Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến 100 - GV: Lê Văn Tầm - Trường THCS Bình Thanh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến 100 - GV: Lê Văn Tầm - Trường THCS Bình Thanh

Tuần 20 Tiết: 73: Bài :18

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

( Trích Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung “Bài học đường đời đầu tiên”.

- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của bàivăn.

 - Rèn HS kỹ năng tóm tắt truyện.: kỹ năng phân tích nhân vật

Cử chỉ thái độ khiêm tốn, hoà đồng, giúp đỡ mọi người. Cử chỉ thái độ khi làm việc

 gì phải suy nghĩ chín chắn, không nên làm ảnh hưởng đến người khác.

 - Hiểu được nội dung ,ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”

- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của bài văn

 II. CHUẨN BỊ:

 Thầy: SGK, SGV, tham khảo tài liệu,bảng phụ kẻ sơ đồ củng cố kiến thức.

Tro : SGK , vở ghi , vở soạn .Đọc và trả lời các câu hỏi.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1 Ổn định tổ chức(1)

 2 Kiểm tra: (5) Sách vở, bài soạn của HS.

 3 Bài mới:

 Giới thiệu bài mơí:(1)

Nói đến nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, chúng ta không thể không nhắc đến nhà van Tô Hoài. Mà nói đến ông phải nói đến tác phẩm “Dế Mèn phiu lưu kí”. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích của tác phẩm đó là “Bài học đường đời đầu tiên”.

 

doc 75 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến 100 - GV: Lê Văn Tầm - Trường THCS Bình Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 12- 01- 2010	
Tuần 20 Tiết: 73: Bàài :18 
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
( Trích Dế Mèn phiêu lưu ký – Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung “Bài học đường đời đầu tiên”.
Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của bàivăn.
 - Rèn HS kỹ năng tóm tắt truyện.: kỹ năng phân tích nhân vật
Cử chỉ thái độ khiêm tốn, hoà đồng, giúp đỡ mọi người. Cử chỉ thái độ khi làm việc
 gì phải suy nghĩ chín chắn, không nên làm ảnh hưởng đến người khác.
 - Hiểu được nội dung ,ý nghĩa “ Bài học đường đời đầu tiên”
Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của bài văn
 II. CHUẨN BỊ:
 Thầy: SGK, SGV, tham khảo tài liệu,bảng phụ kẻ sơ đồ củng cố kiến thức.
Trò : SGK , vở ghi , vở soạn .Đọc và trả lời các câu hỏi.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1 Ổn định tổ chức(1’)
 	2 Kiểm tra: (5’) Sách vở, bài soạn của HS.
	3 Bài mới:
	 Giới thiệu bài mơí:(1’)
Nói đến nhà văn viết truyện cho thiếu nhi, chúng ta không thể không nhắc đến nhà vanê Tô Hoài. Mà nói đến ông phải nói đến tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích của tác phẩm đó là “Bài học đường đời đầu tiên”.
TL
Thầy
Trò
 Nội dung
15’
20’
Hoạt động 1HD HS Đọc –tìm hiểu chung 
+ Tác phẩm của Tô Hoài phong phú và đa dạng về đề tài và thể loại. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi.
? Em hiểu gì về nhan đề “Dế Mèn phưu lưu kí”. 
Kể tóm tắt tác phẩm
(Tham khảo SGK/6-7)
+ Hướng dẫn HS đọc văn bản.
? Nêu xuất sứ của đoạn trích?
? Văn bản có thể chia làm mấy loại ?Nêu ý chính mỗi đoạn?
TH Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
TH Cách lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
*Hoạt động 2:HD HS tìm hiểu VB
+ Phân tích hình ảnh của Dế Mèn.
? Những chi tiết nào miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn?
+ Tác giả vừa tả ngoại hình, vừa tả cử chỉ, hành động đã bộc lộ đươc một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.
? Tìm các tính từ góp phần khắc họa hình ảnh của Dế Mèn. 
? Em hãy thay thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về nghệ thuật dùng từ trong đoạn văn?
+ Việc miêu tả ngoại hình còn bộc lộ tính nết của nhân vật.
 Những chi tiết nào nói lên tính nết của Dế Mèn?
? Em hãy nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn naỳ?
+ Đó cũng là tính cách của lứa tuổi thiếu niên. 
*Hoạt động 2HD HS tiếp tục tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu đoạn 2
? Qua lời le,õ cách xưng hô,giọng điệu em thấy thái độ của Mèn đối với Dế Choắt ntn ?
? Giải nghĩa từ “trịnh thượng” ?
Trịnh thượng là từ Hán Việt.
? Phân tích diễn biến tâm lý của Mèn khi trêu chị Cốc ?
+ Giải thích kỹ cho HS thế nào là bắt chân chữ ngũ .
? Bài học đường đời đầu tiên của Mèn là gì ?
? Em có nhận xét gì về bài học đầu đời của Mèn ?
Hoạt động 3 : HD HS tổng kết
Rút ra ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của văn bản.
? Hình dáng ,tính cách của Mèn được giới thiệu ntn ?
? Bài học đường đời đầu tiên của Mèn là gì ?
? Hình ảnh những con vật trong truyện được miêu tả có giống với chúng trong thực tế không ?
*Hoạt động 4:HD HS LT
Gợi ý :Em hãy tưởng tượng mình là Dế Mèn thì sẽ diễn tả tâm trạng đó mới chính xác .
 Cho HS đọc lại phân vai đoạn 2
*Hoạt động5: Củng cố -Hướng dẫn BT học ở nhà
HS Đọc tìm hiểu chung
+Đọc tìm hiểu chú thích.
+Nêu vài nét chính về tác giả
+ Nêu vài nét về tác phẩm.
+ Đọc văn bản.
TH Chương mở đầu của tác phẩm.
TH Dễ bộc lộ được thái độ, ý nghĩa, tâm trạng của nhân vật.
TH Hai đoạn. Đoạn 1: Từ đầu... thiên hạ rồi: Mèn tự giới thiệu về mình. Đoạn 2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Mèn.
 Đọc đoạn 1.
Thảo luận nhóm
