Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 30+31 - Đào Thị Bích Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 30+31 - Đào Thị Bích Ngọc

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích :"Cây bút thần" và 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

 - Kể lại được truyện.

 2.Kĩ năng:

 -Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể được chuyện cổ tích.

 B. Chuẩn bị:

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tổ chức các hoạt động.

 *Hoạt động 1: Kiểm tra:

 ? Đặc điểm của truyện cổ tích? Nêu ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh"

 ? Kể 1 sự việc ( 1 lần) thử thách với em bé thông minh

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh điểm giống nhau thì chúng ta có điểm khác biệt. Tuy có những điểm khác nhưng truyện cổ tích vẫn có những nét tương đồng nhất định, đó là đ t thể loại. Truyện "Cây bút thần" là truyện cổ tích Trung Quốc - 1 nước láng giềng có quan hệ giao lưu và nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội về mục đích tài năng nghệ thuật đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. Để hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 30+31 - Đào Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2006
Ngày dạy :24,26/10/2006
Bài 8 : Cây bút thần
 (Cổ tích Trung Quốc )
 Tiết 30, 31: Đọc - Hiểu văn bản 
	A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích :"Cây bút thần" và 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
	- Kể lại được truyện.
	2.Kĩ năng:
	-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, kể được chuyện cổ tích.
	B. Chuẩn bị:
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức các hoạt động.
	*Hoạt động 1: Kiểm tra: 
	? Đặc điểm của truyện cổ tích? Nêu ý nghĩa của truyện "Em bé thông minh"
	? Kể 1 sự việc ( 1 lần) thử thách với em bé thông minh
	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
	Dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh điểm giống nhau thì chúng ta có điểm khác biệt. Tuy có những điểm khác nhưng truyện cổ tích vẫn có những nét tương đồng nhất định, đó là đ t thể loại. Truyện "Cây bút thần" là truyện cổ tích Trung Quốc - 1 nước láng giềng có quan hệ giao lưu và nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội về mục đích tài năng nghệ thuật đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. Để hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động H/S
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu: 
+ Đọc to, rõ ràng
Chú ý phân biệt giọng của các nhân vật.
+ Kể: Ngắn gọn đầy đủ chi tiết, bám vào những sự việc chính
- GV : Đọc mẫu
- Giáo viên nhận xét
- Giải thích các chú thích (SGK)
- 3 học sinh đọc bài
- Học sinh kể truyện theo yêu cầu.
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản
1. Đọc và kể:
2. Chú thích
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản:
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Cụ thể mỗi phần?
- Học sinh trả lời độc lập
- 5 phần
(1): Từ đầu đến "lấy làm lạ": Mã Lương học vẽ và có cây bút thần.
(2) Tiếp đến "vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ
(3) Tiếp đến "phóng như bay": Mã lương dùng bút thần chống lại địa chủ.
(4) Tiếp "lớp sóng hung dữ": Mã Lương chống lại tên vua.
(5) Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương.
II. Đọc- Hiểu văn bản
? Truyện xoay quanh nhân vật nào?
- HS phát biểu ý kiến
1 Nhân vật Mã Lương:
- Học sinh theo dõi đoạn truyện từ đầu đến "lấy làm lạ"
? Đoạn truyện giới thiệu sự việc gì?
? Mã Lương được giới thiệu như thế nào?
- Học sinh phát hiện chi tiết
a. Mã Lương học vẽ và có cây bút thần:
- Thông minh
- Thích học vẽ từ nhỏ
- Mồ côi cha mẹ sớm
- Cuộc sống khổ cực
? Qua cá chi tiết trên, em có suy nghĩ gì về nhân vật Mã Lương
- HS nêu cảm nhận, suy nghĩ
=> Mã Lương thông minh, cần cù có năng khiếu hội họa
GV: Suốt tuổi thơ ham học vẽ, Mã Lương chỉ ao ước có 1 cây bút vẽ nhưng nhà nghèo đến nỗi không có tiền mua bút, sau bao nhiêu nỗ lực cần cù, em đã được toại nguyện.
? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào?
- HS phát hiện chi tiết
- Trong mơ em được bút thần tặng cho cây bút bằng vàng sáng lấp lánh
? Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần cho Mã Lương có ý nghĩa gì?
- Học sinh trình bày suy nghĩ
à Là kết quả của việc khổ học thành tài của Mã Lương.
- Là phần thưởng xứng đáng giành cho chú bé thông minh, cần cù, nghị lực.
GV: Từ khi có bút thần trong tay, tài năng của em càng được bộc lộ rõ, em vẽ chim, vẽ cá ...
? Theo em điều kiện nào khiến Mã Lương vẽ giỏi?
- HS thảo luận nhóm
- Có khả năng hội hoạ
- Cần cù chịu khó
- Được thần giúp đỡ
? Những lí do trên có quan hệ với nhau như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời độc lập
à Chúng có quan hệ chặt chẽ, chỉ có Mã Lương mới nhận được cây bút thần và thần cũng chỉ ban thưởng cho Mã Lương cây bút chứ không phải là 1 nhân vật khác bởi Mã Lương có tài, chịu khó.
GV: yếu tố siêu nhiên thần kỳ chỉ giúp cho tài năng của nhân vật phát triển rực rỡ và toả sáng. Nếu không có 2 yếu tố về con người (tài năng và khổ luyện) thì Mã Lương không thể trở thành nghệ sỹ dân gian nổi tiếng được và thần cũng không thể hiện bên trong giấc mơ để trao bút cho em. Ta hiểu vì sao cho tới lúc Mã Lương đã khổ luyện thành tài thì thần mới ban cho em phần thưởng xứng đáng ấy.
Học sinh nghe
Tiết 31:
GV: 
? Cây bút thần có công dụng như thế nào --> phần b
- HS đọc đoạn II, III, IV
b. Công dụng của bút thần:
? Cây bút thần đã giúp Mã Lương những gì?
( Làm được những gì?)
HS phát hiện trả lời
* Cây bút giúp những người lao động nghèo khổ?
( Vẽ cày, cuốc, thùng ...)
? Giúp như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những đồ vật Mã Lương giúp cho mọi người?
? Tại sao Mã Lương không vẽ của cải vật chất cho mọi người mà chỉ vẽ công cụ lao động?
HS nhận xét
- HS suy nghĩ hoạt động độc lập
à Là những vật, những công cụ hữu ích cần thiết cho mọi người.
- Không vẽ của cải, vật chất có sẵn để hưởng thụ.
- Của cải vật chất phải do lao động mà có, do chính con người làm ra (sử dụng đúng mục đích)
Mã Lương không tham lam, Mã Lương không muốn đem đến cho con người sự ăn sẵn, ỷ lại, trái lại phải làm cho con người biết chủ động, sáng tạo trong lao động để tự mình đem lại thành quả cho mình.
Học sinh lắng nghe
GV: Từ người nghèo khổ thành hoạ sỹ của nhân dân, Mã Lương đã hiểu rõ phẩm chất của người lao động "tay làm hàm nhai" với cái triết lý dân gian "có làm thì mới có ăn" ... nên em đã vẽ như thế, em đã sử dụng cây bút thần theo đúng mục đích của nghệ thuật chân chính.
Việc mã Lương có bút thần ai cũng biết,rồi sau đó lọt tới tai tên địa chủ...
Học sinh nghe
? Tên địa chủ biết Mã Lương có bút thần hắn đã làm gì? "Địa chủ" là gì?
Học sinh phát hiện chi tiết
* Bút thần với những kẻ tham lam độc ác?
- Sai người bắt Mã Lương về.
? Tên địa chủ bắt Mã Lương về nhằm mục đích gì?
HS hoạt động độc lập
- Bắt vẽ theo yêu cầu của hắn
? Trước yêu cầu của tên địa chủ, Mã Lương đã làm như thế nào?
- HS suy nghĩ, phát biểu
à Có bản lĩnh, biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, phản ứng kiên quyết
HS đọc đoạn SGK (hôm sau ... tung như bay
? Chứng kiến cảnh Mã Lương được sưởi ấm, ăn bánh nướng tên địa chủ có thái độ gì?
- Kinh ngạc à tức giận, sai đầy tớ giết Mã Lương, cướp bút thần.
? Mã Lương đã dùng bút thần chống lại tên địa chủ như thế nào?
- HS độc lập trả lời
- Vẽ thang để vượt qua tường
- Vẽ ngựa để chạy trốn
- Vẽ cung tên ...
? Cây bút thần trong tay Mã Lương đã thực hiện công lí ở chỗ nào?
- HS suy nghĩ phát biểu
- Giúp đỡ người tốt, trừng trị kẻ ác à công lí
GV: Ngựa phi ròng rã...
Mã Lương đã vẽ tranh để kiếm sống?
? Những bức tranh Mã Lương vẽ có điều gì đáng chú ý.
- HS phát hiện chi tiết
- Đề dở dang, không đầy đủ ...
? Tại sao em lại vẽ như vậy
- Vì sợ bị lộ
GV: Sau lần sơ ý Mã Lương đã để lộ tài năng của mìnhàMã Lương lại phải chống chọi với cái ác, cái xấu
? Đại diện cho cái ác lần này là ai?
HS phát biểu
- Cây bút thần chống lại tên vua độc ác.
? Khi biết chuyện về cây bút thần nhà vua đã làm gì?
HS suy nghĩ phát hiện
- Phái triều thần đến đón Mã Lương về kinh đô, dụ dỗ, doạ nạt ...
? Thái độ của Mã Lương ra sao? Và em đã hành động như thế nào?
HS làm việc độc lập, trả lời
- Em không muốn đi theo nhà vua, vua độc ác
- Khi buộc phải vẽ thì vẽ ngược lại ý vua
- Khi vua dụ dỗ à dùng "gậy ông lại đập lưng ông"
? Qua những việc làm của Mã Lương với tên địa chủ, với vua em thấy thái độ của Mã Lương đối với cái ác như thế nào?
Học sinh thảo luận nhóm 2 người
- Thái độ căm ghét, chống đối
- Chống lại đến cùng, không đem tài năng phục vụ tham vọng, ích kỷ của giai cấp thống trị.
GV: với tầng lớp địa chủ độc ác bút thần như 1 vũ khí lợi hại, giúp Mã Lương chống lại chúng ... thực hiện ước mơ công lí giải phóng người lao động xưa
GV:
? Qua những lần Mã Lương đã vẽ, em đánh giá gì về công dụng của cây bút thần
HS suy nghĩ trả lời
- Mã Lương biết dùng bút thần để thực hiện ước mơ của mình.
- Ngòi bút của Mã Lương chỉ dùng vào việc thiện.
- Ngòi bút không đem lại của cải vật chất nhắm hưởng thu mà chỉ giúp nhân dân có công cụ làm ăn...
- Ngòi bút kiên trì, bền bỉ trong các cuộc đấu tranh.
GV: Trong tuyện có nhiều chi tiết lí thú song có lẽ thú vị hơn cả là bút thần.
? Theo em bút thần có ý nghĩa gì?
HS đọc đoạn cuối
HS thảo luận nhóm
* ý nghĩa của bút thần:
- Bút thần là phần thưởng
Hoạt động 3 : Dặn dò:
- Luyện nói theo đề bài SGK
- Lập dàn ý cho đề bài (SGK): Kể về gia đình mình

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30,31-Cay but than.doc