Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ .
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
-Khái niệm từ nhiều nghĩa .
-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ .
B.Các bước lên lớp :
1.Ổn định :
2.Kiểm tra bài cũ : 5
1-Cô Út lấy Sọ Dừa có phải vì:
a.Sọ Dừa không phải là người phàm trần.
b.Sọ Dừa giàu có và đáp ứng đủ lễ vật.
c.Bị phú ông bắt buộc phải lấy.
d.Vì lòng nhân ái, tình thương người.
2-Nêu ý nghĩa truyện Sọ Dừa
Thế nào là truyện cổ tích ?
3.Bài mới :
*Giới thiệu bài :
Em hãy nhắc lại nghĩa của từ là gì ?
Vậy từ sẽ có nghĩa như thế nào ? Thế nào là chuyển nghĩa của từ và ta phải hiểu từ như thế nào? Đó là nội dung mà chúng ta cùng tìm hiểu.
So¹n ngµy: D¹y ngµy: Tiết 19 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được: -Khái niệm từ nhiều nghĩa . -Hiện tượng chuyển nghĩa của từ . - Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ . B.Các bước lên lớp : 1.Ổn định : 2.Kiểm tra bài cũ : 5’ 1-Cô Út lấy Sọ Dừa có phải vì: a.Sọ Dừa không phải là người phàm trần. b.Sọ Dừa giàu có và đáp ứng đủ lễ vật. c.Bị phú ông bắt buộc phải lấy. d.Vì lòng nhân ái, tình thương người. 2-Nêu ý nghĩa truyện Sọ Dừa Thế nào là truyện cổ tích ? 3.Bài mới : *Giới thiệu bài : Em hãy nhắc lại nghĩa của từ là gì ? Vậy từ sẽ có nghĩa như thế nào ? Thế nào là chuyển nghĩa của từ và ta phải hiểu từ như thế nào? Đó là nội dung mà chúng ta cùng tìm hiểu. Tiến trình tổ chức các hoạt động . Ghi bảng . _GV dùng bảng phụ với các Vd : Vd1: Học hành, bút. Vd2: Bài thơ “Những cái chân” của Vũ Quần Phương. Vd3: -Bé Lan có đôi mắt tròn xoe. -Những quả na đã bắt đầu mở mắt. Vd4: Con kiến bò trên đĩa thịt bò. *Hoạt động 1: Tìm hiểu từ chỉ có một nghĩa. _Đọc Ví dụ 1. _Hãy giải nghĩa các từ “Học hành, bút”. -Học hành : học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng. -Bút :đồ dùng để viết , để vẽ thành nét. _Ngoài các nghĩa vừa nêu, các từ trên còn có nghĩa nào khác ? Không. à Đó là từ chỉ có một nghĩa. Hoạt động 2: Tìm hiểu từ nhiều nghĩa. _Đọc Ví dụ 2. _Trong khâu chuẩn bị bài, sau khi tra từ điển , hãy nêu các nghĩa của từ “chân”. 1.Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng : đau chân, nhắm mắt đưa chân. 2.Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác : chân giường, chân kiềng, chân đèn. 3.Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền : Chân tường, chân núi,chân răng. (+ Chân con người được coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người: Có chân trong hội đồng quản trị) _Vậy từ “chân” có mấy nghĩa ? - 3 nghĩa à Đó là từ nhiều nghĩa. _Sau khi tìm hiểu, theo em, một từ có thể có mấy nghĩa? _Thế nào là từ nhiều nghĩa ? HS đọc ghi nhớ đầu trang 56. *Hoạt động 3: Tìm một số từ nhiều nghĩa. Đọc Ví dụ 3. *Thảo luận nhóm : Nêu nghĩa của từ “mắt” trong Vd3 . 1.Bạn Như có đôi mắt tròn xoe. Mắt:Cơ quan để nhìn của người hay động vật, có dạng hình tròn hoặc hình thoi. 2.Những quả na đã bắt đầu mở mắt Mắt:Bộ phận giống những con mắt, hình tròn hoặc hình thoi, ở ngoài vỏ một số quả phức. 3.Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa. Mắt: Chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân một số cây. _Từ “mắt” có phải là từ nhiều nghĩa không ? *Thảo luận nhóm : Tìm thêm một vài từ nhiều nghĩa ? chạy, ăn, sắc Vd : Đồng hồ chạyà máy móc hoặc đồ dùng có máy móc hoạt động, làm viêc. _Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi. à Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được cái đang rất cần. *Hoạt động 4: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. _Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “chân” ? Giữa các nghĩa có mối quan hệ : Bộ phận dưới cùng. à Gạch chân ở 3 nghĩa trên bảng. _Tương tự, em hãy chỉ ra cơ sở ngữ nghĩa chung của từ “mắt” ? Chỗ lồi lõm, hình tròn hoặc hình thoi. à GV Nhấn mạnh : giữa các nét nghĩa trong từ nhiều nghĩa luôn có cơ sở ngữ nghĩa chung _Từ Ví dụ 3 à GV giúp HS thấy sự thay đổi nghĩa sẽ tạo ra từ nhiều nghĩa. à Hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ chính là kết quả của hiện tượng chuyểân nghĩa. Vậy chuyển nghĩa là gì ? à Đọc ghi nhớ Sgk / 56. _Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 5 , em hãy cho biết trong từ nhiều nghĩa, có những nét nghĩa gì ? Nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen = nghĩa gốc. Nghĩa bóng = nghĩa chuyển. _Trong các nghĩa của từ “chân”, nghĩa của từ “chân” nào mang nghĩa gốc? Nghĩa chuyển? _Vậy em hiểu nghĩa gốc là gì ? Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. _Nghĩa chuyển là gì ? Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. àĐây là các nét nghĩa trong từ nhiều nghiã.Vậy từ nhiều nghĩa có những nét nghĩa nào? *Trong từ điển, nghĩa thứ nhất của từ là nghĩa gốc. _Xác định nghĩa gốc của từ “chân, mắt” . _Trong một câu cụ thể , một từ thường được dùng với mấy nghĩa ? à Một nghĩa. _Trong truyện “Sọ Dừa ” có câu :”Nghĩ lại thấy thương con, bà đành để lại nuôi và đặt tên cho nó là Sọ Dừa”. Em hãy giải thích nghĩa của từ “Sọ Dừa”. Tên nhân vật trong truyện, có hình dáng giống sọ dừa (phần vỏ cứng bao lấy cơm dừa và nước dừa) à Tên “Sọ Dừa” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? ( nghĩa gốc) _Trong bài thơ “Những cái chân”, từ “chân” được dùng với nghĩa nào ? Nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên có những liên tưởng thú vị . Chân đồ vật nhưng lại được hiểu như chân người nên cái bàn bốn chân “không bao giờ đi cả “. Cái võng không chân nhưng “đi khắp nước “. _Từ đó em có kết luận gì ? (Đối với những từ nhiều nghĩa ,nghĩa của từ được dùng trong câu như thế nào ? àĐọc ghi nhớ / 56 . _ Qua truyện” Phần thưởng “, em hiểu nhan đề “Phần thưởng” có mấy nghĩa ? -Nghĩa thực :khen thưởng đối với người nông dân . -Nghĩa chế giễu mỉa mai : thưởng cho tên quan cận thần là phạt 50 roi . à Câu chuyện trở nên thú vị nhờ sự thông minh ,hóm hỉnh của người nông dân qua cách dùng từ nhiều nghĩa . àH đọc toàn bộ phần ghi nhớ trang 56 . *Hoạt động 5 : Phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm . _Đọc VD 4 : Con kiến bò trên đĩa thịt bò . _Giải nghĩa từ “bò “ (1 ): Di chuyển thân thể ở tư thế bụng áp xuống ,bằng cử động của các chân . “Bò” (2) :Con bò :Động vật nhai lại ,chân hai móng ,sừng ngắn ,lông thường vàng, nuôi để lấy sức kéo ,ăn thịt hay lấy sữa . _Giữa hai từ “bò “ có thể tìm ra nét nghĩa nào chung nhất không ?Vì sao ? -không .Vì nghĩa hoàn toàn khác xa nhau . _Hai từ “bò “ trong câu gọi là hiện tượng gì ? –Đồng âm . à Cần phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa . -Từ đồng âm : 2 từ ,đọc âm giống nhau ,nhưng nghĩa khác xa nhau . -Từ nhiều nghĩa : 1 từ có nhiều nghĩa , giữa các nghĩa có cơ sở ngữ nghĩa chung . *Hoạt động 6 : Luyện tập . I.Bài học : 1.Từ nhiều nghĩa: Vd: *Học hành à Từ một nghĩa. *Chân à Từ nhiều nghĩa. 