- Kiểu bài: Kể chuyện đời thường
- Nội dung:
+ Đó phải là một kỉ niệm để lại trong tâm hồn người viết những ấn tượng sâu sắc, khó phai (có thể kỉ niệm với người than, bạn bè, thầy cô, một chuyến đi,.). Cũng có thể kể về một lần em mắc lỗi (Không nghe lời cha mẹ, thầy cô, ông bà, một việc làm thiếu trung thực) làm cha mẹ, thầy cô, phiền long, bản than người viết rất ân hận.
+ Kể lại kỉ niệm đó một cách hợp lí, các sự việc lien kết chặt chẽ. Các chi tiết trong chuyện cần logic, chân thực. Câu chuyện để lại trong tâm hồn người viết một bài học sâu sắc. một cảm xúc sâu lắng.
- Hình thức kể: kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của bản thân.
- Trình tự kể: thường là từ hiện tại gợi nhớ kỉ niệm đã qua. Sau đó kể về kỉ niệm có thể lại theo trình tự tự nhiên.
- Bố cục: rõ rang, mạch lạc, biết tách đoạn triển khai ý.
- Diễn đạt: trong sang, gợi cảm.
PHÒNG GD – ĐÀO TẠO THỦY NGUYÊN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2012 - 2013 NGỮ VĂN LỚP 6 – (Bài gồm 2 phần: phần I trắc nghiệm và phần II tự luận) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) * Chú ý: Học sinh làm bài ngay vào tờ đề này. ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 1.1. Dòng nào dưới đay nêu không đúng về chủ đề của các truyện truyền thuyết đã học? A. Phản ánh hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên; B. Tinh thần đoàn kết, chống xâm lược và long yêu chuộng hòa bình; C. Đề cao, suy tôn những người anh hùng dân tộc; D. Phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. 1.2. Đặc sắc nghệ thuật chung, nổi bật nhất của các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học là gì? A. Có sự kiện và nhân vật; B. Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, phóng đại; C. Tính chất hoang đường, kì ảo; C. Cốt truyện phức tạp, nhiều tình tiết. 1.3. Văn bản nào dưới đây được gọi là truyện trung đại Việt Nam? A. Em bé thông minh; B. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; C. Ếch ngồi đáy giếng; D. Sơn Tinh, Thủy Tinh. 1.4. Dòng nào dưới đây là những từ có nhiều nghĩa? A. đi, chân, ăn, đầu; B. rau cải, cá chép, nhà cửa; C. nghề nông, sứ giả, khôi ngô; C. Văn Lang, Lê Lợi, Hồ Gươm. 1.5. Trong câu: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi.” Có mấy cụm động từ? A. Một cụm; B. Hai cụm; C. Ba cụm; D. Bốn cụm. 1.6. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì? A. Kể người và kể vật; B. Kể người và kể việc; C. Tả người và tả vật; D. Tả người và miêu tả công việc. Câu 2. (0,5 điểm): Điền vào các chỗ trống dưới đây để hoàn thiện một nội dung kiến thức. Cụm danh từ có . đầy đủ hơn và có phức tạp hơn một mình danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. II. Tự luận (8,0 điểm). Câu 1. (2,0 điểm). Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) chủ đề về học tập trong đó xuất hiện ít nhất một cụm động từ (gạch chân cụm động từ đó). Câu 2. (6,0 điểm) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM Khảo sát chất lượng học kì I Năm học 2012-2013 Môn: Môn Ngữ văn 6 --------------------- I. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Xác định đúng mỗi phương án trả lời được 0,25 điểm, Cụ thể: Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 Đáp án D C B A C B Câu 2. (0,5 điểm) Mỗi từ điền đúng được 0,25 điểm, đó là các từ: ý nghĩa, cấu tạo. II. Tự Luận (8,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) - Hình thức: Đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu (0.5 điểm) - Nội dung: các câu trong đoạn liên kết với nhau cùng hướng về một nội dung theo yêu cầu của đề là về chủ đề học tập. (1,0 điểm) - Xuất hiện và xác định đúng cụm động từ (0.5 điểm) Câu 2: (6,0 điểm) 1. Yêu cầu chung: - Kiểu bài: Kể chuyện đời thường - Nội dung: + Đó phải là một kỉ niệm để lại trong tâm hồn người viết những ấn tượng sâu sắc, khó phai (có thể kỉ niệm với người than, bạn bè, thầy cô, một chuyến đi,...). Cũng có thể kể về một lần em mắc lỗi (Không nghe lời cha mẹ, thầy cô, ông bà, một việc làm thiếu trung thực) làm cha mẹ, thầy cô, phiền long, bản than người viết rất ân hận. + Kể lại kỉ niệm đó một cách hợp lí, các sự việc lien kết chặt chẽ. Các chi tiết trong chuyện cần logic, chân thực. Câu chuyện để lại trong tâm hồn người viết một bài học sâu sắc. một cảm xúc sâu lắng. - Hình thức kể: kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của bản thân. - Trình tự kể: thường là từ hiện tại gợi nhớ kỉ niệm đã qua. Sau đó kể về kỉ niệm có thể lại theo trình tự tự nhiên. - Bố cục: rõ rang, mạch lạc, biết tách đoạn triển khai ý. - Diễn đạt: trong sang, gợi cảm. 2. Định hướng dàn ý và biểu điểm: a/ Mở bài. (0,5 điểm): Giới thiệu sự việc trở thành kỉ niệm cảu bản thân. Cảm xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó. b/ Thân bài. (5,0 điểm): b1. Giới thiệu khái quát về: - Tên kỉ niệm? (Đó là kỉ niệm gì? Tại sao nó lại trở thành kỉ niệm đáng nhớ của bản thân) - Xảy ra ở đâu? Bao giờ? Những ai tham gia hoặc chứng kiến? b2. Kể diễn biến sự việc đó Bắt đầu từ đâu? Tiếp theo làm như thế nào? Kết thúc ra sao? * Lưu ý: Khuyến khích thưởng điểm đối với những bài biết kể kết hợp được với miêu tả và bộc lộ cảm xúc (tâm trạng lúc đó như thế nào?...) c/ Kết bài. (0,5 điểm): Những suy nghĩ, cảm xúc của em bây giờ Qua đó em rút ra cho mình suy nghĩ hoặc bài học gì? 3. Biểu điểm cụ thể: - Điểm 6: Bài viết thể hiện kĩ năng làm văn tốt. Đảm bảo các yêu cầu chung, biết kết hợp có hiệu quả giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm. Không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. Trình bày sạch đẹp. - Điểm 5: Làm đúng đặc trưng kiểu bài. Đảm bảo các yêu cầu chung một cách tương đối. Đã biết kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm. Không sai quá 5 lỗi chính tả hoặc diễn đạt. Trình bày khá sạch đẹp. - Điểm 4: Làm đúng đặc trưng kiểu bài song cách kể chưa lôi cuốn, thiếu cảm xúc, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 3: Đảm bảo được 1/2 các yêu cầu chung. Bài viết còn mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 2: Bài viết lan man, bố cục chưa hoàn chỉnh, còn mắc quá nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 1: Bài viết quá sơ sài, không đúng kiếu bài. Trình bày cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn. 4. Lưu ý: - Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý, chỉ dẫn cơ bản, GV trong nhóm chấm cần trao đổi, bàn bạc kĩ để thống nhất cách đánh giá cho điểm, cũng có thể cụ thể hóa các ý thành phần, mức cho điểm để dễ chấm nhưng không được nâng cao hoặc hạ thấp yêu cầu đã nêu trong đáp án, biểu điểm. - Khi vận dụng đáp án, biểu điểm vào từn bài cụ thể cần linh hoạt, tránh máy móc, đại khái; chú ý trân trọng những cố gắng, tìm tòi, sang tạo của học sinh. - Điểm toàn bài cộng lại, lấy điểm lẻ đến 0,25 điểm. -------------HẾT--------------
Tài liệu đính kèm: