Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh nắm được :

 -Khái niệm từ nhiều nghĩa.

 -Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 -Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Nghiên cứu SGK, tài liệu, soạn tốt giáo án, bảng phụ.

 Học sinh : Nắm bài cũ, chuẩn bị bài mới, giấy rời.

 III. Các họat động trên lớp :

 1.Kiểm tra bài cũ : (5)

 ? Những tài năng nào sau đây không gắn với nhân vật sọ dừa ?

 A.Chăn bò giỏi.

 B.Có phép lạ hô mưu, gọi gió làm thành giông bão.

 C.Thông minh, học giỏi, đỗ trạng.

 D.Đón trước được sự việc.

 ? Truyện “Sọ Dừa” thể hiện ước mơ gì của người xưa ?

 A.Mưa thuận, gió hòa.

 B.Chinh phục được thiên nhiên.

 C.Công lí và công bằng giữa người với người.

 D.Cuộc sống ấm no, thái bình.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG 
	CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
	Tiết chương trình : Tiết : 19. Tuần : 05.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh nắm được :
	-Khái niệm từ nhiều nghĩa.
	-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
	-Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Nghiên cứu SGK, tài liệu, soạn tốt giáo án, bảng phụ.
	Học sinh : Nắm bài cũ, chuẩn bị bài mới, giấy rời.
	III. Các họat động trên lớp :
	1.Kiểm tra bài cũ : (5’)
	? Những tài năng nào sau đây không gắn với nhân vật sọ dừa ?
	A.Chăn bò giỏi.
	B.Có phép lạ hô mưu, gọi gió làm thành giông bão.
	C.Thông minh, học giỏi, đỗ trạng.
	D.Đón trước được sự việc.
	? Truyện “Sọ Dừa” thể hiện ước mơ gì của người xưa ?
	A.Mưa thuận, gió hòa.
	B.Chinh phục được thiên nhiên.
	C.Công lí và công bằng giữa người với người.
	D.Cuộc sống ấm no, thái bình.	
	2. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Trong tiếng Việt có từ có một nghĩa, có tứ có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa là do thay đổi nghĩa của từ. Như vậy từ nhiều nghĩa là gì và hiện tượng chuyển nghĩa của từ như thế nào, tiết học hôm nay giúp các em hiểu được điều đó.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
15’
2’
8’
2’
I.Từ nhiều nghĩa :
1.Ví dụ :
-Băn khoăn : lo lắng, không yên trong dạ.
-Chân :
 + Bộ phận dưới cùng của con người, động vật dùng để đi lại.
 + Là bộ phận dưới cùng của đồ vật, dùng để nâng đỡ, làm điểm tựa.
+Biểu tượng cương vị, phận sự, tài năng.
 + Bộ phận dưới cùng chỉ vật tiếp giáp và bám vào nền.
+ Phần hùng, phần sở hữu.
+ Sự thật, hiện thực.
 + Chỉ cái cằn cỏi, cái lâu đời.
2. Ghi nhớ :
Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
* Ghi nhớ : (SGK trang 56)
Hoạt động 1 : Gv cho hs tìm hiểu nghĩa của các từ như băn khoăn, chân.
?.Băn khoăn, chân có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?.Từ chân có nghĩa thứ nhất là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Hãy tìm nghĩa thứ hai của từ chân, chân trong chân bàn, chân kiềng. (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Như nói anh ấy có chân trong hội đồng nhân dân Tỉnh, cậu ấy có chân đội tuyển cờ vua.từ chân trong những cách nói ấy có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Chân trong chân tường, chân núi, chân răng có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Chân trong chân hụi, chân thịt có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Con người phải hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ – từ chân ở đây có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Từ chân trong chân đất bặc màu, chân đất phù sa có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GVkết kuận).
-GV khái quát lại nội dung cho hs nắm và rút ra kết luận, đọc phần ghi nhớ.
-GV chuyển ý sang phần II của bài học.
Hoạt động 2 : Cho hs quan sát lại nghĩa của từ chân, cho hs đọc các câu hỏi ở phần II.
?. Tìm mối quan hệ giữa các nghĩa của từ chân ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Trong một câu cụ thể một từ thường được dùng với mấy nghĩa ? (HS trả lời, GVkết kuận).
?. Trong bài thơ “Những cái chân” từ chân được dùng với nghĩa nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GV khái quát lại bài ở các phần, cho hs đọc phần ghi nhớ, dặn ghi vào bài.
-GV chuyển ý sang phần luyện tập.
-HS chú ý theo dõi để trả lời tốt các câu hỏi.
-Là lo lắng, không yên trong dạ.
-Chỉ bộ phận dưới cùng của con người, động vật dùng để đi lại.
-Chỉ bộ phận dưới cùng của độ vật dùng để nâng đỡ, làm điểm tựa.
-Từ chân biểu tượng vị, phận sự, tài năng.
-Bộ phận dưới cùng chỉ vật tiếp giáp và bám vào nền.
-Chỉ phần hùng, phần sở hữu.
-Chân chỉ cái sự thật, cái hiện thực.
-Chỉ cái cằn cõi, cái lâu đời.
-HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ để rút ra bài học.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS quan sát và chú ý để trả lời tốt các câu hỏi.
-Nghĩa gốc của từ chân là chỉ bộ phận dưới cùng.
-Trong một câu cụ thể một từ thông thường có một nghĩa, được dùng với một nghĩa.
-Từ chân được dùng với nghĩa chuyển : chân gậy, chân compa, kiềng, bàn,
-HS đọc to phần ghi nhớ và chú ý lắng nghe để nắm bài.
-HS chú ý.
(8’) III. Luyện tập : Bài tập 1, 2, 3, 4 – SGK trang 56.
	-GV : Cho hs đọc các bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách trả lời bài tập, cho hs thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét, GV kết luận.
	HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm, trình bày theo gợi ý sau :
	* Bài tập 1 : Ba từ chỉ bộ phận người và một số VD về sự chuyển nghĩa của chúng.
	-Mắt người : Chuyển nghĩa : mắt lưới, mắt sàng, mắt khóm, mắt tre, mắt xích,.
	-Ruột người : Chuyển nghĩa : ruột bút, ruột xe,
	-Tai người : Chuyển nghĩa : tai ấm, tai cối xay,.
	* Bài tập 2 : Trong tiếng việt có một từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo các từ chỉ bộ phận con người : quả thận, quả tim, lá gan, cuống phổi,.
	* Bài tập 3 : Tìm thêm VD về những từ :
	a) Chỉ sự vận chuyển thành chỉ hành động :
	+ Cái cưa – cưa gỗ + Cái khoan – khoan gỗ 	
 + Cái bào – bào gỗ + Cái sàn – sàn gạo 
	+ Cái đục – đục gỗ 	 + Cái quạt – quạt lúa	b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị :
 + Gánh củi đi – một gánh củi
	+Bó lúa vào – hai bó lúa
	+Tát nước lên – năm lượt lát
	* Bài tập 4 : Trả lời các câu hỏi :
	a) Trong đoạn văn đã cho tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng :
	-Nghĩa đen : bụng là bộ phận trong cơ thể của người hoặc động vật chứa gan, ruột, dạ dày, lá lách, mật.
	-Nghĩa bóng : bụng biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra đối với người với việc nói chung	-Ý của tác giả Hoàng Sĩ Đình là rất đúng.
	b) Trong các trường hợp sau :
	-Aên cho ấm bụng itừ bụng chỉ bộ phận trong cơ thể con người.
	-Anh ấy tốt bụng itừ bụng chỉ tấm lòng của anh ấy.
	-Chạy nhiều, bụng chân săn chắc itừ bụng chỉ bắp thịt của cẳng chân.
3.Củng cố kiến thức : (3’)
	?.Tìm hiểu nghĩa của từ “Lồng”.
	?.Nghĩa gốc là nghĩa như thế nào ? Nghĩa chuyển là nghĩa	 như thế nào ?
4.Dặn dò : (1’)
	-Về nhà xem lại bài, xem lại bài tập cho hoàn chỉnh.
	-Chuẩn bị bài : Đọc nội dung và trả lời câu hỏi bài : “Lời văn, đoạn văn trong văn tự sự”.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19.doc