Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) - Nguyễn Thị Hoa

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) - Nguyễn Thị Hoa

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện, thấy được vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong truyện.

- GD: ý thức trân trọng những vị anh hùng dân tộc, truyền thống của dân tộc.

- Rèn: Kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo trong truyền thuyết.

* Trọng tâm: Đọc , tìm hiểu ý nghĩa của truyện.

* Tích hợp: Khái niệm về truyền thuyết, từ mượn, sự việc trong văn tự sự, dàn bài của bài văn tự sự.

B. Chuẩn bị:

1/ GV: Soạn bài, bảng phụ, tranh Hồ Gươm.

2/ HS: Học bài, soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

1/ ổn định: 1'

2/ Kiểm tra bài cũ: 5'

SV và nhân vật trong văn tự sự có những đặc điểm gì?

Đáp án: Sự việc do các nhân vật thực hiện diễn ra cụ thể có mở đầu, phát triển kết thúc thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Nhân vật là người thực hiện các sự việc, được thể hiện trong văn bản có nhân vật chính và nhân vật phụ.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích Hồ Gươm (Truyền thuyết) - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13: Sự tích hồ gươm
(Truyền thuyết)
Soạn: 08/09/2009
Dạy: 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp hs hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện, thấy được vẻ đẹp của 1 số hình ảnh trong truyện.
- GD: ý thức trân trọng những vị anh hùng dân tộc, truyền thống của dân tộc.
- Rèn: Kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo trong truyền thuyết.
* Trọng tâm: Đọc , tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
* Tích hợp: Khái niệm về truyền thuyết, từ mượn, sự việc trong văn tự sự, dàn bài của bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị: 
1/ GV: Soạn bài, bảng phụ, tranh Hồ Gươm.
2/ HS: Học bài, soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 5'
SV và nhân vật trong văn tự sự có những đặc điểm gì?
Đáp án: Sự việc do các nhân vật thực hiện diễn ra cụ thể có mở đầu, phát triển kết thúc thể hiện tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Nhân vật là người thực hiện các sự việc, được thể hiện trong văn bản có nhân vật chính và nhân vật phụ.
3/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1.
HS: Đọc diễn cảm, chú ý lời dẫn truyện phải có sức hấp dẫn, lời thoại phải thể hiện tính cách nhân vật, quyết tâm dứt khoát.
GV: Hai HS đọc truyện.
 GV:Truyền thuyết này phản ánh thời kỳ lịch sử nào (Lê Lợi đánh giặc Minh).
GV: Em hiểu như thế nào về giặc Minh? Trong truyện có nhắc tới những địa danh nào?
HS: Trả lời .
GV:Trong văn bản có những chú thích nào là từ mượn? Giải thích?
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần?
HS: Trả lời (Về nội dung: Chia 2 phần: Lê Lợi được gươm và Lê Lợi trả gươm).
- Hãy tìm bố cục của văn bản (mở, phát triển, kết thúc?)
- HS : Đọc đoạn 1.
GV: TT ra đời vào thời kỳ lịch sử nào? Thời kỳ đó lịch sử dân tộc có sự kiện gì lớn?
Vậy TT có liên quan tới sự thật lịch sử nào?
Tại sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân LS mượn gươm thần?
HS thảo luận câu hỏi: Chi tiết kỳ ảo này thể hiện mong ước gì của nhân dân?
GV: Hãy kể vắn tắt những chi tiết, kể lại LL được gươm thần?
GV: Có phải Lê Lợi có được gươm thần ngay?
GV: Ai đã có được lưỡi gươm trước?
GV: Chuôi gươm đến với Lê Lợi trong hoàn cảnh nào?
GV: Theo em tại sao Lê Thận lại suy tôn Lê Lợi là Minh Công? 
HS: Trả lời (vì có 2 chữ Thuận Thiên -> việc làm của Lê Lợi được cả đất trời, tổ tiên ủng hộ)
GV: Trong việc Lê Lợi có được gươm thần có rất nhiều yếu tố kỳ ảo, theo em những yếu tố kỳ ảo ở đây mang ý nghĩa gì?
GV: Việc lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng có ý nghĩa gì?
GV: Lưỡi gươm và chuôi gươm khi tra vào vừa in thể hiện nguyện vọng gì của nhân dân? 
 (Liên hệ truyền thuyết CRCT: "khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn")
GV: Lê Lợi có được gươm báu "Thuận Thiên" và Lê Thận dâng gươm báu cho Lê Lợi, chi tiết hoang đường này thể hiện ý gì của muôn dân, theo em ý nguyện đó là gì?
GV:Chi tiết hoang đường này còn đề cao điều gì? (Đề cao ai? đề cao t/c gì của cuộc khởi nghĩa?)
GV: Trong tay Lê Lợi, gươm thần đã phát huy sức mạnh ntn?
