A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Qua bài học GV giúp HS:
- Nắm vững mục đích của giao tiếp trong đời sống con người trong xã hội.
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản,mục đích giao tiếp,phương thức biểu đạt.
- Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu văn bản.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Máy vi tính, máy chiếu đa năng.
- HS: Đọc trước bài.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Ổn định tổ chức ( 1)
II. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra sự chuẩn bị của hs)
III. Bài mới ( 39)
Tiết 4 Giao tiếp,văn bản và phương thức biểu đạt a. Mục tiêu bài học. Qua bài học GV giúp HS : - Nắm vững mục đích của giao tiếp trong đời sống con người trong xã hội. - Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản,mục đích giao tiếp,phương thức biểu đạt. - Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu văn bản. b. Chuẩn bị GV : Máy vi tính, máy chiếu đa năng. HS : Đọc trước bài. c. các hoạt động dạy – học I. ổn định tổ chức ( 1’) II. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra sự chuẩn bị của hs) III. Bài mới ( 39’) * GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS theo dõi VD trong SGK. ? Trong đời sống khi có 1 tư tưởng,tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho ai biết thì em làm như thế nào Gợi ý: Bằng phương tiện gì ? ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm 1 cách trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? HS trả lời. GV ghi VD c lên máy chiếu. ? Câu ca dao được sáng tác nhằm mục đích gì ? HS suy luận ->trả lời. ? Theo em, câu ca dao muốn nói lên vấn đề gì ( ý chính ) HS nêu ý hiểu . GV chuẩn xác. ? Hai câu ca dao có liên kết với nhau không ? Liên kết như thế nào ? - Về luật thơ và ý. ? Theo em, hai câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý chưa ? Có thể coi nó là một văn bản không ? HS trả lời. GV chuẩn xác. GV nêu 1 số VD -> củng cố khái niệm. ? Theo em, lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là một văn bản không ? Vì sao ? - Có, vì có chủ đề là khai giảng, có liên kết, bố cục chặt chẽ. ? Bức thư, bài thơ, lá đơn, thiếp mời có phải là văn bản không ? Vì sao ? HS thảo luận nhóm -> trả lời. GV chuẩn xác : Có, vì có mục đích, đủ thông tin. ? Qua tìm hiểu mục a em hiểu giao tiếp là gì ? HS trả lời. GV: Giao tiếp có vai trò quan trọng, không có giao tiếp -> Con người không thể hiểu nhau -> xã hội không tồn tại. ? Qua việc phân tích VD b, c em hiểu văn bản là gì ? HS trả lời. GV chuẩn xác ? Qua mục a, em thấy cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nào ? HS trả lời. GV tổng kết-> nêu ý chuyển tiếp. GV chuẩn bị sẵn 5 đoạn văn bản. ? Hãy kể tên một văn bản em đã được học ? HS kể tên. ? Văn bản Con Rồng cháu Tiên có mục đích giao tiếp là gì ? ? Vậy nó thuộc kiểu văn bản nào ? GV đọc một đoạn văn miêu tảđêm trăng ? Đoạn văn giúp em hiểu điều gì ? Nêu bật cái gì ? GV yêu cầu HS trình bày một đoạn văn bày tỏ tình cảm của mình với môn văn. ? Đoạn văn em vừa trình bày thuộc kiểu văn bản nào ? HS xác định . GV đọc câu thành ngữ : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ . ? Mục đích của câu thành ngữ là gì ? ? Vậy nó thuộc kiểu văn bản nào ? HS xác định .GV chuẩn xác. GV đọc lời giới thiệu 2 đội bóng. ? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu trên HS nêu nhận xét. GV gọi HS đọc đơn xin vào học lớp 6 ? Theo em, lá đơn thể hiện điều gì ? HS trả lời. GV chốt kiểu văn bản. ? Qua phần phân tích em thấy có mấy kiểu văn bản thường gặp ? HS nêu. GV tổng kết. HS nêu yêu cầu bài tập 1. ? Đoạn văn a thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ? ? Đoạn văn b thuộc phương thức biểu đạt nào ? ? Đoạn c thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ? HS lần lượt xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn. GV chuẩn xác. HS nêu yêu cầu bài tập 2. ? Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao ? HS thảo luận => trả lời. GV chuẩn xác. GV yêu cầu HS tìm VD tương ứng với 6 kiểu văn bản. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 1. Văn bản và mục đích giao tiếp (10’) *. Ví dụ ( SGK) *. Nhận xét a. Để mọi người biết -> phải giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. b. Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm đầy đủ trọn vẹn -> Phải tạo lập văn bản ( nói hoặc viết) hoàn chỉnh. c. Mục đích giao tiếp : Lời khuyên, lời tâm tình, nhắn gửi tới một người bạn. - Chủ đề : Giữ chí cho bền ( không dao động khi người khác thay đổi chí hướng ) - Liên kết : chặt chẽ, cùng hướng tới một nội dung, hợp vần ( bền – nền). - Biểu đạt trọn vẹn một ý =>Là một văn bản. *. Ghi nhớ - Giao tiếp : Là hoạt động truyền đạt,tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. - Văn bản : Là chuỗi lời nói ( nói hoặc viết) có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, có phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ( 19’) *. Ví dụ ( SGK) *. Nhận xét Ví dụ Mục đích giao tiếp Kiểu văn bản,phương thức biểu đạt 1. Con Rồng cháu Tiên Kể diễn biến sự việc => Tự sự 2. Tả đêm trăng Trạng thái,vẻ đẹp của sự vật => Biểu cảm 3. Bày tảo lòng yêu thích môn văn Bày tỏ tình cảm,cảm xúc => Biểu cảm 4. Tay làm miệng trễ Nêu ý kiến đánh giá,bàn luận => Nghị luận 5.Giới thiệu quá trình thành lập 2 đội bóng Giới thiệu đặc điểm,tính chất,phương pháp => Thuyết minh 6.Đơn xin vào học lớp 6 Trình bày ý muốn hoặc quyết định nào đó => Hành chính – công vụ *. Ghi nhớ: Có 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. II.Luyện tập ( 10’) Bài tập 1 a. Tự sự vì có việc, có người, có diễn biến các sự việc. b. Miêu tả : tả cảnh thiên nhiên đêm trăng bên sông. c. Nghị luận : bàn luận ý kiến về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh. d. Biểu cảm : tình cảm tự tin, tự hào của cô gái. đ. Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu. Bài tập 2 - Văn bản tự sự: Kể lại diễn biến, các sự việc liên quan đến nguồn gốc cao quí của dân tộc. IV. Củng cố ( 3’) 1. Thế nào là giao tiếp ? văn bản? 2. Có mấy kiểu văn bản thường gặp ? Nêu mục đích giao tiếp của các kiểu văn bản ? GV đưa câu hỏi trắc nghiệm lên máy chiếu: 3. Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản ? Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh. A. Có hình thức câu chữ rõ ràng; B. Có nội dung thông báo đầy đủ; C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh; D. Được in trong sách. 4. Câu ca dao trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự; C. Biểu cảm; B. Miêu tả; D. Hành chính công vụ. V. Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Nhắc nhở HS học kĩ bài ở nhà. - Hoàn thành bài tập trong SGK. - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn tự sự -----------------------------------*******************-------------------------------------
Tài liệu đính kèm: