Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Đào Thị Ngọc - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Đào Thị Ngọc - Năm học 2006-2007

 A. Mục tiêu cần đạt:

 * Kiến thức:

 Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:

 - Hiểu được thế nào là từ mượn

 - Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lý trong nói, viết.

 * Kĩ năng:

 - Luyện kĩ năng sử dụng từ mượn trong nói viết.

 * Thái độ:

 B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng phụ.

 - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học.

 * Hoạt động 1: . Kiểm tra bài cũ:

 ? Từ là gì? Cấu tạo từ tiếng việt? Phân biệt từ ghép và từ láy?

 *Hoạt động 2 : Giới thiệu bài

 Trong Tiếng Việt, ngoài những từ thuần Việt do ông cha ta sáng tạo ra còn có những từ ngữ do ta vay nượn của nước ngoài ( Gọi là từ mượn ) để làm giàu vốn từ Tiếng Việt.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Từ mượn - Đào Thị Ngọc - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/9/2006 Tiết 6:
Ngày dạy: 12/9/2006 Từ Mượn
 A. Mục tiêu cần đạt:
 * Kiến thức:
	Học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
	- Hiểu được thế nào là từ mượn
	- Bước đầu biết sử dụng từ mượn 1 cách hợp lý trong nói, viết.
 * Kĩ năng:
 - Luyện kĩ năng sử dụng từ mượn trong nói viết.
 * Thái độ:
	B. Chuẩn bị:	
 - Giáo viên: Bảng phụ.
	- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
 C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học.
 * Hoạt động 1: . Kiểm tra bài cũ:
	? Từ là gì? Cấu tạo từ tiếng việt? Phân biệt từ ghép và từ láy?
	*Hoạt động 2 : Giới thiệu bài
 Trong Tiếng Việt, ngoài những từ thuần Việt do ông cha ta sáng tạo ra còn có những từ ngữ do ta vay nượn của nước ngoài ( Gọi là từ mượn ) để làm giàu vốn từ Tiếng Việt.
	* Hoạt động 3 : Bài mới.
Hoạt động của thầy
Họạt động của trò
 Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập.
? Dựa vào chú thích văn bản Thánh Gióng, em hãy giải thích các từ: Trượng, Tráng sĩ?
- Học sinh đọc bài tập.
- Học sinh giải thích từ.
I. Từ thuần Việt và từ mượn
1. Bài tập:
"Chú bé vùng dậy, vươn vai 1 cái bỗng biến thành 1 tráng sĩ mình cao hơn trượng"
- Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn
- Trượng: đơn vị đo độ dài 10 thước Trung quốc ( bằng 3,33 m)
? Việc sử dụng 2 từ trên đem lại sắc thái ý nghĩa gì cho câu văn?
 -HS suy nghĩ trả lời.
-> Tạo nên sắc thái trang trọng cổ xưa.
- Gợi lại người anh hùng Gióng có sức mạnh to lớn, phi thường.
? Các từ :"trượng, tráng sĩ" có nguồn gốc từ đâu?
-HS phát biểu ý kiến cá nhân.
- Có nguồn gốc từ Trung Quốc (từ Hán Việt): Mượn từ tiếng Trung Quốc cổ được đọc theo cách phát âm của người Việt.
? Vậy các từ còn lại trong câu văn trên có cần giải thích không? Vì sao?
- HS suy nghĩ độc lập trả lời.
- Những từ còn lại không cần giải thích vì đó là từ của dân tộc ta.
GV: Như vậy vốn từ ta thường sử dụng gồm có từ của dân tộc ta và 1 cố từ mượn của các nước khác (từ thuần Việt và từ mượn).
-HS nghe.
2. Ghi nhớ:
? Em hiểu thế nào là từ thuần Việt?
- Học sinh phát biểu.
a, Từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra.
? Từ mượn là gì?
GV: Từ Hán Việt - mượn từ tiếng Trung Quốc cỏ, được đọc theo cách phát âm của người Việt.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 SGK.
- HS trình bày ý kiến.
- HS đọc.
b, Từ mượn là từ mà Tiếng Việt của chúng ta chưa có từ thích hợp để biểu thị nên phải vay mượn nước ngoài.
? Trong các từ ở bài tập 2 những từ nào vay mượn riêng ở Trung Quốc, những từ nào vay mượn ở các nước khác? Nước nào?
? Qua thực tế vốn từ Tiếng Việt của ta vay mượn nhiều nhất là ở nước nào? Vì sao?
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Mượn tiếng Hán: Sứ giả, giang sơn.
- Tiếng Pháp: Xà phòng
- Tiếng Anh: Mít tinh, mti vi, in tơ nét.
- Tiếng Nga: Xô Viết.
- Từ vay mượn nhiều nhất là tiếng Hán vì:
+ Nét tương đồng văn hoá.
+ Địa lý gần gũi.
? Xác định từ Hán Việt trong 2 câu thơ sau:
" Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
- Học sinh làm nhanh bài tập.
? Nhìn vào bài tập (1) em thấy cách viết các từ mượn có gì khác nhau?
- Học sinh nhận xét. 
- Có những từ được viết như từ thuần Việt (từ Việt được Việt hoá cao).
- Có những từ khi viết nên dùng gạch ngang để nối các tiếng (từ mượn chưa được việt hoá hoàn toàn): Ra-đi-ô, In-tơ-nét.
? Học sinh nhắc lại các bộ phận từ mượn và cách viết?
- HS khái quát lại kiến thức.
* Ghi nhớ 2, 3 / SGK
GV: Mượn từ dựa trên nguyên tắc nào chúng ta chuyển sang phần II.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập.
-HS đọc bài tập .
II. Nguyên tắc mượn từ.
1. Bài tập
? Việc mượn 1 số từ nước ngoài có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
? Tuy nhiên: Khi mượn từ cần lưu ý gì?
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS trả lời.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Không nên lạm dụng, mượn từ 1 cách tuỳ tiện.
2. Ghi nhớ : SGK/ 25
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
? Bài tập (1) nêu yêu cầu gì?
? Đó là những từ mượn của nước nào?
- HS đọc bài tập.
-HS nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh trả lời.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1/ 26
Ghi lại các từ mượn:
a, Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ (Hán Việt).
b, Gia nhân. (Hán Việt)
c, Pốp, in - tơ - nét (Anh)
2, Bài tập 2/ 26
GV: Nêu yêu cầu bài tập 2.
Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện .
? ở phần b - 3 từ có điểm nào chung nhau?
? Tiếng yếu mang ý nghĩa như thế nào?
? Hãy xác định nghĩa của các tiếng còn lại?
GV: Khi sử dụng cần lưu ý vì trong thực tế một số người không hiểu đúng nghĩa của tiếng ''yếu'' trong các từ Hán Việt trên họ cho rằng yếu diểm là điểm yếu.
? Muốn hiểu nghĩa của từ Hán Việt ta cần làm gì?
- Học sinh trả lời.
- HS phát hiện.
- HS giải thích.
- HS xác định.
-HS nghe.
- HS trả lời.
- Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán việt:
a, Khán giả à Người xem
Giả : Người
Khán : Xem
+ Độc giả - người đọc
Giả : Người
Độc : Đọc
b, Đều có từ yếu.
- Yếu: Quan trọng.
- Điểm: điểm
Yếu điểm: Điểm quan trọng
- Lược: tóm tắt
- Yếu lược : Tóm tắt điều q/trọng
- Nhân: người
- Yếu nhân: Người quan trọng.
- Hiểu nghĩa của từng yếu tố Hán Việt.
- Yêu cầu của bài tập:
Kể 1 số từ mượn là đơn vị đo lường, bộ phận xe đạp, đồ vật
- Học sinh thực hiện. 
3. Bài tập 3/ 26
a. Đơn vị đo lường: mét, lít, km 
b. Bộ phận xe đạp: ghi đông, pê đan, gác-đơ-bu
c. Đồ vật: Ra-đi-ô, vi-ô-lông, pi-a-nô 
* Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà.
- Làm bài tập 4 SGK, bài 5 - 6 SBT/ 12.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6-Tu muon.doc