Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101 đến 134 Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101 đến 134 Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững:

1. Học sinh nắm được những đặc điểm của thể thơ bốn chữ.

2. Nhận diện và tập phân tích vần, luật, của thể thơ này khi đọc hay học các bài thơ bốn chữ.

3. Tích hợp với phần văn ở bài thơ "Lượm", ở phần tiếng Việt từ các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.

II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1- Kiểm tra bài cũ:

 a. Học sinh đọc bài thơ Lượm.

 b. Ngoài bài thơ "Lượm". Em đã được học những bài thơ nào cũng có số tiếng tương tự như bài thơ Lượm ?

2- Bài mới:

A. Giới thiệu bài:

B. Tiến trình các hoạt động dạy học

Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu thể thơ bốn chữ:

 

doc 76 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 101 đến 134 Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 26
 Bài 24 +25: Tiết 101 
Hoán dụ
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững:
+ Khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.
+ Tích hợp với phần văn trong văn bản: Lượm, Cô Tô, với phần tập làm văn.
+ Luyện kỹ năng: Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ, bước đầu vận dụng hoán dụ vào bài tập làm văn và khi nói.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
 Học sinh thực hành các ví dụ về ẩn dụ và nêu được tác dụng của ẩn dụ trong diễn đạt.
Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Tiến trình các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: Hình thành khái niệm về hoán dụ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Trong bài ẩn dụ, chúng ta đã vận dụng phép so sánh ngầm để tìm ra mối quan hệ tương đồng giữa thuyền và bến với ai ?
(-Với người con trai đi xa và người con gái chung thuỷ đợi chờ ).
? Trong VD1, mục 1, áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai ? (những người nông dân và những người công nhân).
+áo nâu ->nông thôn + áo xanh ->thành thị.
? Giữa áo nâu với nông thôn: áo xanh với thành thị có quan hệ gì? (Quan hệ đi đôi với nhau trong cuộc sống thực tế: Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị đều đứng lên ).
? Vậy, câu thơ ấy có cách diễn đạt cụ thể như thế nào ?
(Cách diễn đạt trong hai câu thơ của Tố Hữu có sức khơi gợi những liên tưởng và suy nghĩ ở người đọc nhiều hơn và do thế tạo xúc cảm thẩm mỹ hơn hẳn cách diễn đạt thông thường.
? HS nhận xét về hai cách diễn đạt, cách nào khiến người đọc phát huy suy nghĩ và sự liên tưởng của mình hơn ?
? Theo em, trong cuộc sống, chúng ta còn hay gặp những cách diễn đạt như thế hay không ? HS thực hành nhanh các ví dụ: đầu xanh, tóc dài, mày râu, tay súng, chân sút, má hồng, áo trắng, mực tím.....
(+ đầu xanh: tuổi trẻ + tóc dài: phụ nữ
+ mày râu: đàn ông + tay súng: người lính
+ chân sút: cầu thủ bóng đá + má hồng: con gái
+ áo trắng: mực tím học sinh.)
* GV: Từ áo nâu và áo xanh mà ta có thể liên tưởng đến những người nông dân và công nhân vì nông dân hay mặc áo nâu nhuộm và công nhân thì hay mặc áo bảo hộ lao động xanh đến nhà máy làm việc. Do các sự vật ấy đi đôi với nhau trong cuộc sống nên có thể dùng để gọi thay thế cho nhau, ta gọi là hoán dụ. Vậy, hoán dụ là gì ?
* HS đọc ghi nhớ trong SGK .
I. Hoán dụ là gì ?
1. Phân tích ví dụ:
a.
b.
2. Ghi nhớ:
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
Hoạt động2: Hướng dẫn phân loại các kiểu hoán dụ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS đọc câu thơ trong ví dụ (a)
? Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