Hs phát hiện và cử đại diện lên trình bày
HS phát hiện các tính từ 
HS tìm các từ đồng nghĩa thay thế để thấy được nét đặc sắc, độc đáo trong việc sử dụng từ của tác giả
HS phát hiện trả lời
HS tiếp tục tìm hiểu văn bản
Đọc phân vai đoạn 2
HS trả lời
HS đọc chú thích
Thảo luận nhóm
HSphát hiện và cử đại diện trả lời.
HS trả lời
Bài học không chỉ dành riêng cho Mèn mà cho tất cả mọi người, nhất là những người trẻ tuổi .Phê phán thói kiêu ngạo ,hung hăng , bắt nạt kẻ yếu và lời khuyên biết người , biết mình ,khiêm tốn hòa nhã với mọi người 
HS trả lời 
TL: Tác giả tả hình dáng, hành động giống với các loài vật, còn một số chi tiết về lời đối thoại, về tính cách nhân vật là giống với tính cách của con ngưòi.
HS luyện tập:
I-Tìm hiểu chung
1- Tác giả:
Tô Hoài (1920)
- Tác phẩm:
- Ghi chép lại cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.
.Vị trí đoạn trích: là chương mở đầu của tác phẩm. ø
3.Bố cục: 2 đoạn
.Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
II.Đọc- Tìm hiểu văn bản:
1 Dế Mèn tự giới thiệu về mình:
- Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng có vẻ ưa nhìn.
- Tính nết: kiêu căng, hung hăng, hống hách, khinh thường và bắt nạt
2 – Bài học đường đời đầu tiên của Mèn :
- Trêu chị Cốc --> chị Cốc tưởng Dế Choắt --> chị Cốc mổ chết Dế Choắt.
* Diễn biến tâm lý của Mèn :
Huyênh hoang đắc chí --> chui tọt vào hang, thú vị -> bàng hoàng, ngớ ngẩn --> hốt hoảng, bất ngờ --> ân hận Rút ra bài học đường đời đầu tiên.
* Bài học : Ở đời mà có tói hung hăng ,bậy bạ ,có óc mà không biết nghĩ ,sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình .
III-Tổng kết :
Ghi nhớ :SGK / 11
IV-Luyện tập :
Bài 1 :Viết một đoạn văn diễn tả tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ Dế Choắt . kẻ yếu. 
 4- Dặn dò(1’)
Hoàn chỉnh bài tập 1
Học bàicũ 
Tiết 75
PHÓ TỪ
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp HS :
-Nắm được khái niệm phó từ .
-Hiểu và nắm được các loại ý nghĩa chính của phó từ .
 -Reèn kĩ năng đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau - Cử chỉ thái độ cẩn trọng khi sử dụng các phótừ
II. CHUẨN BỊ :
1.Thầy : SGK, SGV ,tham khảo thêm tài liệu , bảng phụ .
2.Trò :-SGK. Đọc trả lời các câu hỏi , bài tập .
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1-Ổn định tổ chức : (1’)
 2- Kiểm tra (4’)
-KT sách vở của HS
 3- Bài mới :
 * Giới thiệu bài mới :(1’)
 Các em đã học được 6 từ loại trong Tiếng Việt : danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ. Trong học kỳ II, chương trình Ngữ Văn 6 còn giới thiệu cho chúng ta một từ loại nữa, đó là phó từ,ở tiết học nàày chúúng ta sẽ tìm hiểu.
 *Tiến trình tiết dạy:
TL
Thầy
Trò
Nội dung
10’
15’
10’
3’
Hoạt động 1:HD HS tìm hiểu PTlà gì?
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn VD SGK
-Gọi HS đđọc VD trên bảng phụ
? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
? Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào ?
? Có danh từ nào được các từ in đậm bổ nghĩa hay không ?
? Nhắc lại khái niệm về danh từ , động từ ,tính từ ?
+ Những từ in đậm là phó từ 
+ Giúp HS phân biệt thực từ và hư từ . Phó từ , lượng từ , số từ là hư từ.
+ Hướng dẫn HS xác định và nhận xét về vị trí của phó từ và các động tính từ mà chúng đi kèm.
? Phó từ là gì ?
*Hoạt động 2
-HD HS tìm hiểu ý nghĩa và công dụng của phó từ
-GV treo bảng phụ
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ in đậm .
? Điền các phó từ đã tìm ở mục Ivà II vào bảng phân loại .
+ Hướng dẫn HS tìm thêm phó từ thuộc các loại trên bằng cách hướng dẫn HS giải bài tập 1 .
? Phó từ có thể chia làm mấy loại ?
*Hoạt động 3:HD HS LT
Đọc chính âm cho HS viết chính tả đoạn “Những gã xốc nổi ...những cử chỉ ngu dại của mình thôi.” trong bài “Bài học đường đời đầu tiên”
*Họat động 4:Củng cố
?Phó từ là gì?Phân lọai phó từ?
HS tìm hiểu PT là gì
+ Đọc các mẫu câu chú ý các từ in đậm
đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi, ưa nhìn, to, bướng.
-bổ nghĩa cho các động từ,tính từ :
-Không có danh từ được bổ sung ý nghĩa. 
+HS lên bảng làm .Các HS khác làm vào vở .
+ Cho 3 HS nhắc lại khái niệm về phó từ.
- HS tìm hiểu ý nghĩa và công dụng của phó từ
Đọc các mẫu câu và chú ý các từ in đậm.
HS phát hiện
So sánh ý nghĩa các cụm từ có và không có phó từ. .
Sắp xếp phó từ vào bảng phân loại .
HS trả lời
HS nghe viết chính tả
I- Phó từ là gì ?
1-Ví dụ: 
-Các từ in đậm :đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được,rất, ra bổ nghĩa cho các động từ,tính từ :
đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi,ưa nhìn, to, bướng.
* Phó từ đứng trước hoặc sau động từ và tính từ .
2- Ghi nhớ : SGK/12
II-Các loại phó từ:
1-Ví dụ: tìm phó từ:
lắm,đừng,vào, không , đã ,đang
2- Bảng phân loại phó từ: 
-Phó từ đứng trước động từ, tính từ.
-Phó từ đứng sau động từ và tính từ.
*Ghi nhớ :SGK/ 14
II-Luyện tập :
Bài tập 3 :
Nghe viết chính tả.
4-Dặn dò :(1’)
Học bài-Làm bài tập2 
Ý nghĩa
Phó từ đứng trước
Phó từ đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
đã (đi), đang( loay hoay), đã( đến), đã( cởi bỏ), đương (trổ), sắp (buông), sắp (có nụ), đã( về), sắp (về), đã (xâu)
Chỉ mức độ
thật (lỗi lạc), rất (ưa nhìn), rất (bướng)
(lớn) lắm
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
cũng (ra), vẫn (thấy), còn (ngửi thấy), đều (lấm tấm), lại (sắp buông), cũng (sắp có), cũng (sắp về)
Chỉ sự phủ định
chưa (thấy), không (trông thấy), không (còn ngửi)
Chỉ sự cầu khiến
đừng (trêu)
Chỉ kết quả và hướng
(to) ra, (trêu) vào, (tỏa) ra, (xâu) được
Chỉ khả năng
(soi) được
Ngày soạn: 15-01-2010
Tiết 76	
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS :
	- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này .
Nhận diện được những đoạn văn , bài văn mi ... ố bài viết sơ sài, cẩu thả.
+ Thiếu dấu câu, sai chính tả.
+ Một số bài mắc lỗi trình bày.
+ Một số không nộp bài.
Hoạt động 4
 Đọc một số bài điểm cao và điểm kém.
-HS đọc đề bài
-HS lập dàn ý
-HS nhận xét
:
-HS nhận bài
-HS lắng nghe
-Lắng nghe 
I.Đề bài:Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến xuân về
DÀN BÀI:
I.Mở bài:
-Giới thiệu đối tượng được miêu tả
 Cây đào hoặc cây mai ở đâu? vào thời điểmnào?
II.Thân bài:
1.Tả bao quát từ xa đến gần
-Hình dáng
-kích thước
-màu sắc
2.Tả chi tiết từng bộ phận
-Gốc ,thân ,nhánh, hoa
-Lợi ích của cây sự chăm sĩc của con người
III.Kết bài:Nêu cảm nghĩ
Kết quả kiểm tra: 
Lớp 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
	4- Dặn dò cho tiết học tiếp theo:
	Nhắc học sinh mộït số điểm cần lưu ý khi làm bài.
	Chuẩn bị bài “LƯỢMõ”
Ngày 02 – 03 - 2010
Tiết 99	
LƯỢM
	(Tố Hữu)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	1.Kiến thức: Giúp HS:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật.
	2.Kỉ năng:- Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự.
 3Thái độ: Tâm hồn trong sáng , hồn nhiên, cĩ ý thức trong học tập
II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	Thầy: SGK, SGV, soạn giảng , tham khảo tài liệu.Tranh minh hoạ
	Trò : Trả lời câu hỏi trong phần Đọc hiểu văn bản.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1’	1-Ổn định tiết dạy:
4’	2-Kiểm tra bài cũ:
Dự kiến trả lời:
Đọc thuộc lòng.
Sự việc : Kể lại một đêm trên đường đi chiến dịch, một anh đội viên thức dậy thấy Bác không ngủ, trầm ngâm bên bếp lửa, đốt lửa, dém chăn cho bộ đội...
3- Bài mới:
1’	Giới thiệu bài mới:
Thiếu nhi VN, từ ngày xưa, trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, tuổi nhỏ chí lớn trung dũng kiên cường mà vẫn hồn nhiên vui tươi. Lượm là một trong những em bé – đồng chí nhỏ như thế.
Tiến trình tiết dạy
TL
Thầy
Trò
 Nội dung
10’
20’
3’
53’
Hoạt dộng 1
+ Gọi HS đọc chú thích 
+ Giới thiệu thêm về tác giả: Ông là một nhà thơ lớn của văn học hiện đại VN. Thơ của ông phản ánh khá rõ nét về cách mạng VN từ năm 1930è nay.
? Bài viết trong hoàn cảnh nào?
+ GV hướng dẫn đọc, chú ý ngắt nhịp. Đọc mẫu. Nhận xét cách đọc của học sinh.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
+ Ngắt nhịp 2/2 thích hợp với lối kể chuyện. 
? Phương thức biểu đạt của văn bản?
? Tìm bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2
-GV treo tranhminh hoạ
+ Gọi HS đọc đoạn 1.
? Đoạn thơ gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh chú bé Lượm như thế nào?
? Vì sao em có cảm nhận đó?
? Tìm các từ láy trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó?
+ Phân tích cho HS thấy tác dụng gợi hình của một số từ láy.
? Theo em đường vàng là đường như thế nào?
? Đối với công việc thì Lượm như thế nào? Thể hiện qua chi tiết nào?
? Trong bài thơ, tác giả đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Tìm và phân tích ý nghĩa?
? Nhà thơ đã hình dung và miêu tả chuyến đi công tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào?
? Hình ảnh của Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
? Tại sao tác giả lại viết câu thơ đặc biệt:
“ Ra thế
Lượm ơi”
Và câu thơ:
“Lượm ơi, còn không?” thành những khổ thơ riêng?
? Hình ảnh Lượm nằm trên lúa gợi cho em cảm xúc gì?
? Điệp khúc có tác dụng gì?
Hoạt động 3
? Nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Hoạt động 4
+ Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
Hoạt động5: Củng cố
? Hình ảnh của Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
+ Đọc chú thích«
TL Bài thơ viết năm 1949 trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Đọc bài thơ.
TL Thể thơ bốn chữ.
TL Phương thức biểu đạt là tự sự và miêu tả.
TL Bài thơ chia làm 3 đoạn :
- Đoạn 1: Từ đầu... xa dần.è Hình ảnh Lượm chú bé Lượm.
- Đoạn 2: Tiếp... giữa đồng è Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lạiè Lượm vẫn còn sống mãi.
-HS quan sát tranh
+ Đọc đoạn 1.
TL Lượm là một chú bé nhanh nhẹn hồn nhiên, vui tươi nhí nhảnh.
TL Chú bé loắt choắt... nhảy trên đường vàng. Cười híp mí, má đỏ bồ quân.
TL Các từ láy: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh .
 è Tác dụng gợi hình.
TL Có thể có nhiều cách lí giải: con đường cát vàng, lúa vàng, đầy lá vàng, nắng vàng.
TL Yêu thích công tác liên lạc. Thể hioện qua lời nói của Lượm với tác giả.
TL Tác giả đã gọi Lượm là: chú bé, cháu, đồng chí nhỏ, Lượm.
+ HS thảo luận để thấy được dụng ý và sự tinh tế trong cách xưng hô của tác giả.
+ Đọc đoạn 2, suy nghĩ về sự hy sinh của Lượm.
+ HS thảo luận, trả lời câu hỏi. Phải nêu được sự hăng hái, dũng cảm, không nề nguy hiểm.
+ Nêu được cảm súc riêng.
TL Câu thơ ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào nhằm diễn tả sự ngạc nhiên, súc động, bàng hoàng của tác giả.
TL Lượm nằm trên mảnh đất quê hương, linh hồn ấy đã hoá thân vào non sông đất nước.
+ HS thảo luận ghi ra phiếu học tập.
- Để trả lời cho câu tu từ trên.
- Khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi.
- Gây ấn tượng cho người đọc.
+ Tìm hiểu ghi nhớ.
+ HS viết bài đọc 1,2 bài đẩ sửa chữa.
I. Giới thiệu chung:
1. Giới thiệu tác giả,tác phẩm:
a. Tác giả:Tố Hữu
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh:Viết năm 1948. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Đọc -tìm hiểu từ khó:
- Thể thơ 4 chữ
- Thơ tự sự
3- Bố cục:3 đoạn
II-Đọc- hiểu văn bản:
1- Hình ảnh Lượm- chú bé liên lạc:
- Từ láy gợi hình.
- So sánh.
+ Lượm hiện lên sinh động, đáng yêu là một chú bé hồn nhiên, vui tươi, nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, say mê công tác.
2- Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm:
- Câu thơ ngắc đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, đau xót.
- Tình thế hiểm nguyè dũng cảm vượt qua.
- Thôi rồi, Lượm ơi! è hình ảnh gợi cảm.
- Niềm bâng khuâng tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.
3- Lượm còn sống mãi:
- Điệp khúc: nhằm gây ấn tượng.
- Lượm còn sống mãi trong tâm tưởng mọi người.
III- Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
V- Luyện tập:
Bài 2:
4- Dặn dò :(1’)
- Học bài.
- Thuộc lòng bài thơ.
- Xem kĩ bài “Mưa”.
Tiết 100	 MƯA
(Hướng dẫn đọc thêm)
	(Trần Đăng Khoa)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Tự nắm được nội dung và nghệ thuật của bài.
	- Cảm nhận được sự sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
	:- Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá.
 - Tình cảm yêu thiên nhiên , con người.
II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	Thầy: SGK, SGV, soạn giảng, hướng dẫn HS tự học.
	Trò : Trả lời các câu hỏi, đọc hiểu văn bản.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1’	1- Ổn định tổ chức:
4’	2- Kiểm tra bài cũ:
	Đọc thuộc bài thơ “Lượm”.
	Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật?
	Dự kiến trả lời:
	Giá trị nội dung: Bằng cách kết hợp miêu tả và biểu hiện cảm xúc,bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên,vui tươi,hăng hái,dũng cảm.Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương đất nước và trong cuộc sống mọi người.
	Giá trị nghệ thuật: Thể thơ bốn chữ,nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
3-Bài mới:
1’	Giới thiệu bài mới:
Trần Đăng Khoa là một cây bút thiếu nhi nổi tiếng. Thơ tuổi thơ của Trần Đăng Khoa mà chúng ta đã làm quen ở bậc tiểu học với nhiều bài: Hạt gạo làng ta, mẹ ốm...thường viết về những cảnh vật và con người gần gũi, bình dị từ góc sân vườn nhà, chống Mĩ cứu nước. Bài “Mưa”cũng nằm trong mạch cảm hứng sáng taọ ấy.
Tiến trình tiết dạy:
TL
Thầy
Trò
 Nội dung
5’
25’
4’
3’
Hoạt động 1 +Tìm hiểu chung. 
Tìm hiểu tác giả ,tác phẩm
HS đọc-tìm hiểu từ khó .
? Nhận xét về số chữ trong dòng thơ và nhịp điệu của bài thơ có gì đặc biệt?
? Cơn mưa được tả qua 2 giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Tìm bố cục bài thơ?
Hoạt động 2
Đọc bài thơ
? Em có nhận xét gì về cảnh cơn mưa được miêu tả trong bài?
? Cây cối, loài vật lúc sắp mưa và trong cơm mưa đựoc miêu tả như thế nào?
? Trong bài thơ biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất?
? Chỉ ra và phân tích giá trị của phép nhân hoá?
? Hình ảnh con người trong cơn mưa được miêu tả như thế nào?
 Ý nghĩa của hình ảnh ấy?
 Sử dụng nghệ thuật gì?
Hoạt động 3
+Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật
Tìm hiểu tác gỉa tác phẩm:chú thích sgk 
Chú thích sgk
TL Thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh
TL Hai đoạn:
Đ1: Từ đầu... trọc lốc.
Đ2: Còn lại.
TL Cảnh vật trong cơn mưa được tác giả miêu tả sinh động.
TL Sắp mưa: mối bay ra, gà tìm chỗ nấp, mây đen, kiến bò đầy đường, gió cuốn, bụi bay, cây cối ngả nghiêng.
TL Trời mưa: sấm chớp, mua rơi, cây cối hả hê.
TL Bài thơ sử dụng phép nhân hoá rộng rãi và thành công.
+ Bốn câu thơ cuối.
TL Con người hiện lên với dáng vẻ lớn cao vững vàng giữa thiên nhiên.
+ HS phân tích nghệ thuật ẩn dụ
+ Thảo luận và tìm hiểu ghi nhớ.
I- Tìm hiểu chung:
 *tác giả, tác phẩm:
 sgk 
 *Đọc- tìm hiểu từ khó:
- Thể thơ: Tự do
- Nhịp thơ như từng đợt của cơn mưa rào.
* Bố cục: 2 đoạn.
- Cảnh lúc sắp mưa.
- Cảnh trong mưa.
II-Đọc-hiểuvăn bản:
1- Nghệ thuật miêu tả:
+ Qua cái nhín tinh tế bức tranh thiên nhiên được miêu tả sinh động.
+ Phép nhân hoá sử dụng rộng rãi và thành công.
2- Con người trong cơn mưa:
- Ẩn dụ, nói quá.
- Ca ngợi vẻ đẹp của người lao động cần cù vượt qua và chiến thắng nhiều trở ngại của thiên nhiên.
III- Tổng kết:
Ghi nhớ: SGK
	4- Dặn dò (1’)- Học bài.- Đọc lại bài thơ.- Soạn bài “Hoán dụ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 7tuan.doc