Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Tiếng Việt Từ mượn - Nguyễn Thành Nhân

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Tiếng Việt Từ mượn - Nguyễn Thành Nhân

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:

 - Hiểu được thế nào là từ mượn.

 - Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong nói và viết.

 II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn bài, bảng phụ.

- HS : Tìm hiểu trước bài.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :

1.Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 1.Từ là gì? Cho VD.

 2.Phân biệt từ đơn, từ phức?

 

doc 2 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 6: Tiếng Việt Từ mượn - Nguyễn Thành Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn :18/8/2008.
TỪ MƯỢN
Tiếng Việt 
Tiết : 6 Ngày dạy : 25/08/2008
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
 - Hiểu được thế nào là từ mượn.
 - Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong nói và viết.
 II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, bảng phụ.
- HS : Tìm hiểu trước bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	1.Từ là gì? Cho VD.
	2.Phân biệt từ đơn, từ phức?
3.Bài mới.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 :Tìm hiểu đề mục I.
-GV treo bảng phụ. Cho HS giải thích từ trượng, tráng sĩ.
-Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng [}
	(Thánh Gióng)
Theo em các từ được chú thích có nguồn gốc từ đâu?
Trong các từ dưới đây từ nào được mượn của tiếng hán? Những từ nào được mượn của ngôn ngữ khác?
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu đề mục II.
GV cho HS đọc VD SGK.
Cho biết mặt tích cực của việc mượn từ là gì?
Cho biết mặt tiêu cực của việc mượn từ?
- HS đọc VD trong SGK.
+Trượng: đơn vị đo độ dài bằng 10 thước TQ cổ (3,33m)
-> Hiểu rất cao.
+Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn.
-Từ Hán việt.
-Từ mượn T.Hán: sứ giả, giang sơn, gan.
-Mượn của ngôn ngữ khác: Aán Aâu, ra-đi-ô, in-tơ-nét.
-HS đọc VD SGK.
-Suy nghĩ cá nhân trả lời.
-Mượn từ là để làm giàu thêm TV.
-Việc mượn từ làm cho TV kém trong sáng, lạm dụng tiếng nước ngoài có khi còn viết sai, làm cho ngôn ngữ DT bị pha tạp, nếu mượn từ tùy tiện.
I.Từ thuần việt và từ mượn:
 -Ngoài từ thuần việt là những từ do nội dung ta sáng tạo ra chúng ta còn vai mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểmmà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị đó là các từ mượn. 
-Bộ phận từ mượn qtrọng nhất trong TV là từ mượn TH (gồm từ gốc Hán và từ HV). Bên cạnh đó TV còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, anh, nga.
-các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. ĐV những từ mượn chưa được việt hóa hoàn toàn nhất là những từ gồm trên 2 tiếng ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng nói với nhau.
 II. Nguyên tắc mượn từ:
 Mượn từ là một cách làm giàu TV, tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dt, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
4.Củng cố:	-Gv ghi bảng phụ một đv cho HS xác định từ mượn?
	-Nêu mặt tích cực và mặt tiêu cực của việc mượn từ?
+ Hoạt động 3: HD HS phần LT	HS làm BT	III.Luyện tập:
Bài tập 1:
 a/ Hán Việt: Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b/ Hán Việt: Gia nhân.
c/ Anh: Pốp, In – tơ – nét.
 Bài tập 2: Nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt.
a/ Khán giả:
+ Khán: xem; giả: người.
 - Độc giả: 
+ Độc: đọc; giả: người.
b/ Yếu điểm:
+ Yếu: quan trọng; điểm: điểm.
 Yếu lược: quan trọng, lược; tóm tắt. 
 Bài tập 3:
Kể 1 số từ mượn:
a/ Là đơn vị đo lường:Mét, lít, ki – lô – gam
b/ Là tên các bộ phận xe đạp:
Ghi đông, pê đan, lớp
c/ Là tên một số đồ vật: Ra – đi – ô, Vi – ô – lông, Sa – lông
5Dặn dò:	-Học bài –Làm BT 4,5 còn lại.
	-Chuẩn bị bài tt “Nghĩa của từ”.
Bài học giáo dục
-Hiểu được từ thuần việt và từ mượn.
-Mặt tích cực và mặt tiêu cực trong việc mượn từ.
-Không nên lạm dụng từ mượn một cách tùy tiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doca6-6-TUMUON.doc