(Là một bộ phận trên cơ thể người, công cụ đặc biệt của con người để lao động. Nó cũng đồng thời là biểu tượng cho khả năng sáng tạo của con người trong lao động.
? Dựa vào QH nào để có thể liên tưởng như thế ? (Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận ) HS đọc tiếp câu thơ thứ hai:
? Các số Một và Ba trong câu thơ gợi cho em những liên tưởng ntn ?
(+ Một: chỉ số lượng ít. + Ba: chỉ số lượng nhiều)
GV: Trong quan niệm thành thói quen diễn đạt của người Việt Nam, "một" có ý nghĩa chỉ cá thể đơn độc, rất ít: "ba" là con số có ý nghĩa tượng trưng chỉ số nhiều không giới hạn.
? Vậy,"ba" và "một" ở đây có mối quan hệ thế nào ? (Số lượng cụ thể: rất ít, và số lượng vô hạn: rất nhiều).
Trong câu thơ ở ví dụ (c): cụm từ "đổ máu" gợi cho em liên tưởng đến điều gì ? Những ngày bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp, có chiến đấu và có hy sinh, mất mát.
- Quan hệ ở đây là QH giữa đặc trưng của sự kiện với bản thân sự kiện ấy.
II. Các kiểu hoán dụ
* Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
* Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.
* Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Thực hành bài tập nhanh:
Một tay lái chiếc đò ngang
Bên sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.
 ( Hoán dụ: bộ phận và toàn thể )
+ Em đã sống bởi vì em đã thắng
Cả nước quanh em bên giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông thu Bồn giọng hát đò đưa.....
 (Hoán dụ: vật chứa và vật bị chứa)
* Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Vậy, từ các ví dụ đã phân tích, em hãy nêu lên các kiểu hoán dụ thường gặp ? HS đọc ghi nhớ trong SGK .
Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Hoạt động3: Luyện tập
Bài tập 1: Dùng bảng phụ, có phân chia cột: hoán dụ- quan hệ giữa các sự vật
a. Làng xóm: chỉ nhân dân sống trong làng xóm
Quan hệ: vật chứa và vật bị chứa
- Mười năm: Ngắn, trước mắt, cụ thể.
- Trăm năm: dài, trừu tượng
Cụ thể và trừu tượng
áo chàm: chỉ người dân Việt Bắc thường mặc áo chàm.
Dấu hiệu đặc trưng và sự vật
Trái đất: chỉ loài người đang sống trên trái đất
- Vật chứa và vật bị chứa
Bài tập 2: Lấy ví dụ minh hoạ
ẩn dụ
Hoán dụ
Giống nhau
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác.
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác.
Khác nhau
- Dựa vào mối quan hệ tương đồng (so sánh ngầm ).
- về hình thức - về cách thức
- về phẩm chất - về cảm giác
Dựa vào quan hệ đi đôi, gần gũi nhau trong thực tế.
- Bộ phận - toàn thể - Vật chứa-vật bị chứa
- Dấu hiệu- Sự vật - Cụ thể-trừu tượng
Lấy ví dụ minh hoạ:
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá.
+ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
+ Người đi rừng núi trông theo bóng Người
+ Dòng mực thiểu thời trôi nhanh như dòng sông
Họat động 4: Hướng dẫn về nhà:
Học bài. Viết tiếp chính tả.
Sưu tầm những câu thơ, câu văn đã học(đọc thêm) sử dụng hoán dụ.
Viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) miêu tả không khí 1 tiết học của lớp em. trong đoạn văn sử dụng BPTT hoán dụ(hoặc có thêm 1 BPTT đã học). Xác định BTT đó.
Chuẩn bị bài: Tiết 102: Tập làm thơ 4 chữ. 
Ngày soạn:Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy :Ngày.........tháng......năm 2007
Tuần 26
 Bài 24 : Tiết 102
Tập làm thơ bốn chữ
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững:
1. Học sinh nắm được những đặc điểm của thể thơ bốn chữ.
2. Nhận diện và tập phân tích vần, luật, của thể thơ này khi đọc hay học các bài thơ bốn chữ.
3. Tích hợp với phần văn ở bài thơ "Lượm", ở phần tiếng Việt từ các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 a. Học sinh đọc bài thơ Lượm.
 b. Ngoài bài thơ "Lượm". Em đã được học những bài thơ nào cũng có số tiếng tương tự như bài thơ Lượm ?
2- Bài mới:
A. Giới thiệu bài:
B. Tiến trình các hoạt động dạy học 
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu thể thơ bốn chữ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS đọc bài thơ Lượm và nêu lên được những tiếng hiệp vần trong bài thơ.
(Máu-cháu:về-bè; loắt choắt-thoăn thoắt; nghênh nghênh-lệch, vang-vàng, mí-chí; quân-dần; cá nhà....)
1. Mỗi dòng thơ có bốn tiếng, số câu thơ không hạn định. Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc.
2. Thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa miêu tả (vè, đồng doa, hát ru...)
3. Nhịp thường là chẵn, đều.
4. Vần:Kết hợp nhiều kiểu vần: chân, lưng, bằng,trắc, liền, cách...)
? Vần chân và vần lưng khác nhau chỗ nào ?
+ Vần chân:vần gieo cuối dòng thơ: hàng-trang; núi-bụi
+ Vần lưng: vần gieo giữa dòng thơ:hàng-ngang; trang-màng.
? Nhận xét về vị trí hiệp vần các tiếng sau:cháu-sau; ra-nhà
(Các tiếng hiệp vần cách nhau một dòng thơ)
? Hiệp vần như ta gọi là gì ?(Vần gián cách:vần không gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ )
? Đoạn thơ thứ hai có hiệp vần như thế không ?
(Hiệp vần liên tiếp giữa các dòng thơ )
? Chỉ ra các tiếng hiệp vần ?(hẹ-mẹ-nghé;đàn-càn-gian)
? Dựa vào hiểu biết về cách thức hiệp vần thông thường của thơ bốn chữ, em hãy sửa lại cho đúng các tiếng trong đoạn thơ (4)
(Hai tiếng không đúng vần: sưởi, đò)
? Rút ra nhận xét về đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ ?
* GV có thể cho các em phân tích mẫu cấu tạo của một đoạn thơ bốn chữ. Ví dụ một đoạn bài thơ Lượm.
Hoạt động 2: Tập làm thơ bốn chữ:
1. Từ 4-6 HS đọc đoạn thơ mình tự làm ở nhà. Tự mình phân tích cấu tạo vần và nhịp của bài thơ đó. Các bạn trong lớp nhận xét
3. HS lắng nghe, sửa chữa ngay tại lớp
4. HS đọc lại đoạn thơ. Các bạn và GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Hướng dẫn học làm bài tập ở nhà:
Tập làm bài thơ bốn chữ tả hoặc kể chuyện về một con vật nuôi trong nhà.
Ngày soạn:Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy :Ngày.........tháng......năm 2007
Tuần 26
 Bài 25 : Tiết 103 +104
Cô tô 
 ( Nguyễn Tuân )
 I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 1. Cảm nhận được vẻ đựp sinh động, trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn. Thấy được NT miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ của TG.
2. Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở cách sử dụng các tính từ, so sánh, ẩn dụ và hoán dụ, với phân môn TLV ở điểm nhìn và trình tự miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt, thi luật thơ 4 chữ.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra bài cũ: 
 a. Học sinh đọc thuộc văn bản "Lượm", Cảm nhận của em trước sự hy sinh của chú bé Lượm ?
 b. Tại sao tác giả lại chọn thể thơ 4 chữ để ghi lại câu chuyện bị tráng này ? NX về vần và nhịp của bài thơ ?
2- Bài mới: 
A. Giới thiệu bài: Một trong những thể loại tiêu biểu sử dụng phương thức tự sự là thể ký. Ký cũng có nhiều loại nhỏ như: bút ký, nhật ký, hồi ký, tuỳ bút... Ai cũng có thể viết ký khi đối diện với một sự việc hay cảnh vật nào đó khơi dậy những suy nghĩ và xúc cảm.... Tuy nhiên, để trở thành một nhà văn nổi tiếng về thể ký với một phong cách nghệ thuật độc đáo nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam chỉ có một Nguyễn Tuân. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của một vùng biển cách Quảng Ninh khoảng 100km, đó là đảo Cô Tô qua trang ký rất đặc sắc của Nguyễn Tuân. Bài ký ra đời sau khi nhà văn ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh trong vịnh Bắc Bộ. Văn bản chúng ta học hôm nay chỉ là một trích đoạn trong bài ký dài hơi của Nguyễn Tuân, tái hiện cảnh một bưởi sớm bình minh trên biển và đảo Thanh Luân.