GV: Theo em chiến thắng này là do sức mạnh nào làm nên?
GV: Nếu thanh gươm ở tay người khác có sức mạnh như vậy không?
HS: Trả lời ( Không vì chỉ ở tay Lê Lợi gươm mới sáng chữ "Thuận Thiên" Lê Lợi mới là Minh Công)
GV: Gươm thần được trao trả trong hoàn cảnh nào? Tại sao Thần lại đòi gươm trong hoàn cảnh như vậy?
GV:Trong truyện này xuất hiện Rùa vàng, nhân vật Rùa vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết nào? (ADV xây thành Cổ Loa). Vậy yếu tố Rùa vàng trong truyền thuyết dân gian mang ý nghĩa gì?
GV: Quan sát bức tranh SGK, bức tranh này ứng tới phần nào trong tác phẩm?
HS: Trả lời (Lê Lợi hoàn gươm cho Long Quân)
GV: Từ đây em hiểu thêm ý nghĩa nào nữa của TTHG?
- HS đọc phần kết thúc.
GV:Phần kết thúc này giải thích điều gì?
GV: TT có nhiều yếu tố kỳ ảo hoang đường gắn với sự kiện lịch sử ở TK 15 của dân tộc, gắn với nhiều địa danh nổi tiếng. Vậy theo em nhân dân ta sáng tạo truyền thuyết này nhằm thể hiện thái độ tình cảm gì? Giải thích điều gì?
GV: Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chiếc gươm?
HS: Trả lời ( Đây là thanh gươm tinh thần, thể hiện tư tưởng , tình cảm, sức mạnh của toàn dân)
GV: Tại sao Lê Lợi có được gươm ở TH, trả gươm lại ở Thăng Long? (Chú ý vai trò, vị trí của thành TL?)
Hoạt động 3.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích : 13'
1/ Đọc:
2/ Tìm hiểu chú thích:
1- Giặc Minh: Giặc phương Bắc, triều đại nhà Minh.
3- L. Sơn.
12- Hoàn kiếm.
6- Thuận thiên.
9- Minh công
* Bố cục: 2 phần.
II. Đọc, hiểu văn bản: 19'
- Từ đầu -> để họ giết giặc: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
- Tiếp -> mặt hồ xanh: Lê Lợi được gươm, trả gươm (diễn biến câu chuyện).
- Còn lại: Kết thúc sự việc.
1/ Giới thiệu hoàn cảnh ra đời
- Giặc Minh đô hộ nước ta.
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nổi dậy nhưng còn khó khăn.
- Đức Long Quân quyết định giúp đỡ.
=> Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn ở thế kỷ 15.
=> Đức Long Quân muốn nghĩa quân thắng giặc.
=> Những người yêu nước thương dân được thần thiêng giúp đỡ (chiến tranh chính nghĩa -> giải phóng dt).
2/ Lê Lợi được gươm và trả gươm.
a) Lê Lợi được gươm.
- Lê Thận đánh cá được lưỡi gươm
-> Ra nhập nghĩa quân Lam Sơn.
- Lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi sáng lên "Thuận Thiên".
- Lê Lợi bị giặc đuổi vào rừng -> lấy được chuôi gươm, lắp vào lưỡi gươm vừa in.
- Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi, thề theo ông đánh giặc.
-> Thể hiện tinh thần đoàn kết 1 lòng "4 cõi một nhà " cùng giết giặc.
=> Nguyện vọng của nhân dân: Có minh chủ để gửi gắm niềm tin, khát vọng được sống trong hoà bình, khát vọng "4 cõi 1 nhà" chống giặc ngoại xâm cùng thề quyết đấu giải phóng dân tộc.
* Việc Lê Lợi có được gươm báu "Thuận Thiên" được Lê Thận dâng gươm báu thể hiện ý của muôn dân trao cho Lê Lợi trách nhiệm lớn lao, lãnh đạo nhân dân đánh giặc, Lê Lợi đã nhận trách nhiệm mà dân tộc, đất nước giao phó.
-> Đề cao t/c chính nghĩa, t/c nhân dân của cuộc kháng chiến đề cao vai trò của Lê Lợi.
* Gươm thần giúp nghĩa quân.
- Tung hoành trên khắp trận địa.
- Mở đường để nghĩa quân đánh tan quân giặc.
=> Chiến thắng do tướng tài, vũ khí sắc bén, sự đoàn kết của muôn dân.
b) Lê Lợi trả gươm:
- Giặc tan, đất nước thanh bình, Lê Lợi cưỡi thuyền Rồng dạo chơi.
=> Thể hiện ước vọng muốn chấm dứt chiến tranh, được sống trong hoà bình của nhân dân.
=> Yếu tố RV trong truyền thuyết dân gian là yếu tố thể hiện sự linh thiêng của đất trời, giúp những người làm việc chính nghĩa.
=> Giải thích nguồn gốc Hồ Gươm.
3/ Kết thúc: 1'
- Hồ TV mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
-> Một cái tên có ý nghĩa lịch sử, rất thiêng liêng với người dân nước Việt.
4/ ý nghĩa của truyền thuyết : 3'
- Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập:
1/ BT2:
-> Nếu như vậy không thể hiện được t/c toàn dân, trên dưỡi 1 lòng của nhân dân ta.
-> Mất đi tính ND của cuộc khởi nghĩa.
2/ BT 3:
-> TL là thủ đô, là biểu tượng của cả nước.
-> Thể hiện tinh thần yêu hoà bình của nhân dân.
4/ Củng cố: 
Thế nào là truyền thuyết? Kể tên những truyền thuyết đã học?
5/ Dặn dò: Ôn văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc