Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Tiết 57, 58, 59, 60

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Tiết 57, 58, 59, 60

TUẦN 15:

Ngày 19 tháng 11 năm 2010

Tiết 57: CHỈ TỪ .

A. Mục tiêu cần đạt :

- Giúp hs :

+ Biết được công dụng và ý nghĩa của chỉ từ .

+ Biết cách dùng chỉ từ khi nói , viết :

2. Tích hợp với phần văn bản.

3. Luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói, viết.

B. Phương tiện thực hiện :

- Chuẩn bị: SGK, SGV, máy chiếu, máy tính, bảng phụ tài liệu tham khảo.

C. Tổ chức giờ học :

* Bài cũ:

- Em hiểu thế nào là số từ? Lượng từ? Cho ví dụ.

- Xác định và phân loại lượng từ có trong câu sau:

“ Tất cả học sinh chăm ngoan ấy là đều là học sinh trường Minh Khai

* Bài mới

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Chỉ từ là gì?

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 15 - Tiết 57, 58, 59, 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày duyệt
Tuần 15:
Ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tiết 57: Chỉ từ .
A. Mục tiêu cần đạt : 
- Giúp hs :
+ Biết được công dụng và ý nghĩa của chỉ từ .
+ Biết cách dùng chỉ từ khi nói , viết :
2. Tích hợp với phần văn bản.
3. Luyện kỹ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói, viết.
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị: SGK, SGV, máy chiếu, máy tính, bảng phụ tài liệu tham khảo. 
C. Tổ chức giờ học : 
* Bài cũ:
- Em hiểu thế nào là số từ? Lượng từ? Cho ví dụ.
- Xác định và phân loại lượng từ có trong câu sau:
“ Tất cả học sinh chăm ngoan ấy là đều là học sinh trường Minh Khai
* Bài mới
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Chỉ từ là gì?
Họat động của thầy và trò
Yêu cầu đạt
- HS đọc ví dụ :
? Các từ in đậm trong đoạn văn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Từ “nọ” bổ sung ý nghĩa cho từ “Ông vua” .
- Từ “ấy” bổ sung ý nghĩa cho từ “viên quan” 
- Từ “kia” bổ sung ý nghĩa cho từ “làng” .
- Từ “ nọ” ...nhà .
I. Chỉ từ là gì?
1. Tìm hiểu ví dụ:
Ông vua
nọ
Viên quan
ấy
Làng
kia
Nhà
nọ
? Những từ được bổ sung
-> Là từ loại danh từ .
? So sánh các cụm từ sau, từ đó rút ra ý nghĩa của các từ in đậm? 
? Nghĩa của từ “ấy”, “nọ” trong câu sau có có điểm nào giống và khác với các trường hợp đã phân tích ở trên? 
- HS so sánh các cặp:
Viên quan ấy/ hồi ấy.
nhà nọ / đêm nọ.
- Giống: cùng xác định vị trí của sự vật.
- Khác: 
1, 2 Định vị trong không gian.
3: định vị trong thời gian
2/ So sánh : 
Ông vua
Ông vua nọ
Viên quan
Viên quan ấy 
Làng
làng kia
nhà
-> thiếu tính xác định
nhà nọ
-> nghĩa cụ thể, xác định rõ trong không gian 
So sánh 
Viên quan ấy
hồi ấy .
nhà nọ
-> Định vị trong không gian.
đêm nọ
-> định vị trong thời gian 
GV: các từ : nọ, kia, ấy -> gọi là chỉ từ .
? Vậy chỉ từ là gì?
- HS đọc phần ghi nhớ
* Ghi nhớ 1: SGK
? Trong các câu ở 3 ví dụ phần I, chỉ từ đảm nhận chức vụ gì? 
- Làm phụ ngữ sau của DT, cùng với DT và phụ ngữ trước lập thành một cụm DT : Viên quan ấy, một cánh đồng làng kia , hai cha con nhà nọ.
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu : 
1/ Tìm hiểu ví dụ:
- 3 ví dụ phần I: làm phụ ngữ cho cụm DT .
? Tìm các chỉ từ trong những câu dưới đây xác định chức vụ của chúng trong câu? 
-Làm phụ ngữ sau của DT, cùng với DT và phụ ngữ trước lập thành một cụm DT: Viên quan, ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ.
? Vậy qua các ví dụ chỉ từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu? 
-> Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm DT , ngoài ra chỉ từ còn làm CN, trạng ngữ trong câu
a/ Đó -> làm CN .
b/ Đấy -> Làm trạng ngữ 
Hs đọc ghi nhớ SGK
* Ghi nhớ 2: SGK
GV cho hs làm việc cá nhân -> gọi hs lên bảng làm bài.
a/ Hai thứ bánh ấy-> Định vị sự vật trong không gian => làm phụ ngữ sau trong cụm DT 
b/ Đấy ...đây -> định vị sự vật trong không gian => làm chủ ngữ.
c/ Nay -> định vị sự vật trong thời gian => làm trạng ngữ.
d/ Đó -> Định vị sự vật trong thời gian => làm trạng ngữ.
III/ Luyện tập :
1. Bài 1:
GV cho hs làm việc theo nhóm: 4 nhóm .
a/ Đến chân núi Sóc = đến đấy.
b/ Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
=> viết như vậy để khỏi lặp từ.
2. Bài 2:
 a/ Đến chân núi Sóc = đến đấy .
b/ Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
=> viết như vậy để khỏi lặp từ.
- GV cho hs thảo luận .
Không thể thay được -> điều này cho thấy chỉ từ có vai trò rất quan trọng, chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận.
3. Bài 3:
IV/ Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ :
- Có một số chỉ từ sau: đó, ấy, kia, nọ, nay, này, đấy ...
Hãy lựa chọn điền vào chỗ có dấu (...) cho thích hợp trong đoạn văn sau:
Hôm...chúng tôi về thăm làng Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh , ngoại thành Hà Nội ...là một cái làng quê rất cổ kính , nơi có đền thờ vua Thục An Dương Vương, có di tích loa thành nổi tiếng...
Đứng trên Ngọ Môn nhìn ra chúng tôi thấy...là giếng Trọng Thuỷ ...là am bà chúa Mị Châu.
- Chuẩn bị bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng 
V Phần điều chỉnh, bổ sung:
........................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
......................................................................................................................... ......................................................................................................................... 
Tiết 58: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
A. Mục tiêu cần đạt :
Giúp hs :
- Tập giải quyết một số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo.
- Tự làm được đề bài cho bài văn tưởng tượng.
B. Phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức:
- Cho hs nhận đề trước 4 ngày - chuẩn bị dàn bài chi tiết ở nhà.
Đề bài: Kể lại chuyện 10 năm sau, em trở lại ngôi trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng có nhiều thay đổi xảy ra.
- Yêu cầu: 
+ Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng.
+ Nội dung chủ yếu: chuyến về thăm lại trường cũ sau 10 năm, cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến đi thăm ấy.
+ Lưu ý: truyện kể về thời tương lai nhưng không được tưởng tượng viển vông, lung tung mà cần căn cứ vào sự thật hiện tại.
Tổ chức giờ học:
 Bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của hs 
H: Trong kể chuyện sáng tạo, vai trò của tưởng tượng ntn? 
Bài mới: 
Họat động của thầy và trò
Yêu cầu đạt:
- GV ghi đề bài lên bảng
? Xác định kiểu bài của đề ra ? 
I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn kể chuyện tưởng tượng :
1/ Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài kể chuyện tưởng tượng .