B- Các bước tiến trình hoạt động lên lớp:
Hoạt động1: đọc và tìm hiểu chung văn bản:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV cùng HS đọc nối tiếp các đoạn.
? Lưu ý HS cách đọc: nhấn giọng các tính từ, động từ, nhất là những từ ngữ thể hiện được sự sáng tạo tìm tòi của nhà văn. Câu văn của Nguyễn Tuân thường dài hơn. Vì vậy khi đọc chú ý ngắt nghỉ hợp lý và cần đảm bảo sự liền mạch cho câu văn.
? HS nhận xét để nhận được cách đọc đúng và diễn cảm.
? HS giải thích một số từ khó có tính thuật ngữ đi biển hoặc từ địa phương.
 ? Em nhận thấy trong văn bản, đảo Cô Tô được hiện ra ... vằng chực tụt xuống.
=> Tất cả các ranh giới trong mỗi câu trên đều dùng dấu phẩy.
* Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
- Giữa từ ngữ với bộ phận chú thích của câu.
- Giữa các vế của câu ghép.
2. Ghi nhớ: SGK/ 158
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
1. Đặt các dấu phẩy vào đúng chỗ của nó:
a.- Chào mào, sáo sậu, sáo đen....Đàn đàn, lũ lũ bay về lượn lên, lượn xuống.
=> Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ cùng làm CN.
? Em hãy dùng dấu phẩy để điền vào đúng chỗ ở mỗi phần và nêu lí do vì sao em điền dấu phẩy vào những câu b từng phần trích?
? Nêu yêu cầu BT1/ 158.
* HS đọc 2 phần trích.
? 2 phần trích a, b được trích từ văn nào ?
? Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ? Nêu lý do đền dấu phẩy đó ?
* Đọc yêu cầu BT2.
? Hãy điền thêm 1 số CN thích hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh trong từng câu a, b, c.
? Nêu yêu cầu BT3/ 159
- Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng được.
=> Dấu phẩy ngăn cách các từ ngữ cùng làm VN.
b.- Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trẻ khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
=> Dấu phẩy dùng giữa thành phần phụ-TN với CN và VN.
- Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.
=> Dấu phẩy dùng giữa các vế câu ghép.
III. Luyện tập:
Bài 1/ 158: Điền dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp:
a. Từ xưa đến nay(1), Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước(2), sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
=>a1: dấu phẩy dùng ngăn cách giữa phần phụ: TN với nòng cốt câu CN và VN.
 a2: dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu (ngăn cách giữa 2 VN).
b.- Buổi sáng(1), sương muối phủ trắng cành cây (2), bãi cỏ.
=>(1) dấu phẩy dùng giữa thành phần phụ: TN với CN, VN.
 (2) dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu - cùng là phụ ngữ ( ngăn cách 2 BN).
- Gió bấc hun hút thổi: Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mày mù.
=> Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu - cùng là CN.
- Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
=> Dấu phẩy dùng giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu - cùng là VN.
Bài 2/ 159.
a. Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố.
b. Trong vườn, hoa cúc, hoa thược dược, hoa hồng đua nhau nở rộ.
c. Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn, vườn táo, xum xuê, trĩu quả.
Bài 3/ 159:
a. Những chú chim bói cá thu mình trên cây, rụt cổ lại.
b. Mỗi dịp về quê, tôi đều đến thăm ngôi trường cũ, ngắm lại cây bàng của tuổi thơ.
* HS đọc yêu cầu BT4/ 159
? Cách dùng 2 dấu phẩy trong câu văn trên, tạo ra nhịp điệu như thế nào ?
? Nhịp điệu ấy diễn tả điều gì ?
