hiện cuộc đấu tranh với thiên tai vô cùng gay go bền bỉ của nhân dân ta.
-> Chiến thắng của Sơn tinh thể hiện sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lũ của cha ông ta.
- Sơn tinh luôn chiến thắng -> nhân dân ta chiến thắng có tinh thần bền bỉ, có trận địa vững chắc
-> Thể hiện khát vọng chiến thắng thiên tai của cha ông ta thủa dựng nước.
3/ Sự trả thù hàng năm của Thuỷ tinh:
- Hàng năm Thuỷ tinh đều dâng nước báo thù nhưng đều bị đánh bại.
-> Ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng.
 Tổng kết: 
Ghi nhớ: SGK - 34.
- HS đọc ghi nhớ.
III. Luyện tập: 5'
- Việc trồng từng củng cố đê điều để phòng chống lũ lụt của Đảng và Nhân dân ta hiện nay là tiếp tục kỳ tích dựng nước của các Vua Hùng.
-> Rất có ý nghĩa: mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
4/ Củng cố: 2'
Quan sát tranh vẽ SGK -> Cho biết tranh vẽ cảnh gì? Cảm nghĩ của em?
5/ Hướng dẫn: 1'
Tập kể lại truyện 
- Chuẩn bị: nghĩa của từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9.doc