Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 65 - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 65 - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng của lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà còn có tấm lòng nhân đức.

2. Kĩ năng.

- Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử thời trung đại.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị.

* Giỏo viờn: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

 Đóng vai bà đỡ Trần kể lại truyện " Con hổ có nghĩa ". Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện?

 Hoạt động 2: GIỚI THIỆU BÀI.

 Trong văn học có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức nhưng có 2 nghề mà xã hội đòi hỏi nhất là dạy học và làm thuốc. Truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng " của Hồ Nguyên Trừng viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV trên đất Trung Quốc nói về 1 bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức.

 Hoạt động 3: BÀI MỚI.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 877Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 65 - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 16: Văn bản
Ngày dạy: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
 ( Hồ Nguyên Trừng )
 Tiết 65: Đọc - Hiểu văn bản
 A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng của lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà còn có tấm lòng nhân đức.
2. Kĩ năng.
- Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử thời trung đại.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị.
* Giỏo viờn: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 Đóng vai bà đỡ Trần kể lại truyện " Con hổ có nghĩa ". Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện?
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Trong văn học có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức nhưng có 2 nghề mà xã hội đòi hỏi nhất là dạy học và làm thuốc. Truyện " Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng " của Hồ Nguyên Trừng viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XV trên đất Trung Quốc nói về 1 bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, nhưng quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức.
 Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
 GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu *.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác.
GV: nêu yêu cầu đọc : giọng chậm rãi thể hiện rõ lời đối thoại của các nhân vật?.
 GV đọc mẫu.
? Tác giả kể truyện theo trình tự nào?
? Nêu bố cục của truyện?
 GV yêu cầu học sinh đọc phần 1
? Tác giả giới thiệu bậc lương y bằng giọng văn, lời văn như thế nào?
? Vì sao lương y họ Phạm được người đời trọng vọng?
? Em hiểu thế nào là trọng vọng?
 GV hướng dẫn học sinh chú ý đoạn văn đầu.
? Nêu những việc làm cụ thể của người thầy thuốc họ Phạm?
? Qua lời giới thiệu của tác giả và những hành động, việc làm của lương y. Em cảm nhận được gì về con người này?
 GV: Để nêu bật đặc điểm , nhân cách của thái y lệnh, tác giả đăt ông trước 1 tình huống rất đặc biệt đó là tình huống nào?
 GV hướng dẫn học sinh kể tóm tắt tình huống.
? Em có nhận xét gì về tình huống trên?
 GV phân tích 1 bên là công danh, địa vị, 1 bên là lương tâm của người thầy thuốc trước con bệnh.
? Thái y đã hành động ra sao? GV đọc câu nói của quan Trung Sứ.
? Em thấy trước thái độ tức giận của quan Trung Sừ thì thái độ của thái y lệnh như thế nào? ( Có thay đổi không).
