A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs nhận ra các lỗi thường mắc phải khi dùng từ: lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm, cách tránh những lỗi ấy khi dùng từ.
- Rèn: kỹ năng dùng từ đúng văn cảnh, kỹ năng chữa lỗi dùng từ.
* Trọng tâm:
- Chữa lỗi thường mức khi dùng từ.
* Tích hợp:
- Các văn bản đã học.
- Giải nghĩa từ, từ mượn.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị những lỗi HS thường mắc phải.
2/ HS: Học bài, làm BT.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
ý nghĩa của truyện Thạch Sanh?
Đáp án:
- Thể hiện khát vọng hoà bình, khát vọng thực hiện công lý của người xưa.
- Khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
Tiết 23 : Chữa lỗi dùng từ A. Mục tiêu cần đạt: - Giúp hs nhận ra các lỗi thường mắc phải khi dùng từ: lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm, cách tránh những lỗi ấy khi dùng từ. - Rèn: kỹ năng dùng từ đúng văn cảnh, kỹ năng chữa lỗi dùng từ. * Trọng tâm: - Chữa lỗi thường mức khi dùng từ. * Tích hợp: - Các văn bản đã học. - Giải nghĩa từ, từ mượn. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị những lỗi HS thường mắc phải. 2/ HS: Học bài, làm BT. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1/ ổn định: 1' 2/ Kiểm tra bài cũ: 5' ý nghĩa của truyện Thạch Sanh? Đáp án: - Thể hiện khát vọng hoà bình, khát vọng thực hiện công lý của người xưa. - Khẳng định niềm tin vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác. 3/ Bài mới: Phương pháp - GV đưa VD: -> HS quan sát VD. + Hai VD trên giống nhau ở điểm nào? (cùng diễn đạt 1 ý) + Em có nhận xét gì vè cách diễn đạt của VD1? (rườm rà, lủng củng). - Theo em sự rườm rà lủng củng ấy là do đâu? (lặp lại các từ truyện dân gian). + Cách diễn đạt của VD 2 có gì khác so với cách diễn đạt ở VD1? à nhận xét ? (về ý nghĩa, tác dụng) - Qua VD này, em nhận thấy khi diễn đạt chúng ta thường mắc lỗi nào? (Ngoài cách đã dùng, hãy dùng cách khác?) VD: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó. GV hướng dẫn HS quan sát VD (a) SGK. - Hãy chỉ ra hiện tượng lặp từ trong câu văn? (lặp từ "tre", "giữ", "ah" - Cho biết, khi đọc đoạn văn với sự lặp từ như vậy, em có thấy lủng củng, khó nghe không? (không) - Vậy từ lặp ở đây có tác dụng ? (tạo sự hài hoà có nhịp điệu cho câu văn) có phải lỗi lặp từ không? VD: Mọi người rất thích cách làm bài của em và của bạn Lan. Cho biết trong câu văn lặp lại từ? (của) có thể bỏ bớt 1 từ không? (không vì người đọc sẽ nhầm tưởng là 2 người có cách làm bài chung). - HS quan sát ví dụ: - Quan sát văn cảnh và giải nghĩa các từ: Thăng quan, nhấp nháy? (giải nghĩa bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị) (Có thể thay thế từ "thăng quan" và từ "nhấp nháy" bằng các từ nào?) - Với nghĩa của từ thăng quan và nhấp nháy như thế thì việc dùng 2 từ đó trong 2 văn cảnh này có đúng không? - Trong văn cảnh VD 1 mục đích của việc đến bảo tàng để làm gì (xem, mở rộng hiểu biết) à Vậy có thể dùng từ nào? - ở VD 2, cử động của ria mép phải dùng từ nào mới đúng? - So sánh từ dùng sai với từ được thay thế? (có âm đọc gần giống nhau). - Vậy theo em, lỗi lẫn lộn các từ gần âm là do đâu? - Có những cách nào để sửa và tránh lỗi này? VD: Khuyến mãi: Khuyến khích người mua. Khuyến mại: Khuyến khích người bán. (Chú ý: 1 số từ địa phương có âm đọc như tiếng gốc quốc ngữ, nhưng nghĩa khác. VD: nón, chén.) - Yêu cầu của bài tập 1? (Lược bỏ những từ ngữ trùng lặp à lặp lỗi từ) GV chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm sửa 1 câu, lên bảng trình bày. - Y/c của BT2? (Tìm nguyên nhân gây lỗi dùng từ, hay sửa lại bằng cách thay thế bằng từ khác?) (GV chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm sửa 1 ví dụ à Trình bày, nhận xét. Gợi ý: Muốn tìm nguyên nhân gây lỗi, dùng từ phải làm như thế nào? (giải nghĩa từ, so với văn cảnh) - Cho sửa câu văn sau, em hãy điền từ "tinh tuý", hoặc từ tinh tú, cho đúng với văn cảnh? (Có thể chọn: bạch đàn, bặch đằng). Nội dung I. Chữa lỗi dùng từ: 20' 1/ Chữa lỗi lặp từ: a) VD1: Truyện dân gian thường có chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. VD2: Truyện dân gian thường có những chi tiết kỳ ảo nên em rất thích đọc. à VD1: Rườm rà, lủng củng à "truyện dân gian" lặp. à VD2: Bỏ đi 1 cụm từ "truyện dân gian" vẫn truyền đạt đầy đủ nội dung, người nghe vẫn hiểu, lời văn ngắn gọn đúng ngữ pháp. b) Kết luận: - Lỗi lặp từ: Do người viết, người nói dùng nhiều lần 1 từ trong 1 câu hoặc trong các câu kề nhau, tạo sự rườm rà, lủng củng. - Cách sửa lỗi: Bỏ từ ngữ bị lặp, thay thế bằng từ cùng nghĩa. VD: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo. à Con mèo nhà em rất đẹp nên em rât thích. à Con mèo nhà em rất đẹp nên em rât thích nó. * Lưu ý: Cần phân biệt lỗi lặp từ với việc việc lặp từ có dụng ý nghệ thuật, hoặc để diễn đạt chính xác 1 ý nào đó. 2/ Lẫn lộn các từ gần âm: a) VD1: ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh. VD2: Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc. à VD1: Thăm quan: thăm: hỏi han, thể hiện sự quan tâm; quan: nhìn àThăm quan là từ không có nghĩa à thay bằng thăm quan. ( Xem tận mặt để mở rộng hiểu biết, học tập kinh nghiệm) - VD2: Nhấp nháy: ánh sáng loé lên, tắt đi liên tục hoặc mắt. à mấp máy (cử động khẽ, liên tiếp) b) Kết luận - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm: Sử dụng nhầm các từ có hình thức ngữ âm gần giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. - Nguyên nhân: Do nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ hoặc chưa hiểu rõ nghĩa của từ. - Cách sửa lỗi: Nắm chắc nghĩa của từ, nhớ rõ hình thức ngữ âm của từ à Thay thế bằng từ đúng với văn cảnh. II. Luyện tập: 17' 1/ BT1: a) Bỏ: bạn Lan, cả lớp, lấy làm, đều. b) Bỏ: Câu chuyện này, những nhân vật ấy (họ, những người) c) Bỏ: lớn lên. 2/ BT2: a) Thay: linhđộng bằng sinh động. (lẫn lộn các từ gần âm) b) Thay: bàng quang bằng bàng quan. c) Thay: thủ tục bằng hủ tục. 3/ BT3: - Ca dao hội tụ những gì. nhất của tâm hồn người Việt Nam (Những bông hoa sen trong đầm mang trong mình những gì của đất trời) - Trên bầu trời xuất hiện một vì . . 4/ Củng cố: 1' - Tại sao cần phải hiểu rõ nghĩa của từ khi dùng? 5/ Dặn dò: 1' - Tìm tiếp những từ lỗi dùng từ em thường mắc phải. - Đọc lại bài văn em vừa viết, tìm lỗi dùng từ, tự sửa lại.
Tài liệu đính kèm: