Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. Từ đó học sinh biết xây dựng đoạn văn KC.

- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.

* Trọng tâm:Hình thức lời kể và cách xâydựng đoạn văn.

* Tích hợp:

- Yếu tố nhân vật, sự việc trong văn tự sự.

- Các văn bản đã học.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, bảng phụ

2/ HS: Học bài, làm bài tập.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1/ ổn định tổ chức : 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

Thế nào là từ mượn? Nêu nguyên tắc mượn từ ?

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự
Soạn: 19/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp hs nắm được hình thức lời văn kể người, kể việc, chủ đề và liên kết trong đoạn văn. Từ đó học sinh biết xây dựng đoạn văn KC.
- Rèn kỹ năng: Làm văn tự sự.
* Trọng tâm:Hình thức lời kể và cách xâydựng đoạn văn.
* Tích hợp:
- Yếu tố nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
- Các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ
2/ HS: Học bài, làm bài tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức : 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
Thế nào là từ mượn? Nêu nguyên tắc mượn từ ?
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
 HS quan sát VD 1: Cho biết đoạn văn này giới thiệu về những nhân vật nào?
- Qua lời giới thiệu, chúng ta biết được những điều gì về nhân vật?
 (Tác giả đã giải thích cho chúng ta biết được những điều gì về nhân vật)
-
Hỏi: VD 2: Giới thiệu cho chúng ta biết về những nhân vật nào?
Hỏi: Qua lời giới thiệu, em hiểu được điều gì về ST và TT? 
Hỏi: Em có nhận xét gì về các câu văn được dùng khi giới thiệu các nhân vật? 
Hỏi: Qua tìm hiểu VD, cho biết khi viết lời văn kể người cần giới thiệu điều gì? 
VD? (Lời giới thiệu: Lạc Long Quân - Âu Cơ)
- HS đọc VD 3 (SGK)
Hỏi: Đoạn văn trên đã dùng những từ ngữ gì để kể những hoạt động của nhân vật ?
Hỏi: Các hành động ở đây được kể theo thứ tự nào?
Hỏi: Những hành động này đem lại kết quả gì?
Hỏi: Lời kể liệt kê: nước ngậpnước dâng tạo cảm giác gì?
Hỏi: Qua đoạn văn này, em rút ra kết luận gì khi viết lời văn kể sự việc?
VD: (Lời kể sự việc Sọ Dừa đi chăn bò)
(Sọ Dừa đòi đi chăn bò, hàng ngày lăn sau-> bò con nào con ấy bụng no căng)
Hỏi: Đọc lại đoạn văn 1, cho biết đoạn 1 biểu đạt ý chính nào? Câu văn nào diễn ý chính ấy? Câu 1 có nhiệm vụ gì?
- ý chính của VD2?
Hỏi:Câu mang nội dung chính?
Hỏi: Các câu còn lại trong kể về những điều gì? (Giải thích về tên gọi, tài năng, lai lịch) Vậy những câu này có tác dụng gì? 
Hỏi: Đoạn văn số 3 nói về chủ đề?
Câu văn nào diễn đạt chủ đề ấy? Các câu đứng sau câu 1 có quan hệ như thế nào với câu 1?
( GV chia lớp 3 nhóm - Mỗi nhóm tìm hiểu 1 ví dụ theo gợi ý:
1/ Đoạn văn biểu đạt ý chính nào?
2/ Câu văn nào diễn đạt ý chính đó? vị trí của câu văn ấy?
3/ Các câu còn lại trong đoạn có quan hệ như thế nào với câu mang nội dung chính?)
- HS quan sát kết quả của 3 nhóm, nhận xét nhiều vị trí của câu mang nội dung chính và quan hệ giữa câu đó với những câu còn lại.
Hỏi: Câu mang nội dung chính được gọi là câu "chủ đề" theo em tại sao lại gọi như vậy?
Hỏi:Vậy đoạn văn trong bài văn tự sự có cấu tạo đặc điểm như thế nào? 