 GV những kẻ hèn nhát hoặc cơ hội sẽ không bao giờ chọn chữa bệnh cho phận dân đen, con đỏ, rõ ràng phải rất dũng cảm, phải có lương tâm của người thầy thuốc chân chính thái y lệnh mới có được quyết định đúng đắn như vậy. Quyết định của ông cũng giống như thái độ, cách ứng xử của thầy Tuệ Tĩnh mà ta từng biết trong trường hợp tương tự.
? Em đánh giá như thế nào về việc làm đó của thái y lệnh?.
? Thái độ, hành động, lời nói ấy nói lên phẩm chất gì của ông?
 GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn cuối.
? Đoạn cuối bài nêu lên sự việc gì?
? Thái độ của Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của thái y lệnh?
? Diễn biến tâm trạng ấy của vua có phù hợp tâm lí, lô gích không? Vì sao?
? Qua đó giúp ta hiểu gì về nhân cách của vua Trần Anh Vương.
 GV đọc 2 câu kết thúc của truyện.
? Hai câu kết truyện có ý nghĩa gì?
? Qua câu truyện ta rút ra được bài học gì cho người làm nghề thầy thuốc hôm nay và mai sau?
? Nhận xét về cách xây dựng tình huống truyện, chi tiết, ngôn ngữ?
? Nghệ thuật ấy làm nổi bật nội dung gì?
- GV khái quát toàn bài.
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Đọc
- Trình bày
- Nghe
- Phát hiện
- Độc lập
- Đọc
- Phát hiện
- Lí giải
- Độc lập
- Theo dõi
- Phát hiện
Thảo luận nhóm
- Kể tóm tắt
- Nhận xét
- Nghe
- Nhận xét
- Nhận xét
- Nghe
- Nhận xét, đánh giá
- Khái quát
- Đọc
- Phát hiện
- Trình bày
- Thảo luận nhóm 2
- Khái quát
- Nghe
- Rút ra ý nghĩa
- Rút ra bài học
- Nhận xét
- Khái quát
- Nghe
- Đọc
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm
2. Đọc và kể.
3. Từ khó ( SGK ).
4. Cấu trúc văn bản.
- Trình tự: Thời gian.
- Bố cục: 3 phần.
1. Mở đầu: Từ đầu -> trọng vọng: Giới thiệu tông tích, chức vị...
2. Diễn biến: Từ " Một lần -> lòng ta mong mỏi ". Tình huống truyện và quyết định của thái y lệnh.
3. Kết thúc: Phần còn lại: ý nghĩa.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Giới thiệu bậc lương y.
- Giọng thành kính, trang trọng, ca ngợi.
- Có công lao to lớn với nhân dân. Mọi việc làm của ông đều xuất phát từ đạo đức, lương tâm của người thầy thuốc.
- Mua các loại thuốc tốt, trừ thóc, gạo... chữa bệnh cho nhân dân.
- Là 1 lương y có nhiều công đức trong việc cứu người, toàn tâm toàn ý...
2. Tình huống truyện và quyết định của thái y lệnh.
- 1 bên là người đàn bà bình thường nhưng tính mạng nguy cấp.
- 1 bên là bậc quý nhân bị sốt.
-> Tình huống gay cấn, đặt vị thái y trước sự lựa chọn.
- Quyết định đi cứu người đàn bà.
-> Không thay đổi, kiên quyết, dứt khoát.
- Dũng cảm, sự lựa chọn của 1 lương y chân chính, sáng suốt.
- 1 lương y vừa có tâm vừa có tài, bản lĩnh dám làm, dám chịu.
* Cảnh thái y lệnh đến gặp vua Trần Anh Vương.
- Từ tức giận -> ca ngợi.
-> Phù hợp tâm lí.
- Lúc đầu nhà vua tức giận vì 1 kẻ bề tôi đã dám kháng chỉ của mình. 
- Thay đổi vì thấy thái sư khiêm nhường, bày tỏ chân thành.
* Có nhân cách cao đẹp, là 1 vị minh quân sáng suốt, có nhân đức.
3. ý nghĩa.
- Sự thành đạt, hiển vinh của con cháu thái y.
- Sự ngợi khen của người đời với gia đình ông.
- Là 1 nghề cao quý trong những nghề cao quý.
- Phải biết coi trọng sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
- Luôn trao dồi y đức để cứu người.
- Không thể trở thành 1 thầy thuốc giỏi nếu không có tình thương và trách nhiệm.
- Luôn tu dưỡng nhân đức để thực hiện'' Lương y như từ mẫu'' 
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Chi tiết chân thật, giản dị, xây dựng tính huống truyện gay cấn.
2. Nội dung.
- Truyện ca ngợi vị thái sư y đức họ Phạm có tài có đức, có lòng yêu thương, yêu người bệnh, không sợ uy quyền.
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài.
- Chuẩn bị chương trình địa phương.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 - Tiet 65.doc