Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể truyện đời thường - Đào Thị Bích Ngọc - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể truyện đời thường - Đào Thị Bích Ngọc - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự.

2.Kĩ năng:

- Nhận thức được đề văn kể truyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý, thực hành lập dàn bài.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị .

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG.

Giúp các em nắm được thế nào là tự sự - kể truyện đời thường, các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự kể truyện đời thường - Đào Thị Bích Ngọc - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :24/11 /2006 Tiết 48
Ngày dạy:25/11 /2006 Luyện tập xây dựng bài văn tự 
 sự kể truyện đời thường
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự.
2.Kĩ năng:
- Nhận thức được đề văn kể truyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý, thực hành lập dàn bài.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị .
- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động.
Giúp các em nắm được thế nào là tự sự - kể truyện đời thường, các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý...
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
? Em hiểu thế nào là kể truyện đời thường?
- GV nêu yêu cầu khi kể truyện đời thường.
- Yêu cầu: Người kể có quá trình hư cấu song không làm thay đổi chất liệu và diện mạo đời thường để biến thành truyện thường kỳ.
- Nhân vật và sự việc phải chân thực, không nên bịa đặt.
- Gọi học sinh đọc các đề văn trong SGK.
- Hãy xác định phạm vi, yêu cầu của từng đề.
- Thể loại: Tự sự.
- Gọi học sinh đọc - giáo viên ghi.
? Xác định yêu cầu của đề. Nội dung cần kể.
? Hãy nêu phương hướng giải quyết đề bài trên.
- Những điều cần tránh khi kể chuyện về ông hay bà.
? Trình tự kể? (Nêu bắt đầu? diễn biến ra sao).
- Giáo viên tham khảo dàn bài trong SGK.
? Dàn bài đã đủ bố cục 3 phần chưa?
- Bài nêu 2 ý lớn... đã đủ chưa.
? Nhắc đến người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không.
- Gọi học sinh đọc bài làm tham khảo.
? Bài có sát với đề không?
? Bài đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông .
? Những chi tiết này giúp gì cho người đọc hình dung ra 1 người già có tính tình riêng hay không?
? Từ bài văn có thể rút ra điểm gì lưu ý khi kể về 1 nhân vật trong kiểu bài kể truyện đời thường.
? Nhận xét cách mở bài, kết luận của bài văn?
- GV chép đề - học sinh đọc.
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- Kể về sự đổi mới ở quê em.
? Nêu các ý có trong từng phần?
-Trình bày
-Nghe
-Đọc
-Độc lập
-Làm độc lập
-Nhận xét
-Nhận xét
-Đọc
-Nhận xét
-Nhận xét
-Khái quát
-Nhận xét
-Phân tích đề
-Trình bày
- Kể truyện đời thuờng kể về những câu truyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại ấn tượng, cảm xúc nào đó.
I. Đề văn kể truyện đời thường.
- Thể loại: Tự sự.
- Nội dung: Kỷ niệm đáng nhớ, chuyện vui xã hội.... những việc xảy ra trong đời sống hàng ngày trong chính cuộc sống của mình.
- Mỗi em ra 1 đề bài - ghi ra nháp. Trình bày, giáo viên nhận xét ->Chuyện đời thường
II. Cách làm 1 đề văn kể truyện đời thường.
* Đề bài: Kể chuyện về ông (hay bà) của em.
1. Tìm hiểu đề.
- Kể chuyện đời thường người thật, việc thật.
- Kể những sự việc thể hiện được tính tình, phẩm chất của ông biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng.
2. Phương hướng làm bài.
- Không tùy tiện nhớ gì kể đấy, khiến bài văn rời rạc, tản mạn.
- Không ly kỳ hóa như truyện cổ tích.
- Kể những điều em quan sát, nghe thấy (những việc làm cụ thể nhưng phải được lựa chọn).
* Câu chuyện:
- Giới thiệu chung về ông.
- Một số việc làm, thái độ đối xử của ông với mọi người trong gia đình, với em.
- Các sự việc, chi tiết tập trung cho 1 chủ đề nào đó gây ấn tượng (yêu hoa, chăm sóc hoa, đánh cờ...).
* Dàn bài: SGK/120.
- Đủ bố cục 3 phần.
- Giúp ta phân biệt được người đó với người khác.
* Bài văn: SGK.
- 2 chi tiết: ý thích của ông, ông yêu các cháu.
- Kể nhân vật trong câu truyện đời thường: Kể 1 vài đặc điểm của nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính nết, ý thích riêng qua các chi tiết, việc làm, lời nói đáng nhớ của người đó.
- Mở bài: Giới thiệu cụ thể, ngắn gọn về người ông.
- Kết bài: Thể hiện suy nghĩ chân thành phù hợp với yêu cầu của đề.
III. Lập dàn bài.
* Đề bài: Kể về những đổi mới ở quê em.
1. Phân tích đề.
- Kể truyện đời thường: Sự việc xảy ra xung quanh mình trong cuộc sống của mình.
- Chọn lọc chi tiết, sự việc tiêu biểu, có ý nhưng đảm bảo tính chân thực.
2. Dàn ý.
a. Mở bài:
- Ai đi xa lâu ngày có dịp trở về hẳn sẽ ngỡ ngàng trước sự đổi mới nhanh chóng ở quê em TPĐBP.
b. Thân bài:
- TPĐBP cách đây 10 năm là 1 huyện lỵ còn đơn sơ, lặng lẽ.
- TPĐBP hôm nay đổi mới toàn diện, nhanh chóng.
+ Những con đường, những ngôi nhà mới.
+ Trường học, bệnh viện, các công trình lịch sử, văn hóa...
+ Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy
+ Nề nếp làm ăn sinh hoạt.
c. Kết bài.
- TPĐBP trong tương lai.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- Giáo viên khái quát lại bài.
- Yêu cầu về viết thành bài hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTap lam van 6 - Tiet 48.doc