* 2 HS đọc phần đọc thêm SGK/ 159
c. Lá cọ dài, thẳng, xoè cánh quạt.
d. Dòng sông quê tôi trong xanh, hiền hoà.
Bài 4/ 159: Nhận xét cách dùng dấu câu:
 "Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc".
- Hai dấu phẩy ngắt câu thành nhịp điệu cân đối, diễn tả sự vặn hành đều đặn, chậm rãi vài nhẫn nại của chiếc cối xay.
- Nói cách khác: ngoài chức năng cách các thành phần câu (TN với nòng cốt câu C-V) và 2 VN (quay và xoay); 2 dấu phẩy còn có chức năng hình tượng hoá đối tượng thông báo.
- Bởi vậy, 2 dấu phẩy được dùng với mục đích tu từ NT ( có tác dụng tạo nhịp điệu cho câu) nhấn mạnh được nội dung cần truyền đạt.
IV. Đọc thêm: SGK/ 159.
C. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm BT 3,4 / 159. Đọc thêm SGK
- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần Tiếng Việt.Ngày soạn:Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy :Ngày.........tháng......năm 2007
Bài 31 
 Tiết 132
Trả bài tập làm văn miêu tả sáng tạo
Trả bài kiểm tra tiếng việt
A- Mục tiêu cần đạt: giúp học sinh:
- Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày.
- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
- Ôn tập kiến thức lý thuyết và kĩ năng đã học.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. ổn định:
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc đọc, tự sửa lỗi của học sinh ( giáo viên đã trả bài )
- Em có nhận xét gì về vai trò và cách dùng các dấu câu trên ?
 3. Bài mới:
	A. Giới thiệu bài:
	B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
	I. Trả bài viết số 7: Miêu tả sáng tạo:
Ngày soạn:Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy :Ngày.........tháng......năm 2007
Tuần 34
 Bài 32 : Tiết 133- 134
Tổng kết phần văn và tập làm văn
 Tiết 133:
Tổng kết phần văn
A- Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học.
- Biết hệ thống hoá văn bản, nắm được nhiệm vụ chính trong các truyện, các đặc trưng thể loại văn bản.
- Củng cố, nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được vẻ đẹp của 1 số hình tượng văn hoá tiêu biểu; nhận thức được 2 chủ đề chính: truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong truyền thống văn bản đã học ở chương trình ngữ văn 6.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1. ổn định:
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Sự chuẩn bị các câu hỏi ở phần tổng kết văn SGK/ 154.
 3. Bài mới:
	A. Giới thiệu bài:
	B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* HS đọc yêu cầu câu 1 SGK.
Ghi lại theo trí nhớ nhan đề các văn bản đã học.
? Kể tên các văn bản tự sự dân gian mà em đã học ?
* GV giới thiệu
* HS ghi đầy đủ, hoàn chỉnh vào vở.
? Nêu yêu cầu câu 2 SGK/ 154
? Em hiểu gì về truyện dân gian?
? Thế nào là truyện truyền thuyết ?
? Kể tên các truyền thuyết đã học ?
Câu 1: Ghi lại chính xác các cụm bài văn bản đã học theo thứ tự chương trình:
1. Văn bản tự sự:
a. Tự sự dân gian:
- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chứng bánh giày....
- Cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh...
- Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi....
- Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới.....
b. Tự sự trung đại:
Con hổ có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng....
c. Tự sự hiện đại:
Bài học đường đời đầu tiên; Vượt thác, Bức tranh..., Đêm nay....; Bức thư......
3. Văn bản biểu cảm: (bút kí) chính luận:
Đêm nay......; Lượm; Mưa; Bức thư.....
4. Văn bản nhật dụng:
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Động Phong Nha; Cầu Long Biện chứng nhân lịch sử.
Câu 2:
* Truyện dân gian: là loại truyện do tập thể nhân dân sáng tác ra và được truyền miệng từ lâu đời trong dân gian.
Các loại truyện dân gian đã học:
1. Truyền thuyết: (bao gồm cả thần thoại và truyền thuyết)
Là Loại truyện dân gian ra đời sớm nhất kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có
? Thế nào là truyện cổ tích ?
? Kể tên các truyện cổ tích đã học
? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn ?
? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học ?
? Thế nào là truyện cười ?
? Em đã được học những truyện cười nào ?
? Kể tên các truyện trung đại đã học ? 
? Nêu yêu cầu câu hỏi 3 SGK.
? Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự theo các mục:
(1) Số thứ tự ( TT)
(2) Nhan đề văn bản ( NĐVB)
(3) Nhân vật chính (NVC)
(4) Vị trí, ý nghĩa, tính chất của nhân vật chính.
yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ
và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân
vật lịch sử được kể.
2. Truyện cổ tích:
 Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của 1 số kiểu nhân vật quen thuộc.
- Nhân vật bất hạnh: người mồ côi, người con riêng, người em út.
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kĩ lạ.
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt đông tính cách ...)
=> Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
 Là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
4. Truyện cười:
 Là truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong chính sách nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
5. Truyện trung đại: (Tính từ TK X đến cuối TK XIX)
 Là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn (có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại).
- Có loại truyện hư cấu ( tưởng tượng, nghệ thuật)
- Coa loại truyện gần với kí ( ghi chép sự việc); với sử ( ghi chép chuyện thật); cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua những trực tiếp của người kể chuyện qua hành động những đối thoại của nhân vật.
6. Văn bản nhật dụng:
 Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trẻ mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng dân số, quyền trẻ em, ma tuý.....
 Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.
Câu 3: Bảng hệ thống:
TT
NĐ văn bản
NV chính
Tính cách và ý nghĩa của NV chính
1
Con Rồng cháu tiên
Lạc Long Quân Âu Cơ
Đều là thần: khoẻ mạnh, xinh đẹp, cha mẹ đầu tiên của người việt. Lập lên nhà nước Văn Lang, lấy hiệu Hùng Vương.
2
Bánh chưng bánh giày
Lang Liêu
Trung hiếu, nhân hậu, khéo léo. Người làm ra 2 thứ bánh quí
3
Thánh Gióng
Gióng
Người anh hùng đánh thắng giặc Ân cứu nước.
4
Sơn Tinh-Thuỷ Tinh
Sơn Tinh Thuỷ Tinh
- Tài giỏi; đắp đê ngăn nước cứu dân.
- Anh hùng: không ghen tuông, hại nước và hại dân.
5
Sự tích Hồ gươm
Lê Lợi
Anh hùng dân tộc, đánh thắng giặc Minh cứu dân, cứu nước.
6
Sọ Dừa
Sọ Dừa
Nghèo khổ, thật thà, trung thực, dũng cảm.
7
Thạch Sanh
Thạch Sanh
Nghèo khổ rất thông minh, dũng cảm, khôn khéo, tài giỏi.
8
Em bé thông minh
Em bé
Nghèo khổ, rất thông minh, dũng cảm, khôn khéo, tài giỏi.
9
Cây bút thần
Mã Lương
Nghèo khổ, thông minh, vẽ rất giỏi, dũng cảm, thương người nghèo
10
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Ông lão Mụ vợ, Cá vàng
- Hiền lành, tốt bụng, nhu nhược.
- Tham lam, vô ơn bạc nghĩa.
- Đền ơn, đáp nghĩa tận tình.
11
ếch ngồi đáy giếng
ếch
Hiểu biết nông cạn, bảo thủ, chủ quan, ngu xuẩn
12
Thầy bói xem voi
Các thầy bói
Bảo thủ, chủ quan.
13
Đeo nhạc cho mèo
Chuột cống, chuột Nhắt
Chuột Chù
Sáng kiến viển vông, sợ Mèo, hèn nhát, du trách nhiệm cho kẻ khác
14
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 6-T101-het.doc