Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến 117

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến 117

 Tiết 73. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Tô Hoài)

A. Mục tiêu :

 Giúp HS.

 - Hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên.

 - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.

 - Rèn kỹ năng đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật, tả vật

B. Chuẩn bị :

 - GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.

 - HS: Đọc đoạn trích, soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. Tiến trình hoạt động:

 I. Ổn định

 II. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 III. Bài mới .

 * Hoạt động 1 : Khởi động.

 Nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời của mình cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó và thú vị. Tô Hoài là một tác giả như thế. Dế Mèn là ai ? chân dung và tính nết của nhân vật này ntn ? bài học đường đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao ?

 

doc 84 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 1360Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến 117", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/1/2009
Ngày dạy : 12/1/2009.
 Tiết 73. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Tô Hoài)
A. Mục tiêu :
 Giúp HS.
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên.
 - Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.
 - Rèn kỹ năng đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật, tả vật
B. Chuẩn bị : 
 - GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án.
 - HS: Đọc đoạn trích, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình hoạt động:
 I. Ổn định 
 II. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 III. Bài mới .
 * Hoạt động 1 : Khởi động.
 Nhà văn nổi tiếng gắn bó cả cuộc đời của mình cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó và thú vị. Tô Hoài là một tác giả như thế. Dế Mèn là ai ? chân dung và tính nết của nhân vật này ntn ? bài học đường đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao ?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Hoạt động 2
GV: cho HS đọc phần chú thích* ở SGK.
? Em hiểu biết gì về tác giả, tác phẩm của Tô Hoài.
HS trả lời GV chốt lại ý chính.
 * Hoạt động 3 : 
GV : hướng dẫn HS đọc : đọc to rỏ ràng biết nhấn giọng ở các tính từ, động từ. Chú ý giọng đối thoại.
GV : cho HS đọc chú thích SGK
? Đối với văn bản này có thể ghia mấy đoạn?
- Từ đầu→ đứng đầu thiên hạ
- Tiếp đến mang vạ vào mình 
- Còn lại: sự hối hận của Mèn.
 * Hoạt động 4 :
? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn.
 - Càng : mẫm bóng
 - Vuốt : cứng và nhọn hoắt
 - Cánh : áo dài chấm đuôi
 - Đầu : to nỗi từng tảng
 - Răng : đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.
 - Râu: dài, uốn cong
? Tìm những tính từ miêu tả hành động và tính cách của Dế Mèn .
- Đi đứng oai vệ, làm điệu, rung râu.
-Tợn lắm: dám cà khịa với tất cả mọi người
- Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó.
? Qua cách miêu tả của tác giả ta thấy tính cách Dế Mèn hiện lên ntn?
GV cho HS thảo luận: thử nhận xét nét đẹp và nét chưa đẹp ở Dế Mèn ?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Giới thiệu tác giả tác phẩm.
 a. Tác giả :
- Tên khai sinh của Tô Hoài là Nguyễn Sen
- Sinh năm 1920 – Hà Nội
- Viết văn từ trước cách mạng 8/1945.
 b. Tác phẩm : “ Bài học đường đời đầu tiên” ( tên do người biên soạn đặt ) trích từ chương 1 của truyện.
 2. Đọc và tìm hiểu chú thích. 
 a. Đọc 
 b. Chú thích: SGK
 3. Bố cục : 3 đoạn.
II. Tìm hiểu truyện.
 1. Hình ảnh Dế Mèn.
 a. Ngoại hình và hành động của Dế Mèn.
 * Tính từ : cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt
 Có thể thay thế bằng từ ngữ khác tương đương, nhưng nhìn chung không từ ngữ nào có thể so sánh với các từ ngữ mà Tô Hoài sử dụng.
 Miêu tả ngoại hình bộc lộ tính nết, thái độ NV, nổi bật vẽ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống nhưng cho thấy những 
nét chưa hòa thiện trong tính nết, hành động của DM. 
 b. Tính nết của Dế Mèn.
 Thông qua việc miêu tả ngoại hình, để làm bộc lộ tính cách, thái độ của Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi, xem thường mọi người.
 - Nét đẹp : khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống của tuổi mới lớn, tự tin, yêu đời.
 - Nét chưa đẹp: kiêu căng, tự phụ, không xem ai ra gì, thích ra oai với người khác.
 IV. Củng cố: 
 GV: hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 Qua phân tích tìm hiểu, em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn ?
	V. Dặn dò: 
 	- Học bài , nắm nội dung bài học
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết 2.
Ngày soạn : 9/1/2009
Ngày dạy : 12/1/2009.
 Tiết 74. BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Tô Hoài)
A. Mục tiêu : Tiếp tục thực hiện mục tiêu của tiết 73.
Giúp HS:
 - Nắm được nội dung ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên.
 - Học tập nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả.
 - Có thái độ đúng trước những hành vi của mình, thương yêu, giúp đỡ nhau .
B. Chuẩn bị : 
 - GV : Nghiên cứu bài, soạn giáo án chu đáo.
 - HS : Đọc đoạn trích, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình hoạt động:
I. Ổn định 
II. Bài cũ : 
- Nêu hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài ?
- Em có nhận xét gì về việc miêu tả ngoại hình và hành động của DM?
 III. Bài mới .
 	* Hoạt động 1 : Khởi động.
 Chân dung và tính nết của Dế Mèn trong bài học đường đời đầu tiên mà anh ta nếm trải ra sao, chúng ta tiếp tục tìm hiểu ở tiết 2 này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản (tiếp ).
? Nhận xét thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt.
? Em có nhận xét gì về cách đối xử của Mèn đối với Choắt.
 - Lời lẽ: đặt tên cho người láng giềng của mình là “ choắt”
 - Giọng điệu: chú mày, hếch răng lên, xì hơi dài, lớn tiếng mắng mỏ
? Sau khi hát trêu chị Cóc xong Dế Mèn có hành động gì.
- Hay nghịch ranh, nghĩ mưu trêu chị cóc
- Chui tọt vào hang, nằm khểnh bụng nghĩ thú vị.
? Hành động đó thể hiện tính cách gì ?
? Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ thì Dế Mèn có thái độ gì ?
- Khiếp, nằm im thinh thít, không dám ho he
GV: cho HS thảo luận : ? trước cái chết thảm thương của Dế Choắt Dế Mèn đã có suy nghĩ và thái độ gì ? Bài học ấy được nêu trong lời nói nào ?
Hoạt động 3 :
? Ý nghĩa của bài học này là gì
? Câu cuối của đoạn trích có gì đặc sắc ?
* Hoạt động 4 : Tổng kết nội dung bài học.
- HS đọc.
- GV tổng kết lại.
 * Luyện tập : Cho HS sắm vai
Dế Mèn, DếChoắt , Chị Cốc ở đoạn Dế Mèn trêu chị Cốc (HS đã chuẩn bị như đã dặn ).
2. Bài học đường đời đầu tiên
 a. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt
 Thái độ trịch thượng, khinh thường, không quan tâm, giúp đỡ...
b. Diễn biến thái độ của Mèn trong việc trêu chị cốc.
- Hả hê với trò đùa nghịch tinh quái của mình
- Bàng hoàng, hối hận vì hậu quả do chính mình gây ra → ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên. Bài học ấy được nói lên qua lời khuyên của Choắt: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ..”
- Tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ.
- Hống hách với kẻ yếu, hèn nhát trước kẻ mạnh. Nói và làm chỉ vì mình chứ không nghĩ đến người khác.
* Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
* Vừa thuật việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
III. Tổng kết :
 (Ghi nhớ SGK).
IV. Luyện tập.
 HS sắm vai.
 IV. Củng cố:
 GV : hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 ? Qua phân tích tìm hiểu , em rút ra được bài học gì cho bản thân.
 V. Dặn dò :
 - Học bài , nắm nội dung bài học, dọc phần đọc thêm.
 - Tìm đọc tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
 - Chuẩn bị : “sông nước Cà Mau”.
	 - Chuẩn bị bài cho tiết sau: Phó từNgày soạn : 12/1/2009
Ngày dạy : 14/1/2009.
 Tiết 75. PHÓ TỪ
A. Mục tiêu :
 Giúp HS.
 - Nắm được khái niệm phó từ.
 - Hiểu và nhớ đựơc các loại ý nghĩa chính của phó từ.
 - Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
B. Chuẩn bị :
 - GV :Nghiên cứu , soạn bài chu đáo
 - HS : Đọc trước bài mới, tìm thêm ví dụ.
C. Tiến trình hoạt động:
 	I. Ổn định : 
II. Bài cũ : kiểm tra việc soạn bài của HS.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1 : 
 Ngữ pháp Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, phó từ là gì ? nó có chức năng ý nghĩa gì ? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôn nay .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm phó từ là gì ?
GV : cho HS đọc ví dụ SGK. 
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
? Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ ?
GV : những từ đứng trước hoặc sau ĐT, TT gọi là phó từ. Vậy em hiểu phó từ là gì ?
* Hoạt động 3 : Các loại phó từ.
HS : đọc ví dụ a, b, c mục II SGK
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những ĐT, TT
GV : cho HS điền các phó từ đã tìm được ở mục I, II vào bảng phân loại
? Kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên ?
GV : cho HS đặt câu có phó từ đứng trước ĐT, TT và chỉ ra phó từ đó là phó từ gì ?
? Phó từ gồm có mấy loại lớn ?
HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
BT 1: Tìm phó từ và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho ĐT,TT ý nghĩa gì ?
GV : đọc HS viết chính tả
I. Phó từ là gì ?
 1. Ví dụ : SGK
 2.Tìm hiểu:
- dã → đi ; cũng → ra; vẫn, chưa→ thấy;
 thật → lỗi lạc
- Đứng trước hoặc sau động từ, tính từ
 3. Ghi nhớ : Phó từ là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó.
II. Các loại phó từ.
1. Ví dụ : SGK
- Các phó từ : lắm ,đừng, không,đã,đang.
 Bảng phân loại phó từ
Ý nghĩa
P/t đứng trước
P/t đứng sau
-chỉ quan hệ thời gian.
- chỉ mức độ
- sự tiếp diễn tương tự.
- sự phủ định.
- sự cầu khiến.
- kết quả và hướng.
- chỉ khả năng
Đã , đang
thật, rất
cũng , vẫn
không , chưa
đừng
lắm
ra, vào
được
- Phó từ quan hệ thời gian : đã , đang, từng, mới, sắp , sẽ.
- Mức độ : rất , lắm , quá, cực kỳ, hơi.
- Tiếp diễn : cũng, đều , vẫn , cứ,còn , nữa.
- Phủ định , khẳng định : không , chẳng , chưa, có
- Cầu khiến : hãy , đừng, chớ.
- Kết quả và hướng :mất được, ra, đi
- Tần số : thường, ít, hiếm , luôn
- Tình thái đánh giá : vụt , bỗng, chợt
2. Ghi nhớ : Phó từ gồm 2 loại lớn
- Phó từ đứng trước ĐT, TT
- Phó từ đứng sau ĐT, TT.
III. Bài tập .
Bài tập 1: các phó từ
 a. - Đã : chỉ thời gian
 - Không : chỉ sự phủ định.
 - Còn : Tiếp diễn tương tự
 - Đều : tiếp diễn
 - Sắp: Thời gian
 - Đã : thời gian
b. - Đã : thời gian.
 - Được : kết quả.
Bài tập 3 : Đọc chính tả từ :gã xốc nổi đến ngu dại của mình.
IV. Củng cố:
 GV : hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 ? Thế nào gọi là phó từ ? đặt câu trong đó có phó từ đứng trước động từ và chỉ ra phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đó.
	V. Dặn dò:
 - Học bài nắm nội dung bài học.
 - Làm bài tập 2 và tìm phó từ trong bài tập 3.
 - Chuẩn bị bài mới :Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Ngày soạn : 14/1/2009
Ngày dạy : 16/1/2009.
 Tiết 76. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. Mục tiêu :
 Giúp HS.
 - Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản này.
 - Nhận diện được đoạn văn miêu tả.
 - Hiểu được trong những tình huống nào thì ta dùng văn miêu tả.
B. Chuẩn bị .
 - GV :Nghiên cứu , soạn bài chu đáo
 - HS : Đọc trước bài mới, tìm thêm ví dụ.
C. Tiến trình hoạt động:.
 	I. Ổn định : 
II. Bài cũ : kiểm tra việc soạn bài.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1 : 
 Học kỳ I chúng ta đã học văn kể chuyện , sang học kỳ II này chúng ta tìm hiểu văn miêu tả . Bài học hôm nay là bài học khái quát chung về văn miêu tả .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2: Tìm hiểủ thế nào là văn miêu tả.
GV : cho HS đọc 3 SGK. 
? Ở tình huống nào cần sử dụng văn miêu tả ? vì sao ?
GV : trong văn bản bài học đường đời đầu tiên có 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt em hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó ?
? Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú Dế ? Những chi tiết , hình ảnh nào giúp em hình dung được điều đó
? Qua phân tích tìm hiểu , theo em thế nào gọi là văn miêu tả.
HS đọc ghi nhớ SGK
GV nhấn mạnh thê ... với thế giới loài vật trong lao xao ?
? Em học tập được gì ở nghệ thuật văn bản lao xao ?
GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả.
2. Thế giới các loài chim.
a. Chim hiền .
b. chim ác.
- Khi bìm bịp kêu thì một loạt chim ác xuất hiện.
- Chim diều hâu, chim quạ , chim cắt.
- Mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh.
- Lao như mũi tên xuống ta gà con, lao vụt lên mây xanh vừa lượn vừa ăn.
- Bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn.
- Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn. Khi đánh nhau xỉa bằng cánh, vụt đến vụt biếm như quỉ
* Dùng những động từ, so sánh để kể và tả trên các phương diện: hình dáng , lai lịch , hành động.
® Lột tả được các loài chim ăn thịt hung dữ.
c. Chim trị ác.
- Loài chim dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu.
- Hình dáng : Như những mũi tên đen hình đuôi cá.
- Hoạt động: + Lao vào đánh diều hâu.
+ Vây vào đánh quạ tứ phía có con quạ chết rủ xương.
+ Cả đàn vây đánh chim cắt khiến chim cắt rơi xuống ngấp ngoái
* So sánh, từ láy, động từ ® diễn tả sự dũng cảm của chèo bẻo.
® Dù có tài đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị.. Sức mạnh của cộng đồng sẽ làm nên sức mạnh và chiến thắng, đó không chỉ là quy luật của loài chim mà còn của con người.
IV. Tổng kết.
1.Nội dung.
- Hiểu thêm một số loài chim ở làng quê Việt Nam.
- Thấy được sự quan tâm của con người với loài vật.
- Yêu quí các loài chim quanh ta
- Yêu lngf quê.
2. Nghệ thuật .
- Nghệ thuật miêu tả, tài quan sát tinh tường.
- Cần có sự hiểu biết khi miêu tả, kể chuyện. Biết lồng cảm xúc , thá độ khi viết.
* Ghi nhớ : SGK.
IV. Củng cố: 
 - GV: Khái quát lại toàn bộ nội dung nội dung bài học
 ? Qua phân tích tìm hiểu em thấy thế giới loài chim ở làng quê VN ntn ? 
V.Dặn dò: 
 - Về nhà học bài và nắm nội dung bài học.
 - Chuẩn bị bài mới : ôn tập Tiếng Việt, giờ sau KT 1tiết.
Ngày soạn: 4/4/ 2009
Ngày dạy : 8/4/2009
Tiết 115. 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu :
 - Kiểm tra kiến thức của HS về các cụm DT, CĐT, CTT, câu trần thuật đơn, các phép so sánh ẩn dụ, nhân hóa , hoán dụ. 
 - Luyện cho các em biết cách sử dụng tiếng việt vào bài và trong khi giao tiếp.
 - Có thái độ đúng đắn trong khi sử dụng tiếng việt.
B. Chuẩn bị .
 - GV : Nghiên cứu ra đề và đáp án, biểu điểm phù hợp .
 - HS : ôn lại các bài tiếng việt đã học
C. Tiến trình hoạt động:
I. Ổn định :
II. Kiểm tra: 
 III. Bài mới.
 I. Đề ra:
Câu 1: Hãy gạch chân phó từ trong câu sau và cho biết phó từ đó có ý nghĩa gì?: (2điểm)
 Hải rất chăm học.
Câu 2: Đọc kỹ đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi sau: (5điểm)
 “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua canh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn . Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bờ sông, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.” 
( Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi)
Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ rõ biện pháp nghệ thuật ấy.
Trong đoạn văn trên:
 - Câu nào là câu trần thuật đơn?
 - Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu đó.
 - Câu trần thuật đơn ấy dùng để làm gì? 
Câu 3: Tìm ẩn dụ trong câu sau: (3 điểm)
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Nêu nét tương đồng giữa các sự vật được so sánh ngầm với nhau.
II. Đáp án:
Câu 1: - Chỉ đúng phó từ (1đ)
 - Phó từ chỉ mức độ (1đ)
Câu 2: Nêu được: 
Biện pháp: so sánh (1đ), chỉ ra được 2 câu có so sánh (1đ)
Câu đầu đoạn là câu TTĐ (1đ)
Xác định đúng C-V (1đ)
Câu TTĐ dùng để kể (1đ)
Câu 3: 
Chỉ đúng ẩn dụ: Bầu, bí (1đ)
Nêu đượ nét tưưong đồng: Bầu, bí chung giàn = con người sống trong một gia đình, đất nước (2đ)
 IV. Củng cố: Thu bài , đếm số bài HS nộp
	V. Dặn dò: Chuẩn bị bài trả bài kiểm tra văn + Bài viết TLV tả người.
Ngày soạn : 7/ 4/2009
Ngày dạy : 10/4/2009
 Tiết 116. 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI.
A. Mục tiêu : Qua tiết trả bài nhằm :
 - Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm trong bài viết của mình.
 - Rèn kỹ năng tự sửa chữa nhận xét bài làm của mình, nhận xét bài viết của bạn.
 - Có thái độ trân trọng thành quả của mình và của bạn, có ý thức cầu tiến .
B. Chuẩn bị :
 - GV : Chấm bài theo đáp án, phân loại bài, tìm những ưu điểm và khuyết điểm (dùng từ, đặt câu , dựng đoạn ).
 - HS : Tự lập lại dàn ý, đề ra theo kiểu văn gì ?
C. Tiến trình hoạt động:
I. Ổn định : 
 II. Bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của HS.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: 
 Tiết trả bài là một tiết khá quan trọng , thông qua tiết này chúng ta rút ra được những kinh nghiệm cho bài viết sau tốt hơn.
 * Hoạt động 2 : Tìm hiểu đề ra.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV : Cho học sinh đọc lại đề ra.
? Theo em đề này thuộc kiểu văn gì ?
GV: Cho HS thảo luận .
? Hãy lập dàn bài cho đề trên.
Mở bài , thân bài , kết bài.
HS: thảo luận xong trình bày
 → lớp nhận xét → GV nhận xét chung toàn bộ dàn bài.
GV : trả bài cho HS. 
* Hoạt động 3: Trả bài kiểm tra văn
GV: đọc đáp án phần trắc nghiệm HS tự chữa vào bài làm của mình
* Hoạt động 4 : Nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của cả 2 bài.
GV : nhận xét những ưu điểm và nhược điểm.
GV: cho HS đọc một số bài làm tốt và một bài làm chưa tốt để HS nhận xét so sánh .
Cụ thể bài làm của em : Tiên , Nhi, Thu, Hùng (bài làm tốt).
Kẹo, Trâm, Thành, Phương, Dương( bài làm yếu ).
GV: cho HS tự chữa lại bài làm của mình Theo dàn bài trên.
* Hoạt động 4 : Ghi điểm vào sổ.
GV: Phân loại bài giỏi , khá, TB, yếu.
I. Đề ra : Lớp em có 2 bạn tên giống nhau nhưng tính tình lại khác nhau . hãy tả lại hai bạn đó.
* Thuộc kiểu văn tả người.
 * Dàn bài : 
- Mở bài : Giới thiệu về hai người bạn mình định tả.
- Thân bài : có 2 ý lớn.
 + Có thể tả từng người một hoặc có thể đan xen 2 người cùng một lúc.
 + Tả từng chi tiết cụ thể: ( hình dáng 2 người + tính tình 2 người).
* Ngôn ngữ tả: dùng trí tưởng tượng so sánh và sắp xếp ý phù hợp).
 - Kết bài : Khái quát và nêu cảm nghĩ về 2 bạn đó.
II. Trả bài kiểm tra văn
 GV nhận xét cách viết và cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật của HS.
- Tiếp theo là HS tự chữa lại bài viết của mình cho đúng.
III. Nhận xét những ưu điểm và nhược điểm của cả 2 bài.
* Ưu điểm : 
 - Biết viết một bài văn tả người do vậy một số em đạt điểm khá cao.
 - Biết cách dùng từ , đặt câu hay lô gíc chặt chẽ. Chữ viết đẹp , sạch.
 - Biết cách sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để làm nổi bật tính cách của 2 bạn
* Nhược điểm :
 - Vẫn còn một số em viết sơ sài, bài làm ngắn chưa biết cách tả người.
 - Một số em chữ viết chưa đẹp, diễn đạt chưa trôi chảy, dấu chấm dấu phẩy đặt chưa đúng chỗ, viết hoa tuỳ tiện.
 - Cách xưng hô chưa nhất quán.
* Chữa bài: đọc một số bài điểm cao như bài làm của em: Thuỷ, Yến Nhi, Ngọc, Tiên, Như,Đọc tiếp một số bài làm yếu như: Phương ,Nam, Nhã,
 HS so sánh đối chiếu để bổ sung cho bài viết của mình.
IV. Ghi điểm : 
 Ghi điểm vào sổ và phân loại bài viết của học sinh theo 4 mức : giỏi , khá, trung bình, yếu.
IV. Củng cố:
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung lý thuyết về văn tả người
 V. Dặn dò:
- Về nhà làm lại đề này dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. để bài làm hoàn chỉnh.
 - Chuẩn bị : GV hướng dẫn ôn tập truyện và kí.
Ngày soạn : 11/4 /2009
Ngày dạy : 13/4/2009
 Tiết 117. ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÝ
A. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Nắm được sơ lược về các thể truyện, ký trong loại hình tự sự.
 - Nắm được nội dung cơ bản và đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm truyện và ký hiện đại đã học.
 - Có thái độ đúng đắn trước văn bản và biết vận dụng chúng vào bài viết của mình
B. Chuẩn bị :
 - GV : Soạn bài 
 - HS : Ôn lại các loại truyện và ký đã học.
D. Tiến trình lên lớp .
I. Ổn định : 
 II. Bài cũ : Kết hợp với bài mới.
 III. Bài mới.
 * Hoạt động 1: Chúng ta đã học xong thể loại truyện và ký , hôn nay chúng ta cùng nhau ôn lại để nắm chắc hơn về thể loại trên.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2 : 
GV: cho HS nhắc lại các văn bản đã học từ bài 18 – 22 và từ bài
25 – 27 theo hệ thống bảng bên.
 Tác phẩm - Tác giả - Thể loại - Nội dung.
*Hoạt động 3: 
GV: cho học sinh lập bảng ở SGK.
? những yếu tố nào thường có chung cả ở truyện và ký? 
? Truyện là có thật hay không ? tác giả dựa trên cơ sở nào ?
? Ký là gì ? có cốt truyện không?
? Truyện và ký giống nhau ở điểm nào?
Nêu những cảm nhận của em về đất nước và con người qua các văn bản đã học.
I. Các văn bản đã học từ bài 18 – 22 và từ bài 25 – 27.
TT
Tác phẩm
 Tác giả
Thể loại
Nội dung
1
* Gồm các bài sau :
+ Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài.
+ Sông nước Cà Mau – Đoàn giỏi.
+ Bức tranh em gái tôi - Tạ Duy Anh.
+ Vượt thác – Võ Quảng.
+ Buổi học cuối cùng – A. Đô - đê
+ Cô Tô - Nguyễn Tuân.
+ Cây tre Việt Nam – Thép Mới.
+ Lòng yêu nước – Ê – ren – bua.
+ Lao xao – Duy Khán
II. Ôn tập về đặc điểm truyện ký
Lập bảng theo mẫu sau :
T/P(đoạn trích)
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
N/V kể chuyện
- Truyện ; ký : phần lớn đều thuộc loại hình tự sự, tự sự là phương thức tái hiện bức tranh đời sống bằng tả và kể là chủ yếu. Thể hiện cách nhìn và thái độ của người kể.
- Truyện: Phần lớn dựa vào tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát tìm hiểu đời sống con người theo sự cảm nhận đánh giá của tác giả.
- Ký: lại kể về những gì có thực, đã xãy ra.
- Trong truyện thường có cốt truyện, nhân vật.
- Trong ký thường không có cốt truyện,
có khi không có cả nhân vật.. Truyện và ký đều có người kể hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hoặc gián tiếp ở ngôi thứ 3 thể hiện qua lời kể.
3. Những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết của mình về đất nước con người qua các truyện, ký đã học.
 Giúp ta cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng miền từ cảnh sông nước Cà Mau đến sông Thu Bồn đầy thác ghềnh. vẽ đẹp trong sáng của vùng đảo Cô Tô sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ, đến thiên nhiên làng quê Miền Bắc qua hình ảnh các loài chim cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ trước hết là những người lao động.
IV. Củng cố.
 - GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học
 ? Truyện và ký khác nhau ở điểm nào? Văn tự sự là gì?
 ? Kể tên các văn bản đã học từ đầu học kỳ II đến giờ ?
 - Hệ thống lại các ghi nhớ SGK.
 V. Dặn dò:
- Học bài , nắm nội dung bài học. 
 - Chuẩn bị bài mới : Cầu long biên - chứng nhân lịch sử.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6 HK II (font Times new roman_2 cot) (1).doc