Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

- Rèn kĩ năng, xác định nghĩa của từ.

* Trọng tâm:Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

* Tích hợp: giải nghĩa từ, các văn bản đã học.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị máy chiếu, bảng phụ

2/ HS: Học bài, chuẩn bị giấy trong, bút dạ.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

- ý nghĩa của truyện cổ tích "Sọ Dừa "?

Đáp án:

- Thể hiện quan niệm của nhân về giá trị đích thực của con người: đó là giá trị về nhân cách, phẩm chất, tài năng.

- Thể hiện ước mơ, cái thiện luôn chiến thắng cái ác và những người bất hạnh sẽ được đổi đời

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và 
hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Soạn: 19/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp HS nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
- Rèn kĩ năng, xác định nghĩa của từ.
* Trọng tâm:Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
* Tích hợp: giải nghĩa từ, các văn bản đã học.
B. Chuẩn bị:
1/ GV: Soạn bài, chuẩn bị máy chiếu, bảng phụ
2/ HS: Học bài, chuẩn bị giấy trong, bút dạ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
- ý nghĩa của truyện cổ tích "Sọ Dừa "?
Đáp án:
- Thể hiện quan niệm của nhân về giá trị đích thực của con người: đó là giá trị về nhân cách, phẩm chất, tài năng.
- Thể hiện ước mơ, cái thiện luôn chiến thắng cái ác và những người bất hạnh sẽ được đổi đời
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và rtò
Nội dung
Hoạt động 1:
1/ Từ nhiều nghĩa
- HS đọc bài thơ.
Hỏi:Trong bài thơ, tác giả đã liệt kê rất nhiều cái chân, em hãy chỉ ra cụ thể?
Hỏi:Hãy giải thích từ "chân" trong những trường hợp mà tác giả liệt kê? 
(Có thể giải nghĩa bằng cách nào? Nêu khái niệm hoặc tính từ đồng nghĩa? trái nghĩa?)
Hỏi: Em hãy tiếp lời tác giả liệt kê những cái chân khác? (chia nhóm, viết giấy trong -> máy chiếu).
Hỏi: Những cái chân mà các em liệt kê có nghĩa như thế nào? (giải nghĩa)
GV dùng máy chiếu, các nghĩa của từ chân.
-> Em có nhận xét gì về nghĩa của từ chân? (Số lượng).
Hỏi: (Trong bài thơ của VQP, có những từ nào chỉ có 1 nghĩa?).
Hỏi:Hãy quan sát: com pa, kiềng, bà trong bài thơ, cho biết những từ này có thể có mấy nghĩa?
Hỏi: Qua việc tìm hiểu VD, em rút ra kết luận gì về nghĩa của từ?
- Lấy VD từ chỉ có một nghĩa và từ có nhiều nghĩa?
(1 nghĩa: Toán học, văn học, vi tính
 Nhiều nghĩa: mắt: mắt người, mắt na,).
- Dùng máy chiếu: nghĩa của các từ chân.
Hỏi: Những nghĩa này của từ chân có điểm gì chung?
- Trên cơ sở chung đó theo em nghĩa nào là cơ sở ban đầu để phát sinh những nghĩa kia.
- Để hình thành nghĩa khác của từ chân tác giả VQP đã làm cách nào?
- Trong 1 câu văn cụ thể, 1 từ thường được dùng với mấy nghĩa?
GV: Tuy nhiên trong 1 số tác phẩm văn học, từ vẫn được hiểu theo cả nghĩa chính và nghĩa chuyển.
(VD: Những cái chân).
Hỏi: Em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Vì sao lại có hiện tượng chuyển nghĩa?
Từ được chuyển nghĩa dựa trên cơ sở nào?
Hỏi:Trong câu nghĩa của từ được dùng, được hiểu như thế nào? .
- HS đọc phần đọc thêm "Nghĩa của từ ngọt" -> Nguyên nhân phát sinh thêm nghĩa của từ.
VD: cho ví dụ: 
"Bà già đi chợ cầu Đông
Xem 1 quẻ.
 răng không còn".
- Cho biết nghĩa của các từ "lợi".
Đây có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Vậy hiện tượng từ nhiều nghĩa có gì khác hiện tượng đồng âm?
VD: Chuyển nghĩa: áo mặc, áo quan
Đồng âm: xôi đậu, ruồi đậu.
Hoạt động 2; 
- GV chia lớp 3 nhóm, làm giấy trong -> máy chiếu -> nhận xét, kết luận -> cho điểm theo nhóm.
 Nêu yêu cầu của BT2?
(Hãy tìm những bộ phận của cây cối dùng để chỉ bộ phận của con người?)
- HS đọc đoạn văn SGK.
- Tác giả nêu lên mấy nghĩa của từ bụng, đó là những nghĩa nào?
- Hãy chỉ ra nghĩa của các từ "bụng" ở VD (b)? Từ đó nhận xét ý kiến của tác giả ?
I. Bài học: 
a) Ví dụ: "Những cái chân" 
(Vũ Quần Phương)
- Những cái chân: chân gậy, chân com pa, chân kiềng, chân bàn.
=> Chân: Là bộ phận dưới cùng của vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác.
- Chân người, chân gà.
=> Là bộ phận dưới cùng của cơ thể con người, dùng để đi, đứng.
- Chân tường, chân núi.
=> Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
 => Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
-> Những từ: kiềng, com pa, bà chỉ có 1 nghĩa.
b) Kết luận:
- Ghi nhớ 1: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
2/ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
-> các nghĩa của từ chân: là bộ phận dưới cùng giúp các bộ phận khác đứng, đi.
- Nghĩa: là bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật
=> Là cơ sở ban đầu để hình thành những nghĩa khác.
-> Bằng cách: thay đôi đi nghĩa của từ.
- Trong 1 câu cụ thể 1 từ thường được dùng với 1 nghĩa.
* Kết luận:
Ghi nhớ 2: SGK.
VD: Ngọt: cảm giác của vị giác.
-> Mùi ngọt thơm của dưa: khứu giác.
-> Dao bén ngọt: phối hợp cảm giác.
-> Rét ngọt: phối hợp cảm giác.
.
* Lưu ý: Cần phân biệt hiện tượng chuyển nghĩa của từ và hiện tượng đồng âm.
+ Chuyển nghĩa: có cơ sở chung, có nghĩa gốc.
+ Đồng âm: 2 từ hoàn toàn khác nhau, chỉ giống về âm thanh.
II. Luyện tập: 
1/ BT1: Tìm 3 bộ phận cơ thể người, kể ra một số VD về sự chuyển nghĩa?
VD: Tay:
- Tay mướp, tay quay, tay vịn.
- Mũi: đất mũi, mũi cày
2/ BT2: 
- Lá phổi, lá gan.
- Trái tim, quả thận
3/ BT4: Nghĩa của từ bụng?
- Nghĩa của từ bụng có 2 nghĩa: (bộ phận cơ thể chứa ruột, d2 và là biểu tượng sâu kín, không bộc lộ ra)
-> ý kiến của tác giả còn thiếu: bụng là bộ phận phình to ở giữa)
4/ Củng cố: 1'
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ có tác dụng gì?
5/ Dặn dò: 1'
- Học bài, làm bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19.doc