? Nội dung câu chuyện kể những gì? 
- Kể lại chuyện về thăm trường cũ sau 10 năm .
- Kể về: thầy cô, bạn bè, lớp học, phong cánh trường sau 10 năm qua.
- Cảm xúc tâm trạn của em.
- Yêu cầu tưởng tượng phải dựa trên cơ sở có thật
2/ Tìm ý : 
3/ Xây dựng dàn bài chi tiết:
- Mười năm nữa là năm nào? Năm ấy em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang đi học hay đã đi làm?
- Em về thăm trường cũ vào dịp nào? (hội trường, khai giảng, 20/11, bế giảng ...)
a/ Mở bài :
- Tâm trạng trước khi về thăm: bồn chồn, bồi hồi.
- Tâm trạng của mình đứng trước cảnh trường.
- Cảnh trường sau 10 năm đã đổi thay ntn?
 (nhà tầng, sân chơi, bồn hoa, lớp học, thư viện...)
- Gặp gỡ với các thầy, cô giáo cũ, mới ntn? thầy dạy bộ môn, thầy chủ nhiệm thầy cô hiệu trưởng, bác bảo vệ, bác lao công phục vụ...
- Gặp gỡ các bạn cũ những kỷ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm, cuộc sống hiện nay, những lời hứa hẹn...
b/ Thân bài:
- Phút chia tay lưu luyến.
- ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy.
c/ Kết bài:
- Nếu còn thời gian cho hs viết thành lời văn từng phần - hs đọc - gv sửa chữa.
II/ Luyện tập :
II/ Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chọn các đề sau, lập dàn ý sau đó viết thành bài văn hoàn chỉnh :
Đề 1: Trong giấc mơ, em gặp công chúa Quỳnh Nga, vợ chàng dũng sĩ Thạch Sanh . Em hãy kể lại chuyện đó trong bức thư gửi cho người bạn thân đang ở xa.
Đề 2: Nghĩ tiếp một một cái kết truyện mới theo ý em nối vào truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Chuẩn bị bài: Con hổ có nghĩa .
V. Phần điều chỉnh, bổ sung:
........................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
......................................................................................................................... .......................................................................................................................
..........................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 59: Con hổ có nghĩa 
(Hướng dẫn đọc thờm)
A. Mục tiêu cần đạt :
1/ Giúp hs :
- Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa” 
- Sơ bộ hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời Trung đại.
- Kể lại được truyện.
- Tích hợp với phần Tập làm văn: kể chuyện sáng tạo 
2. Rèn luyện kỹ năng kể chuyện sáng tạo.
3. Giỏo dục học sinh sống cú tỡnh, cú nghĩa
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị: SGK, SGV, tranh ảnh, tài liệu tham khảo. 
C. Tổ chức giờ học: 
* Bài cũ:
H: Nhắc lại 4 thể loại truyện dân gian đã học?
* Bài mới:
- GV: Chúng ta đã tìm hiểu 4 loại truyện dân gian, khép lại mảng VHDG. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thể loại khác là truyện Trung đại, truyện đề cao đạo lý nhân nghĩa.
Họat động của thầy và trò
Yêu cầu đạt:
- HS đọc phần chú thích tác giả, thể loại truyện Trung đại .
?Trình bày vài nét về tác giả?
I/ Giới thiệu tác giả và truyện Trung đại :
1/ Tác giả :
- Vũ Trinh ( 1759- 1828).
- Quê: Trấn Kinh Bắc (nay thuộc Bắc Ninh).
- Đỗ Hương Cống (cử nhân) năm 17 tuổi 
- Làm quan dưới thời nhà Lê, Nguyễn
? Nêu khái niệm về truyện? Truyện Trung đại ? 
- Truyện: loại tự sự có cốt truyện và nhân vật.
- Trung đại : cụm từ chỉ giai đoạn lịch sử, hoặc giai đoạn văn học từ thế kỷ X -> hết thế kỷ XIX.
- Truyện Trung đại: Viết bằng văn xuôi chữ Hán (Nôm) có cốt truyện (thường đơn giản theo trình tự thời gian), có nhân vật (thường thể hịên qua ngôn ngữ và hành động, tâm lý, tâm trạng còn đơn giản), có hư cấu, có yếu tố li kỳ, mang tính chất giáo huấn đạo đức rõ.
2/ Truyện trung đại : 
- Trung đại: giai đoạn lịch sử, hoặc giai đoạn văn học từ thế kỷ X -> hết thế kỷ XIX.
- Truyện Trung đại: Viết bằng văn xuôi chữ Hán (Nôm) có cốt truyện, có nhân vật, có hư cấu, có yếu tố li kỳ, mang tính chất giáo huấn đạo đức rõ nét (gần với truyện ngụ ngôn)
GV: Trong chương trình lớp 6 có 3 tác phẩm thuộc thể loại này: 
+ Con hổ có nghĩa.
+ Mẹ hiền dạy con.
+ Thầy thuốc cốt giỏi nhất ở tấm lòng.
H: Cả 3 truyện này khác truyện dân gian ở điểm nào?
- Truyện có tên tác giả (người sáng tác).
- Truyện con hổ và bà đỡ Trần ở Đông Triều.
- Truyện con hổ thức hai và bác Tiều mỗ ở Lạng Sơn
H: Theo em truyện chia làm mấy phần ? 
- Truyện con hổ và bà đỡ Trần ở Đông Triều .
- Truyện con hổ thức hai và bác tiều mỗ ở Lạng Sơn
3/ Bố cục:
- Đoạn 1: Truyện thứ nhất.
- Đoạn 2: Truyện thứ hai.
GV: Truyện có kết cấu gồm 2 truyện nhỏ nối kết với nhau cùng thể hiện chủ đề.
- GV gọi hs tóm tắt 2 truyện
II/ Tìm hiểu truyện:
- Truyện 1:
+ Bà đỡ Trần được hổ mời đi đỡ đẻ cho hổ vợ 
+ Xong việc hổ chồng cõng bà ra của rừng đền ơn 10 lạng bạc - Truyện 2: 
+ Bác Tiều Mỗ ở Lạng Sơn cứu hổ khỏi bị hóc xươn .
+ Hổ đền ơn cả khi sống và khi chết.
? Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa 2 truyện về cốt truyện, cách kể, ngôi kể, nhân vật, biện pháp nt ? 
- So sánh 2 truyện nhỏ:
1/ Giống nhau:
* Cốt truyện: người giúp hổ thoát nạn, hổ biết ơn, đền ơn.
* Cách kể: theo trật tự thời gian.
* Ngôi kể: thứ ba.
* Nhân vật: Hổ (nhân vật chính), người (nhân vật phụ) 
* Biện pháp NT chủ yếu: nhân hoá, đối chiếu, tương ứng.
? Khi bị hổ cõng đi đỡ đẻ, bà đỡ Trần có thái độ, tâm trạng ntn?
- Điểm khác nhau:
+ Truyện 1:
* Bà đỡ Trần bị động, sợ hãi vì bị hổ chồng cõng đi đỡ đẻ cho hổ vợ.
* Hổ đền ơn bà cục bạc trắng 
-> giúp bà thoát khỏi nạn đói
2/ Điểm khác nhau:
+ Truyện 1:
* Bà đỡ Trần bị động, sợ hãi, đỡ đẻ cho hổ vợ-> đền ơn, thoát đói.
? Thái độ của bác Tiều Mỗ có gì khác với bà đỡ Trần khi gặp tình cảnh của hổ?
+ Truyện 2: 
* Bác Tiều mỗ chủ động liều mình cứu hổ -> đền ơn khi chết - Thương tiếc -> gĩô - đem thịt...
+ Truyện 2: 
* Bác Tiều mỗ chủ động liều mình cứu hổ thoát chết vì hóc xương.
* hổ đền ơn = các loại thịt thú rừng.
* Hổ thương tiếc, nhảy nhót trước mộ, gầm lên chạy vài vòng quanh quan tài cuả bác.
? Cái nghĩa của con hổ trong truyện 1 là gì? 
* So với truyện một, tình tiết trong truyện thứ hai tương đối phức tạp hơn .
-> Tình tiết trong truyện thứ hai tương đối phức tạp hơn.
* Cái nghĩa của con hổ: 
- Truyện 1: đền ơn người làm ơn, có tình có nghĩa ở các phương diện khác: yêu thương con, lo lắng cho vợ...
- Truyện 2: Thương bác Tiều Mỗ -> đền ơn cả lúc sống và chết => mãi mãi, thuỷ chung, bền vững 
-> Nâng cấp về cái nghĩa của con hổ sau .
=> Ngụ ý: Lấy chuyện con hổ để nói về cái nghĩa của con người .
3/ Cái nghĩa của con hổ: 
- Truyện 1: đền ơn người làm ơn, có tình có nghĩa ở các phương diện khác: yêu thương con, lo lắng cho vợ...
- Truyện 2: Thương bác Tiều Mỗ -> đền ơn cả lúc sống và chết => mãi mãi, thuỷ chung, bền vững 
-> Nâng cấp về cái nghĩa của con hổ sau.
H: Tại sao t/g không dùng con dê, nai, gấu hay con người đẻ nói về cái nghĩa của con người?
- Nếu dùng con dê, nai, gấu hay con người để nói chuyện cái nghĩa của người thì câu chuyện sẽ ít tác dụng giáo dục hơn. Dùng con hổ - chúa sơn lâm nổi tiếng hung dữ, tàn bạo 
-> Con vật hung dữ tàn bạo mà còn có nghĩa như vậy huống gì con người.
? Nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện?
- Truyện gồm hai truyện nhỏ có nhiều điểm tương ứng, được kể nối tiếp nhau 
- Cách kể chuyện giản dị theo trình tự thời gian, chủ yếu là kể việc, ngôn ngữ. Tâm trạng nhân vật sơ sài được thể hiện qua hành động.
- Lời kể mộc mạc, mang tính chất ngụ ngôn, giáo huấn.
- Người viết có dùng đến trí tưởng tượng nhưng không thoát li nhiều so với thực tế, không đi quá xa, ở đây cả 2 con hổ đều không biết nói, cười hay khóc lóc mà chỉ gầm, vẫy đuôi, rõ nước mắt. Cả hai người : bà đỡ Trần và bác tiều mỗ đều sợ, ngại gần gũi hổ. Một người vì bị động , vì hổ vợ đang đau đẻ, người kia phải mượn rượu cho thêm dũng cảm -> cách kể, tả ấy làm cho truyện gần gũi đáng tin hơn, mặc dù ai cũng biết đây hoàn toàn là những chuyện bịa đặt.
4/ Nghệ thuật: 
- Hai truyện nhỏ có nhiều điểm tương ứng.
- Cách kể chuyện giản dị.
- Lời kể mộc mạc, mang tính chất ngụ ngôn, giáo huấn.
- Có dùng trí tưởng tượng nhưng không nhiều=> gần gũi
- GV nói thêm: 
Cái hay ở đây là tác giả đã biết vận dụng một cách sinh động biện pháp nghệ thuật nhân hoá làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa cho người làm ơn cho mình mà còn có nhiều phương diện khác mang tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái lúc sinh đẻ, táo bạo trong hành động, có mục đích chính đáng, vui mừng khi có con, lễ phép thắm tình lưu luyến trong phút chia tay => tấm lòng thuỷ chung, bền vững.
? Tìm những câu tục ngữ tương ứng với nội dung ý nghĩa của truyện? 
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Ăn một quả, trả cục vàng
May túi ba gang mang đi mà đựng.
- Cứu vật, vật trả ơn, cứu nhân, nhân trả oán.
- Đền ơn, đáp nghĩa.
III/ Tổng kết:
IV/ Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
- Kể tóm tắt lại tác phẩm.
- Chuẩn bị bài: Động từ.
V. Phần điều chỉnh, bổ sung:
........................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
......................................................................................................................... ........................................................................................................................
Tiết 60: Động từ .
A/ Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs :
- Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
- Hiểu được cấu tạo của cụm động từ.
- Biết sử dụng đúng động từ khi nói, viết.
B. Phương tiện thực hiện :
- Chuẩn bị: SGK, SGV, máy chiếu, máy tính, bảng phụ tài liệu tham khảo. 
C. Tổ chức giờ học: 
* Bài cũ:
? Em hiểu thế nào là số từ, lượng từ, chỉ từ? nêu ví dụ?
chỉ ra số từ, lượng từ, chỉ từ có trong câu văn sau đây và cho biết ý nghĩa, vị trí của nó trong cụm danh từ.
Tất cả mười lăm học sinh này đều học tập và sinh hoạt ở lớp 6C.
* Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu đạt
- Hs đọc ví dụ:
? Vận dụng những kiến thức đã học ở tiểu học hãy chỉ ra các động từ có trong các ví dụ sau?
I/ Đặc điểm của ĐT:
1/ Ví dụ: các động từ:
a/ Đi, đến, ra, hỏi.
b/ Lấy, làm, lễ.
c/ Treo, có, xem, cười, bảo, bán, đề.
? Hãy nêu ý nghĩa khái quát động từ mới tìm được? 
- Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
-> Chỉ hoạt động, trạng thái.
? ĐT có những đặc điểm gì khác với DT? (Về khả năng kết hợp, khả năng làm VN)
- Sự khác biệt giữa DT và ĐT.
+DT: *Không kết hợp được với các từ: đã , sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ...
(không thể viết, nói: hãy nhà, vẫn tay, đang cây...)
* Thường làm CN trong câu.
 * Khi làm VN phải có từ “là” ở trước.
+ ĐT: * Kết hợp được với các từ: sẽ, vẫn, đang, hãy, chớ, đừng ...
(Hãy học, vẫn làm, sẽ đi...)
- Khả năng kết hợp:
 + Kết hợp được với các từ: sẽ, vẫn, đang, hãy, chớ, đừng ...ở phía trước
+ Thường làm VN . 
Khi làm CN, mất khả năng kết hợp với các từ: sẽ, đang, vẫn, hãy...
* Thường làm VN.
* Không thể kết hợp với các từ: những, các, số từ, lượng từ ...
* Khi ĐT làm CN (ít khi) thì nó mất khả năng kết hợp với các từ: sẽ, đang, vẫn, hãy...
(VD: Học tập là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của hs) 
2/ Ghi nhớ: SGK.
? Em hãy sắp xếp các ĐT đã cho ở sgk vào bảng phân loại? 
a/ VD: toan, dám, định, muốn, cần, phải ...
-Trả lời câu hỏi: làm sao? thế nào?
b/ - VD: đi, chạy, cười, đọc, hởi, ngồi, đứng...
Trả lời cho câu hỏi làm gì?
- Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu... trả lời cho câu hỏi: làm sao? thế nào?
II/ Các loại ĐT chính :
1/ Bảng phân loại:
a/ ĐT đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau: 
b/ ĐT không đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau: 
GV gọi hs tìm thêm ví dụ.
- VD thêm: 
+ Bắc muốn viết thư.
+ Đông phải thi lại.
+ Sơn cần học ngoại ngữ.
+ Giang đừng khóc nhé.
? Vậy ĐT được phân loại ntn? 
Hs đọc ghi nhớ: SGK
2/ Ghi nhớ : SGK
III/ Luyện tập:
1/ Bài tập 1: GV dùng bảng phụ kẻ bảng phân loại - HS lên bảng xác định.
ĐT thường kết hợp ĐT khác đi kèm phía sau: 
ĐT không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau:
Trả lời câu hỏi: làm gì? 
- Khoe, may được, đem, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, qua, bảo, khen, thấy, hỏi, chạy, đến, giơ.
Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào? 
- Có, tức, tức tối.
? Câu chuyện buồn cười chỗ nào? 
- Buồn cười chính ở thói quen anh chàng keo kiệt. Anh ta keo kiệt đến mức kiêng dùng cả những tiếng như “đưa, cho” chỉ thích dùng những từ như “cầm, lấy”-> không muốn mất, chỉ muốn được => Tính tham lam, keo kiệt. Đây chính là thói quen dùng các ĐT .
2/ Bài tập 2:
3/ Bài 3: 
GV đọc cho hs chép chính tả - GV thu vở chấm.
3/ Bài 3: 
IV/ Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài: Cụm ĐT.
V. Phần điều chỉnh, bổ sung:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
........................................................................................................................
......................................................................................................................... ........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
......................................................................................................................... ........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc