Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua bài học GV giúp HS:

 - Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự,bố cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự,mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.

 - Rèn kĩ năng tìm chủ đề,làm dàn bài trước khi viết bài.

 - Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.

B. CHUẨN BỊ

 - GV: Bảng phụ

 - HS: Đọc trước bài.

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 I. Ổn định tổ chức ( 1)

 II. Kiểm tra bài cũ ( 4)

 1. Em hiểu gì về sự việc trong văn tự sự ?

 2. Em hiểu gì về nhân vật trong văn tự sự ?

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 3394Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 14: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14
chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
a. mục tiêu cần đạt
 Qua bài học GV giúp HS :
 - Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự,bố cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự,mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề.
 - Rèn kĩ năng tìm chủ đề,làm dàn bài trước khi viết bài.
 - Tập viết mở bài cho bài văn tự sự.
b. chuẩn bị
 - GV : Bảng phụ
 - HS : Đọc trước bài.
c. tiến trình dạy – học
 I. ổn định tổ chức ( 1’)
 II. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 1. Em hiểu gì về sự việc trong văn tự sự ? 
 2. Em hiểu gì về nhân vật trong văn tự sự ?
 III. Bài mới ( 35’)
 * GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
 ? Trong văn bản ,thầy Tuệ Tĩnh có việc làm gì đáng lưu ý
 HS nêu.
 ? Việc làm đó đã nói lên phẩm chất gì của thầy thuốc
 ? Vấn đề chính ( ý chính) thể hiện trong câu chuyện là gì
 HS nêu. GV chốt.
 ? Em hãy tìm xem câu văn nào trực tiếp nêu chủ đề của văn bản ? Gạch dưới câu văn đó
 HS tìm -> gạch chân ( câu 2).
 HS đọc 3 nhan đề trong SGK.
 ? Nhan đề nào thể hiện rõ chủ đề văn bản
 HS xác định.
 GV kết luận : Cả 3 đều thể hiện rõ chủ đề vì đều nhấn mạnh lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh.
 ? Em có thể đặt cho văn bản này một nhan đề khác được không
 HS thử đặt tên.
 HS theo dõi bài văn -> trả lời câu hỏi.
 ? Bài văn gồm mấy phần ? Là những phần nào
 HS xác định.
 ? Em hãy đọc và nêu nhiệm vụ của từng phần
 Hs nêu.
 GV đưa bảng phụ ghi dàn bài.
 GV chốt : Trước khi viết bài văn bắt buộc phải xây dựng dàn bài.
? Qua phân tích VD, em hiểu thế nào là chủ đề của bài văn tự sự
? Dàn bài bài văn tự sự gồm mấy phần 
 ? Nhiệm vụ của từng phần
 HS nêu.
 HS đọc truyện -> trả lời các câu hỏi.
 ? Chủ đề câu chuyện nhằm biểu dương và chế giễu điều gì
 ? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề
 GV yêu cầu HS ghi lại câu văn thể hiện chủ đề.
 ? Hãy chỉ ra các phần trong văn bản : MB,TB,KB
 HS chỉ ra.
 ? Truyện này có gì giống về bố cục và khác về chủ đề với truyện Tuệ Tĩnh
 HS so sánh.
 ? Sự việc trong thân bài thú vị ở điểm nào
 HS nêu -> phân tích.
 GV chốt.
 HS nêu yêu cầu bài 2.
 HS đọc lại STTT và STHG.
 ? Cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa
 ? Kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào
 HS nêu.GV kết luận.
 ? Có mấy cách kết bài
 HS nêu.
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự ( 20’)
1. Ví dụ ( SGK)
2. Nhận xét
 - Con nông dân nhưng bệnh nặng 
=> Chữa trước.
 - Nhà quí tộc bệnh nhẹ => Chữa sau.
-> Thương yêu, hết lòng chữa trị cho người bệnh.
- ý chính ( Vấn đề chính) : ca ngợi lòng
 thương người của thầy Tuệ Tĩnh
 Chủ đề
 Dàn bài
a. Mở bài 
 Giới thiệu chung về thầy Tuệ Tĩnh chữa bệnh giúp người.
b. Thân bài
 Kể diễn biến sự việc: thầy Tuệ Tĩnh chữa cho con người nông dân bị gẫy chân rồi mới đến nhà quí tộc xem bệnh đau lưng
c. Kết bài
 Kết thúc sự việc.
3. Ghi nhớ 
 - Chủ đề :Là vấn đề chủ yếu mà người viết đặt ra trong văn bản.
- Dàn bài : 3 phần
+ Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật,sự việc.
+ Thân bài : Kể diễn biến sự việc.
+ Kết bài : Kết thúc sự việc.
II. Luyện tập ( 15’)
Bài tập 1: Truyện Phần thưởng
a. Biểu dương : Trí thông minh,tính chân thật,dũng cảm của người nông dân.
 - Chế giễu : Kẻ tham lam.lũ quan lại tham nhũng dốt nát.
 - Sự việc : tập trung thể hiện chủ đề: người nông dân xin vua thưởng roi : “ xin bệ hạ cho thần 50 roi ... mỗi người 25 roi”
b. Dàn bài 
MB : “Một người ... nhà vua”.
TB : “ Ông ta ... hai mươi nhăm rúp”
KB : “ Nhà vua ... nghìn rup”
c. So sánh với văn bản Tuệ Tĩnh
- Giống : bố cục 3 phần.
- Khác : chủ đề:
+ VB Tuệ Tĩnh: ca ngợi y đức,lòng thương người của Tuệ Tĩnh.
+ VB phần thưởng : biểu dương người nông dân,chế giễu quan lại.
d. Điều thú vị ở thân bài.
 - Nói tới thưởng người ta không thể nghĩ là dùng hình phạt để ban ơn.
- Tên quan không ngờ người nông dân lại xin ban ơn oái oăm như vậy để trừng trị hắn.
=> Đó là trí thông minh,lòng tự tin,hóm hỉnh của người nông dân.
Bài tập 2
- Mở bài : ST- TT => Nêu tình huống.
 STHG => Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài.
- Kết bài : ST – TT => Nêu sự việc tiếp diễn.
 STHG => Nêu sự việc kết thúc.
-> Có nhiều cách mở bài :
+ Kể tình huống nảy sinh câu chuyện.
+Chỉ một thời gian sôi nổi.
+ Giới thiệu hành động của nhân vật.
+ Tả cảnh
+ Bằng một ý nghĩ ...
-> Cách kết bài :
+ Sự việc còn tiếp diễn
+ Sự việc kết thúc.
 IV. Củng cố ( 3’)
 1. Phần thân bài của bài văn tự sự có chức năng gì ?
 A. Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
 B. Kể diễn biến của sự việc;
 C. Kể kết cục của sự việc;
 D. Nêu ý nghĩa bài học.
 2. Trước khi chính thức viết bài văn tự sự,có cần lập dàn bài không ? Vì sao ?
 A. Không cần thiết,vì thầy ( cô) giáo không chấm dàn bài của bài viết tự sự;
 B. Không cần thiết nếu đã làm quen với bài văn tự sự.Như vậy đỡ mất thời gian,sức lực.
 C. Rất cần vì dàn bài sẽ giúp em viết bài văn tự sự đầy đủ ý,có trình tự chặt chẽ,hợp lí.
 D. Có thể cần và cũng có thể không.Điều đó phụ thuộc vào việc em có nắm được hay không vấn đề em sẽ viết trong bài văn tự sự.
 V. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
 - Tìm chủ đề truyện Thánh Gióng,Bánh chưng,bánh giầy nói rõ cách thể hiện chủ đề truyện,lập dàn ý.
 - Chuẩn bị : Tìm hiều đề và cách làm bài văn tự sự.
 ------------------------- ********************-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc