Tiết 65 Tuần 17
Soạn ngày :
Dạy ngày :
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một đại lương y chân chính.
- Hiểu thêm những nét hình thức khác của truyện trung đại: Gần với cách viết của ký- ghi chép, người thật, việc thật, khai thác tình huống để làm nổi bật nhân vật.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Trong vai bà mẹ, kể chuyện “Mẹ hiền dạy con” ? ý nghĩa truyện?
- Nghệ thuật viết truyện có những nét gì đặc sắc?
Tiết 65 Tuần 17 Soạn ngày : Dạy ngày : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một đại lương y chân chính. - Hiểu thêm những nét hình thức khác của truyện trung đại: Gần với cách viết của ký- ghi chép, người thật, việc thật, khai thác tình huống để làm nổi bật nhân vật. B/ Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Trong vai bà mẹ, kể chuyện “Mẹ hiền dạy con” ? ý nghĩa truyện? - Nghệ thuật viết truyện có những nét gì đặc sắc? * Bài mới: ? Nêu những hiểu biết về t/g? ? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản? - Đọc chậm rãi, rõ lời thoại của nhân vật. - Khi kể lược bớt lời thoại hoặc chuyển lời thoại thành lời kể chuyện. ? Truyện được kể theo trình tự nào? ? Bố cục của truyện ra sao? ? Đọc phần mở truyện, em thấy vị lương y Phạm Bân đã được tác giả giới thiệu bằng cách xưng hô như thế nào? ? Vậy em thấy giọng điệu, lời văn giới thiệu mang tính chất như thế nào? ? Và bằng sự thành kính đó, tác giả đã giới thiệu những nét đáng chú ý nào về người thầy thuốc họ Phạm? ? Những việc làm đó đã cho thấy phẩm chất gì ở vị lương y này? ? Và những phẩm chất đó đã được người đời đáp lại bằng tình cảm như thế nào? ? Em hiểu "vụ lợi, trọng vọng” nghĩa là gì ? ? Tìm từ đồng nghĩa với “trọng vọng”. - Và một tình huống rất đặc biệt của vị lương y gặp phải. Vậy đó là tình huống gì & vị lương y đã sử sự ra sao? * Học sinh kể lại thân truyện. ? Thái y lệnh đã gặp tình huống gì? ? Và ông đã xử sự như thế nào? ? Đọc đến đây em nhớ tới câu truyện nào? (Truyện về Đại danh y Tuệ Tĩnh). ? Em có thể so sánh mức độ gay cấn của tình huống mà hai vị Danh y gặp phải? ? Vì sao em cho rằng Thái y lệnh Phạm Bân gặp phải tình huống gay cấn hơn? ? Em có thể đọc lại câu văn cho thấy mức độ nguy hiểm mà vị thái y gặp phải? ? Trước mối nguy hiểm đó vị thái y đã ứng xử bằng câu nói nào? ? Lời nói đó giúp em hiểu thêm gì về người thầy thuốc này? (Đó là bản lĩnh và nhân cách đáng khâm phục, quyết "cứu bệnh như cứu hoả". Đồng thời câu nói đó thể hiện sức mạnh của trí tuệ trong ứng xử "vừa giữ được phận làm tôi mặc dù kháng lệnh vua, vừa đề cao lương tri của một bậc minh quân" ? Và kết quả quyết định của Thái y lệnh như thế nào ? ? Như vậy, thái độ của Trần Anh Vương đã thay đổi trước việc làm và lời giải bày của Thái y lệnh. Qua đây em có thể nhận xét nhà vua có phẩm chất gì ? (Quả như người đời nói: Vua sáng, tôi hiền.) * Hai câu cuối: ? Truyện kể về sự thành đạt, vinh hiển của con cháu họ Phạm. Em hiểu điều đó như thế nào ? ? Vậy câu chuyện có ý nghĩa gì ? ? Có ý kiến cho rằng ý nghĩa của câu chuyện này sống mãi cùng thời gian và trong thời đại ngày nay, người ta càng quan tâm đến nó nhiều hơn. ý kiến của em ? (Thảo luận). (Người thầy thuốc hôm nay càng cần phải có tài, có đức vì đó là cái gốc của người thầy thuốc chân chính, của con người nhất là đứng trước những tác động nhiều mặt của xã hội hiện đại. Đây đó có những cá nhân thầy thuốc chưa thật hoàn toàn có y đức. Đó chỉ là "những con sâu làm rầu nồi canh" => Đảng, chính phủ ta đang quan tâm đến vấn đề này và một trong những cách khắc phục là tăng lương và trợ cấp cho ngành y tế để giảm thiểu những tiêu cực trong ngành.) I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: Hồ Nguyên Trường (1374 – 1446) hiệu là Nam Ông. 2. Tác phẩm: Trích trong tập truyện ký viết bằng chữ Hán “Nam ông mộng lục” viết trong thời gian tác giả sống lưu vong ở TQ. iI. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc, kể: 2. Chú thích SGK. 3. Bố cục. - Truyện được kể theo trình tự thời gian. - Bố cục: 3 đoạn. 4. Phân tích. a) Mở truyện: Giới thiệu về vị lương y. - Nêu tên, họ, huý, tôn xuý là “Ngài”. => Là con, cháu nên giới thiệu cụ tổ với giọng văn trang trọng, thành kính, ca ngợi dựa trên sự thật giản dị & thái độ khiêm tốn, đúng mực. - Ly: Phạm Bân: + Là Thái y lệnh. + Không tiếc tiền bạc chữa bệnh cứu giúp người nghèo thường ngày. + Khi gặp dịch bệnh, dựng nhà, chữa bệnh, cấp cứu hàng ngàn người. => Là người có tài trị bệnh, có đức thương người, không vụ lợi, được người đời trọng vọng. b) Diễn biến truyện: Tình huống đặc biệt >< Thái y lệnh: - Cùng lúc phải lựa chọn một trong 2 việc: + Chữa bệnh hiểm cho dân. + Chữa sốt cho quý nhân trong cung. - Trị bệnh cứu dân trước, vào cung sau. - Phạm tội chết: Kháng lệnh vua. “ Ông định cứu mạng người ta mà không tính cứu mạng mình chăng”? - “ Tôi có mắc tội, không biết làm thế nào.... Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát". => Tấm lòng thương người hơn cả thương thân; Trị bênh vì người chứ không vì mình; tài năng ứng đối có lý, có tình thể hiện người vừa có bản lĩnh vừa có trí tuệ. c) Kết truyện: - Người bệnh được cứu sống; Vua mừng rỡ gọi là "bậc lương y chân chính". - Trần Anh Vương (vua Trần Anh Tông) là một vị minh quân. - Con cháu họ Phạm thành đạt, vinh hiển -> Sự kế tục xứng đáng công đức của tổ tiên: gieo nhân nào gặt quả ấy. * ý nghĩa truyện: Người thầy thuốc chân chính là người có tài trị bệnh, có lòng nhân đức. 5. Tổng kết - Ghi nhớ: SGK. IiI. luyện tập : Bài tập 1: Học sinh thảo luận: => Mong mỏi của TAV, một người ở phương Đông lại cùng chung quan điểm với Hipôcơvát – một đại danh y phương Tây: Thầy thuốc giỏi về nghề nghiệp và có lòng nhân đức biết hđ vì trách nhiệm và lương tâm của một người chữa bệnh cứu đời, dám hy sinh quyền lợi bản thân để hành nghề thầy thuốc – nghề cao quý. Bài tập 2: “ Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”. => Mối quan hệ giữa tài năng chữa bệnh và tấm lòng nhân ái của người thầy thuốc. Nếu một người chỉ có tấm lòng, tận tuỵ với người bệnh thì chưa đủ để trở thành người thầy thuốc giỏi.Nhưng không thể trở thành người thầy thuốc giỏi nếu chỉ có tài năng mà thiếu nhân đức, nhân đức góp phần quan trọng tạo nên tài năng của một bậc lương y “Lương y như từ mẫu”. Bài tập 3: Viết đoạn văn nói lên cảm nghĩ của em về hình ảnh Thái y lệnh họ Phạm. IV. hướng dẫn về nhà : - Hoàn thành bài tập. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Tiết 66 Soạn ngày : Dạy ngày : Ôn tập tiếng việt A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Củng cố những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt học kỳ I lớp 6. - Củng cố kỹ năng vận dụng tích hợp với phần Văn – Tiếng Việt.. B/ Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ. * Bài mới: I. Ôn tập và luyện tập: Câu 1: Trình bày 5 sơ đồ hệ thống hoá về cấu tạo từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ. (Giáo viên chia công việc cho các nhóm chuẩn bị. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung). Câu 2: Luyện tập: Bài tập 1: Cho các từ: nhân dân, lấp lánh, vài. Phân loại: + Danh từ: - Sự vật: Nhân dân. - Đơn vị: Vài. + Tính từ: Lấp lánh + Từ đơn: Vài. + Từ ghép: Nhân dân. + Từ láy: Lấp lánh. Bài tập 2: Cho các cụm từ, phân loại? Cụm DT Cụm TT Cụm ĐT - Những bàn chân Đ Buồn nẫu ruột Đ Học cho giỏi Đ - Cười như nắc nẻ S (Cụm t2) Trận mưa rào S (Cụm DT) Xanh vô cùng S (Cụm t2) - Rộng mênh mông S (Cụm t2) Xanh vỏ đỏ lòng Đ ý nghĩ ấy (Cụm DT) Bài tập 3: Phát triển cụm từ thành câu: - Đánh nhanh, diệt gọn. Quân ta áp dụng chiến thuật đánh nhanh, diệt gọn. - Xanh biếc màu xanh. Hai bên bờ lúa, ngô cùng xanh biếc màu xanh. - Những dòng sông ngày ấy. Những dòng sông ngày ấy chứa đầy kỷ niệm. Ii. Viết chính tả: Đọc, chép: Ngày mùa quê em thật rộn ràng, nô nức và khẩn trương. Từ sáng tinh mơ, bà con đã nhà nào nhà nấy, cả vợ chồng con cái cùng tấp nập ra đồng. Trên cánh đồng lúa chín vàng suộm, tiếng liềm hái đưa xoèn xoẹt. Hàng hàng nón trắng của các bà, các chị lấp lánh, lấp loáng. Bên bờ mương, mấy chiếc máy tuốt chạy hết công suất. Thóc chảy rào rào, rơm bay phùn phụt. Những anh thanh niên điều khiển máy, mặt mũi đỏ văng, mồ hôi nhễ nhại, luôn tay bón lúa vào miệng máy. Mùi thơm của rơm, của lúa nồng nàn. Vụ này làng em lại được mùa to! Iii. Viết đoạn văn: Cho đề tài “Quê hương” Em viết đoạn văn có sử dụng loại từ, từ loại đã học. (Học sinh trao đổi nhóm, các nhóm trình bày đoạn của nhóm mình, nhận xét, sửa.) iv. hướng dẫn về nhà : - Ôn tập kiến thức.
Tài liệu đính kèm: