Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Đặc điểm chung của thực vật có phải tất cả thực vật đều có hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Đặc điểm chung của thực vật có phải tất cả thực vật đều có hoa

I – MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Học sinh nhận biết được đặc điểm chung của thực vật.

Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.

Học sinh biết quan sát so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa. quả).

Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.

2. Kỹ nẳng

Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ nămg hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

3. Thái độ

Giáo dục lòng yêu tự nhiên bảo vệ và chăm sóc thực vật.

II - Đồ dùng dạy học

GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước.

Tranh vẽ phóng to, hình 4.1, 4.2 SGK; Mẫu cây có quả, hạt.

HS: Sưu tầm các loài thực vật, cây rau bợ, ôn lại kiến thức về quang hợp.

III – PHƯƠNG PHÁP

Sử dụng đồ dùng trực quan, Trao đổi đàm thoại.

 

doc 6 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 3: Đặc điểm chung của thực vật có phải tất cả thực vật đều có hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/09/2009
Ngày giảng: 06/09/2009
Tiết: 3 Đặc điểm chung của thực vật
Có phải tất cả thực vật đều có hoa
I – Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh nhận biết được đặc điểm chung của thực vật.
Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
Học sinh biết quan sát so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa. quả).
Phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
2. Kỹ nẳng
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Kỹ nămg hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu tự nhiên bảo vệ và chăm sóc thực vật.
II - Đồ dùng dạy học
GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước..
Tranh vẽ phóng to, hình 4.1, 4.2 SGK; Mẫu cây có quả, hạt.
HS: Sưu tầm các loài thực vật, cây rau bợ, ôn lại kiến thức về quang hợp.
III – Phương pháp
Sử dụng đồ dùng trực quan, Trao đổi đàm thoại.
III – Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức:
Lớp 6A:..............vắng:....., Lý do:..............................................................................
Lớp 6B:..............vắng:....., Lý do:...............................................................................
2. Khởi động/Mở bài (3 phút)
Có phải thực vật nào cũng có hoa ? Đặc điểm chung của chúng là gì ?.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1. ( 10 phút ) Sự đa dạng phong phú của thực vật
 Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng phong phú của thực vật
 * Hoạt động cá nhân
GV: Các em quan sát tranh H3.1, H 3.2, H3.3, H 3.4 sách giáo khoa/ 10.
HS: Quan sát hình 3.1 	3.4.
 * Hoạt động nhóm: ( 4 người)
- Thảo luận câu hỏi ở SGK trang 11
- GV quan sát các nhóm 9gợi ý cho nhóm yếu).
- HS phân công trong nhóm
+ 1 bạn đọc câu hỏi cho cả nhóm cùng nghe.
+ 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm.
- Thảo luận đưa ra ý kiến của nhóm.
GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
HS lắng nghe phần trình bầy của bạn và bổ sung.
- Các em rút ra kết luận về thực vật.
 Hoạt động 2. (7 phút) Đặc điểm chung của thực vật
Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm chung của thực vật.
- Các em làm bài tập mục tr. 11 SGK
- HS kẻ bảng vào vở và hoàn thành các nội dung.
- GV kẻ bảng này lên bảng chữa nhanh
- ? Thực vật có những đặc điểm chung gì 
- 1 em đọc to kết luận chung sách giáo khoa.
 Hoạt động 3. ( 10 phút ) Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Mục tiêu: Nhận biết được các cơ quan của cây xanh có hoa.
Phân biệt được cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa.
Đồ dùng: Tranh vẽ H 4.1, H4.2 SGK.
Tiến hành: 
 * Hoạt động (cá nhân) Tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
- HS quan sát hình 4.1 (SGK tr.13) đối chiếu với bảng 1 SGK tr. 13 ghi nhớ kiến thức.
? Cây Cải có những loại cơ quan nào chức năng của từng loại cơ quan đó.
- Rễ, thân, lá là cơ quan gì ?.
- Hoa, quả, hạt là cơ quan gì ?.
- Chức năng của từng cơ quan ?.
GV chốt: 
 * Hoạt động ( theo nhóm ) phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
- GV quan sat các nhóm hoạt động, giúp đỡ nhóm yếu.
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Rút ra kết luận gì về thực vật ?
 Hoạt động 4 (5 phút) Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