2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: a .Chuyển nghĩa là gì ? b. Các nét nghĩa trong từ nhiều nghĩa *Nghĩa gốc . VD : Chân : Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật , dùng để đi đứng ( đau chân , nhắm mắt đưa chân) *Nghĩa chuyển. VD : Chân : Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật ,tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền ( chân núi, chân răng ) c. Cách hiểu nghĩa của từ . àHọc ghi nhớ trang 56 . II .Luyện tập : A.Ở lớp : Bài 1,2,3 SGK . Bài 5 SBT / 23 B.Về nhà : Bài 4,5 / 57 SGK 4 .Củng cố -_Luyện tập : A.Giải BT ở lớp : *Bài 1 /56 : Tìm từ chỉ bộ phận cơ thể người được dùng chuyển nghĩa . -Đầu : + Đau đầu ,nhức đầu .(Phần trên cùng của cơ thể người hay phần trước nhất của cơ thể động vật ,nơi chứa óc và nhiều giác quan khác ) +Đầu sông ,đầu nhà .(Phần trước nhất của một bộ phận ) +Đầu mối .(Nơi đầu tiên ,nơi chính ,từ đó sẽ toả đi các nơi khác ) -Tay : +Trặc tay ,cánh tay .(Bộ phận phía trên của cơ thể người ,từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm ) +Tay ghế, tay đòn .( Bộ phận của vật tương ứng với tay hay có hình dáng chức năng như tay) +Tay súng , tay anh chị.(Chỉ khả năng hoạt động nào đó của con người ) -Mũi : +Sổ mũi ,mũi tẹt .(Bộ phận nhô lên ở giữa mặt người và động vật có xương sống ,dùng để thở ) +Mũi kim ,mũi kéo ,mũi thuyền .( Bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước ) +Cánh quân chia làm ba mũi . (Bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tiến công theo một hướng nhất định ). *Bài 2/56 :Tìm bộ phận chỉ cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người . _ Lá à lá phổi ,lá lách . _ Quảà quả tim , quả thận . *Bài 3/57 :Thực hành nói . a.Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động : cái cưa àcưa gỗ ; hộp sơn à sơn cửa ; cân muốiàmuối dưa b.Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị : đang bó lúa à ba bó lúa ; đang nắm cơm à hai nắm cơm ; cuộn tờ giấy à một cuộn giấy . *Bài 5 SBT trang 23: Điền thứ tự nghĩa của từ “chín” - 1,2,3,4 Vườn cam chín đỏ. (1) Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín. (3) Ngượng chín cả mặt. (4) Trên cây, hồng xuân đã bắt đầu chín.(1) Cơm sắp chín, có thể dọn ăn được rồi.(2) Lúa chín đầy đồng.(1) Gò má chín như quả bồ quân.(4) B.Ở nhà : -Làm BT4,5 SGK / 57 5. Dặn dò : 4’ *Học bài : -Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. -Học thuộc ghi nhớ / 56 SGK -Làm BT4,5 SGK / 57 *Chuẩn bị : Bài “ Lời văn ,đoạn văn tự sự “ Lưu ý phân biệt : -Lời văn kể người khác lời văn kể việc như thế nào ? -Kiểu câu dùng giới thiệu nhân vật , kể việc ? -Mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn.
Tài liệu đính kèm: