Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh nắm vững:

 - Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội

 - Khái niệm văn bản:

 - Sỏu kiểu văn bản– 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người.

 - Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học

B. Chuẩn bị : Bảng phụ

C. Tổ chức các hoạt động dạy học :

* Giới thiệu bài: Giới thiệu chương trình và phương pháp học tập phần tập làm văn lớp 6 theo hướng kết hợp chặt chẽ với phần TV và phần VH, giảm lí thuyết, tăng thực hành, luyện tập, giải các bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 825Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 ; Tiết 4
Ngày soạn: 25 / 0 8 / 2012
Ngày dạy: 08 / 2012 
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
A. Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh nắm vững :
 - Mục đích của giao tiếp trong đời sống con người, trong xã hội
 - Khái niệm văn bản :
 - Sỏu kiểu văn bản – 6 phương thức biểu đạt cơ bản trong giao tiếp ngôn ngữ của con người.
 - Rèn kỹ năng nhận biết đúng các kiểu văn bản đã học
B. Chuẩn bị : Bảng phụ 
C. Tổ chức các hoạt động dạy học :
* Giới thiệu bài : Giới thiệu chương trình và phương pháp học tập phần tập làm văn lớp 6 theo hướng kết hợp chặt chẽ với phần TV và phần VH, giảm lí thuyết, tăng thực hành, luyện tập, giải các bài tập.
*Dạy và học bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hướng dẫn tìm hiểu Khái niệm văn bản
? Trong đời sống khi có một tư tưởng tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, em làm thế nào ?
? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào ?
? Em đọc câu ca dao :
 Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
? Câu ca dao trên sáng tác ra để làm gì ?
? Nó muốn nói lên vấn đề gì (chủ đề gì)
? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý) ?
? Theo em như vậy đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Câu cách đó đã có thể coi là một văn bản chưa
? Giáo viên hỏi : Vậy theo em văn bản là gì
? Lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không ? vì sao ?
? Bức thư em viết cho bạn bè, người thân có phải là 1 văn bản không?
? Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích, thiếp mời.... có phải là văn bản không ?
Giáo viên kết luận lại :
Những văn bản có các kiểu loại gì ? Được phân loại trên cơ sở nào à phần 2.
Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
? Căn cứ vào đâu để phân loại các kiểu văn bản
GV treo bảng phụ có kẻ các kiểu văn bản ứng với các phương thức biểu đạt ( như SGK ) cho HS quan sát.
I. Văn bản và mục đích giao tiếp
 1. Phân tích ví dụ :
- Em sẽ nói hay viết à có thể nói một tiếng, một câu, hay nhiều câu
VD : Tôi thích vui.
 Chao ôi, buồn !
- Phải nói có đầu có đuôi à có mạch lạc, lý lẽ à tạo lập văn bản
- Nêu ra một lời khuyên
- Chủ đề : giữ chí cho bền
- Câu 2  làm rõ thêm : giữ chí cho bền là không dao động khi người khác thay đổi chí hướng. Chí là : chí hướng, hoài bão, lý tưởng. Vần là yếu tố liên kết câu sau làm rõ ý cho câu trước.
à Câu ca dao là một văn bản
* Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất được liên kết mạch lạc nhằm đạt mục đích giao tiếp
- Là văn bản vì là chuỗi lời nói có chủ đề : nêu thành tích năm qua, nêu nhiệm vụ năm học mới, kêu gọi, cổ vũ giáo viên học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học à đây là văn bản nói.
à Văn bản viết, có thể thức, chủ đề
à Đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu, thông tin và có thể thức nhất định.
2. Bài học :
* Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. Nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, không thể thiếu. Không có giao tiếp thì con người không thể hiểu, trao đổi với nhau bất cứ điều gì. Ngôn từ là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện giao tiếp à đó là giao tiếp ngôn từ.
* Văn bản là chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất, được liên kết mạch lạc nhằm mục đích giao tiếp
- Văn bản có thể dài, ngắn, thậm chí chỉ một câu, nhiều câu... có thể viết ra hoặc được nói lên.
- Văn bản phải thể hiện ít nhất một ý (chủ đề nào đó).
- Các từ ngữ trong văn bản phải gắn kết với nhau chặt chẽ, mạch lạc
II. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
* Căn cứ phân loại
- Theo mục đích giao tiếp : (để làm gì)
* Các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt : Có 6 kiểu văn bản tương ứng với 6 phương thức biểu đạt, 6 mục đích giao tiếp khác nhau:
TT
Kiểu vb, phương 
thức bđ
Mục đích giao tiếp
Ví dụ
1
Tự sự
Trỡnh bày diễn biền sự việc.
Truyện Tấm Cỏm 
2
Miờu tả
Tỏi hiện trạng thỏi sự vật, con người.
Tả người, tả vật
3
Biểu cảm
Bày tỏ tỡnh cảm, cảm xỳc.
Cảm nghĩ về người, vật, 
4
Nghị luận
Nờu ý kiến đỏnh giỏ, bàn luận.
Cõu tục ngữ “Cú chớ thỡ nờn”.
5
Thuyết minh
Giới thiệu đặc điểm, tớnh chất, phương phỏp.
Cỏc tờ thuyết minh kốm theo đồ dựng: thuốc chữa bệnh, những đoạn thuyết minh trong SGK
6
Hành chớnh–cụng vụ
Trỡnh bày ý muốn, quyết định nào đú, thế hiện quyền hạn, trỏch nhiệm giữa người và người.
Đơn từ, thụng bỏo, giấy mời
Học sinh làm bài tập tình huống : ở sách giáo khoa
Học sinh nhắc lại nội dung cần đạt của tiết học ở phần ghi nhớ
HS đọc to ghi nhớ
5 đoạn văn, thơ trong sách giáo khoa thuộc các phương thức biểu đạt nào ? Vì sao?
Bài tập 2 : Truyền thuyết ‘Con Rồng cháu Tiên’ thuộc kiểu văn bản nào ?, vì sao
* Bài tập tình huống:
a) Văn bản : hành chính – công vụ : Đơn từ
b) Văn bản : thuyết minh, hoặc tường thuật kể chuyện
c) Văn bản miêu tả
d) Văn bản thuyết minh
e) Văn bản biểu cảm
g) Văn bản nghị luận
* Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập:
Bài tập 1 :
a) Tự sự : kể chuyện, vì có người, có việc, có diễn biến sự việc
b) Miêu tả vì tả cảnh thiên nhiên : Đêm trăng trên sông
c) Nghị luận vì thể hiện tình cảm, tự tin, tự hào của cô gái.
e) Thuyết minh vì giới thiệu hướng quay quả địa cầu.
Bài tập 2 :Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là:
Văn bản tự sự, kể việc, kể về người, lời nói hành động của họ theo 1 diễn biến nhất định.
* Hướng dẫn học bài – làm bài tập ở nhà
- Học thuộc bài
- Bài tập : Đoạn văn ‘bánh hình......... chứng dám’ thuộc kiểu văn bản gì ? Tại sao ?
- Soạn bài Thỏnh Giúng

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 4.doc