Mục tiêu: Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm.
Đồ dùng: Mẫu cây 1 năm và cây lâu năm.
Tiến hành: 
Học sinh quan sát mẫu, kể tên cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm và cây có vòng đời lâu năm.
- Một em đọc thông tinh chung và kết luận trong sách giáo khoa tr. 15.
 Hoạt động 5. (10 phút) Củng cố hướng dẫn về nhà.
 * Củng cố: - Dùng câu hỏi 1,2 tr. 12; 1,2,3 tr. 15 SGK
 - GV yêu cầu học sinh làm bài tập tr. 12 SGK.
 Dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tập tr. 15 SGK.
 - Chuẩn bị một số rêu tường.
 1. Sự đa dạng phong phú của thực vật
Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
2. Đặc điểm chung của thực vậ
Nhận xét: Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.
Kết luận: Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển
3. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Nhận xét: Cây cải có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
Kết luận: Thực vật có 2 loại: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
4. Cây 1 năm và cây lâu năm.
Cây 1 năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời.
Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong vong đời.
Ngày soan: 06/9/2009
Ngày giảng: 08/9/2009
Chương I Tế bào thực vật
Tiết 4 kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
I – Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Biết cách sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiểm vi.
2. Kỹ năng.
Rèn kỹ năng thực hành.
3. Thái độ
Có ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp và kính hiển vi.
II - Đồ dùng dạy học
GV: 	Kính lúp cầm tay
Kính hiển vi
Mẫu: một vài rễ nhỏ.
HS: 1 đám rêu.
III – Phương pháp
Đàm thoại, quan sát đồ dùng trực quan.
IV – Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức
Lớp 6A:............, vắng:..........., lý do vắng:...........................................................................
Lớp 6A:............, vắng:..........., lý do vắng:...........................................................................
2. Khởi động mở bài (7 phút).
Kể tên một số cây có hoa và cay không có hoa ma em biết.
Thế nào là cây 1 năm, cây lâu năm ?
Có thể có những vật rất nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được nhưng ta lại có thể nhìn thấy rõ ràng khi dùng một dụng cụ hỗ trợ không ?. Cách sử dụng dụng cụ đó như thế nào ?.
3. Các hoạt động dậy học
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
 Hoạt động 1. (15 phút) Kính lúp và cách sử dụng.
 Mục tiêu: Biết sử dụng kính lúp cầm tay
 Tiến hành: 
+ Vấn đề 1: Tìm hiểu cấu tạo kính lúp
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK tr.17 cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào ?
HS: Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo.
+ Vấn đề 2: Cách sử dụng kính lúp cầm tay.
- HS đọc nội dung hướng dẫn SGK tr. 17 + quan sát (H5.2 SGK tr.17).
- HS cầm kính lúp đối chiếu các bộ phận như đã ghi ở trên.
- Trình bày lại cách sử dụng kính lúp cho cả lóp cùng nghe.
+ Vấn đề 3: Tập quan sát mẫu bằng kính lúp.
- Học sinh quan sát mẫu bằng kính lúp.
- GV quan sát kiểm tra, hướng dẫn.
 Hoạt động 2. (20 phút) Kính hiểm vi và cách sử dụng.
 Mục tiêu: Nhận biết được cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi.
 Tiến hành: 
+ Vấn đê 1: Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi.
* Hoạt động nhóm lớn (3 nhóm theo dãy bàn).
- HS: đặt kính trước bàn cử 1 người đọc SGK tr. 18 phần cấu tạo kính.
- Cả nhóm nghe và xác định cấu tạo của kính
GV: Gọi đại diện nhóm trình bầy.
- Các nhóm còn lại nghe bổ sung.
- ? Bộ phận nào của kính là quan trọng nhất vì sao. (thấu kính vì có ống kính có thể phóng to được các vật).
+ Vấn đề 2: Cách sử dụng kính hiển vi.
- HS đọc thông tin SGK tr. 19 cách sử dụng kính
- GV làm thao tác mẫu.
- Đại diện học sinh các nhóm tập quan sát.
 Hoạt động 3. Kiểm tra đánh giá.
- Hai học sinh trình bầylại cấu tạo kính lúp kính hiển vi.
- Nhậm xét cho điểm nhóm nào học tốt giờ học.
 Hoạt động 4. Dặn dò
- Đọc mục có thể em chưa biết
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị mỗi nhóm 1 củ hành tây.
1. Kính lúp và cách sử dụng
Kết luận: Kính lúp gồm 2 bộ phận:
Tay cầm bằng kim loại, tấm kính trong lồi 2 mặt.
2. Kính hiển vi và cách sử dụng.
Kết luận: Kính hiển vi có 3 phần chính.
 - Chân kính.
 - Thân kính.
 - Bàn kính.
Kết luận chung: SGK tr.19

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc tiet 1.doc