- Có mấy cách viết đoạn văn? (có hai cách viết).
- HS đọc ghi nhớ 1 + 2 SGK (tr.59).
Hoạt độgn 2;
 Hãy đọc yêu cầu bài tập 1? (mỗi đoạn văn kể điều gì? Câu chủ đề? các câu triển khai chủ đề ấy theo thứ tự?)
GV chia 3 nhóm, làm theo gợi ý bằng câu hỏi SGK, mỗi nhóm cử một đại diện trình bày, GV nhận xét, cho điểm.
GV: Đoạn 1, 3 : Tác giả nêu ý chung trước rối giải thích làm cho người nghe hiểu.
Đoạn 2: Dẫn dắt dàn ý chung.
- GV đưa 2 VD, HS chọn câu hỏi đúng - sai? vì sao?
GV chí 3 nhóm, các nhóm viết các đoạn giới thiệu = AC, LLQ, TT (mỗi nhóm 1 nhiệm vụ).
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
I- Bài học:
1/ Lời văn giới thiệu nhân vật: (5').
a) VD: (SGK).
VD1: Giới thiệu 2 nhân vật:
- NV1: Tên gọi là Hùng Vương, đời thứ 18, quan hệ: là cha, tình cảm: yêu thương con hết mực, nguyện vọng: muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
NV2: Tên: Mỵ Nương, quan hệ: con gái Vua Hùng, phẩm chất: đẹp, hiền dịu.
VD2: Giới thiệu: ST - TT
- Tên gọi: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Tài năn: Có tài lạ, tài năng không kém.
- Lai lịch: ở vùng núi Tản Viên, ở miền biển.
=> Câu văn: Sử dụng câu có từ: có, là
b) Kết luận:
Khi viết lời văn kể người cần giới thiệu rõ tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng  của nhân vật.
2/ Lời văn kể sự việc: (5')
a) VD: (SGK)
- Hành động: Đùng đùng nổi giận à đem quân đuổi theo đỏi cướp à Hô mưa gọi gió làm giông bão à Dâng nước lên, đánh Sơn Tinh à Lời kể theo thứ tự trước, sau.
=> Kết quả: Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước
à Một sự thay đổi lớn do những hành động của Sơn Tinh mang lại.
b) Kết luận:
- Khi kể sự việc: Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại.
3/ Đoạn văn: (10')
a)VD:
VD1: ý chính: Vua Hùng kén rể
Câu: " Vua cha yêu  người chồng thật xứng đáng" mang nội dung chính. Câu 1 dẫn đến ý chính.
VD2: Có 2 người cầu hôn, cả 2 đều xứng đáng làm rể Vua Hùng (câu đầu cuối).
Những câu còn lại trong đoạn: Dẫn dắt đến ý chính làm cho ý chính nổi lên.
VD3: ý chính: Thuỷ Tinh trả thù Sơn Tinh.
- Câu 1 mang nội dung chính
- Các câu còn lại: Giải thích cho ý chính?
(Chú ý: VD2: Câu "Có hai chàng trai đến cầu hôn" làm nhiệm vụ dẫn dắt đến ý chính.
=> Câu mang nội dung chính: Có thể đứng ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn, các câu còn lại dẫn dắt hoặc giải thích cho ý chính à Câu mang nội dung chính được gọi là câu chủ đề: thể hiện chủ đề của đoạn (Mục đích, ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện trong đoạn văn).
b) Kết luận:
- Ghi nhớ: (SGK)
- Ghi nhớ: SGK (t,59)
II- Luyện tập: (17')
- Đoạn 1: S ọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Cách triển khai chủ đề: Chăn từ sáng à tối dù nắng mưa bò cũng no bụng.
- Đoạn 2: Hai cô chị hắt hủi Sọ Dừa, cô út đối xử với Sọ Dừa tử tế. Cách triển khai chủ đề: hai cô chị: ác nghiệt, kiêu kỳ, cô út hiền lành, tính hay thương người, cả 3 cô thay nhau mang cơm cho Sọ Dừa.
Đoạn 3: Tính cô còn trẻ con lắm.
Cách triển khai: Díu đôi lông mày, ngoe nguẩy cái mình, không giận lâu
3- Bài tập 3:
Viết các đoạn: gt: LLQ, AC, TT.
4- Củng cố: 1'
Tại sao trong mỗi đoạn văn phải có câu chủ đề?
5- Dặn dò: 1'- Tập viết các đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20.doc