Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2010-2011

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

1.Kiến thức:

Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật của truyện “Bánh chưng, bánh giầy”,

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính trong truyện

3.Thái độ: Giáo dục ý thức quý trọng các sản phẩm lao động và người lao động, giữ gìn phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc

B.Chuẩn bị của giáo viên, học sinh

-Giáo viên:Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về cảnh nhân dân ta gói bánh chưng, bánh giầy trong ngày lễ tết

-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của sgk và giáo viên

C.Phương pháp

-Thuyết trình

-Trực quan

-Vấn đáp

-Thảo luận nhóm

D. Các hoạt động dạy học

1.Ổn định tổ chức

2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là truyền thuyết? Ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”?

3.Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới

Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho HS

Phương pháp: Thuyết trình

Thời gian: 2 phút

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản

Mục tiêu: HS thấy được Bánh chưng bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước. Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện

Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp tái hiện

Thời gian: 8 phút

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức

Hướng dẫn HS cách đọc và đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc

Nhận xét cách đọc và yêu cầu HS tìm hiểu phần chú thích

Hướng dẫn HS cách kể ngắn gọn nội dung của truyện, đủ nhân vật, đủ chi tiết chính

Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại nào?

Giới thiệu: Đây là một tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước 3 hs lần lượt đọc hết văn bản

Tìm hiểu chú thích

Tập kể chuyện

Trả lời I.Đọc và kể

1.Đọc

2.Kể

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

Mục tiêu:HS thấy được hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước thông qua hình ảnh nhân vật Lang Liêu, thấy được thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước đó là lúa gạo và quan niệm đề cao lao động của người Việt cổ

Phương pháp: Vấn đáp, phân tích cắt nghĩa,thuyết trình

Kĩ thuật dạy học: Khăn phủ bàn

Thời gian: 25 phút

 

doc 27 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 383Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 10 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/8/2010
Ngày giảng:17/8/2010	
Tiết 1: con Rồng, cháu tiên
A.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: 
Giúp HS hiểu được định nghĩa truyền thuyết, hiểu nội dung, ý nghiã của truyện, những nét chính về nghệ thuật của truyện
Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, kể tóm tắt truyện, kể lại truyện bằng lời văn của bản thân, kỹ năng phân tích, cảm thụ, tìm hiểu truyền thuyết.
3.Thái độ: Giáo dục lòng biết ơn cha ông ta và ý thức tự hào về nòi giống dân tộc
B.Chuẩn bị của GV và HS
GV: sưu tầm tranh ảnh, nghiên cứu tài liệu tham khảo
HS : Chuẩn bị bài ở nhà
C.Phương pháp
-Thuyết trình
-Trực quan
-Vấn đáp
-Thảo luận nhóm
D.Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh đầu năm học
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu:Tạo tâm thế và định hướng cho HS
Phương pháp: Sử dụng một số tranh ảnh, gợi nhớ về ngày giỗ tổ Hùng vương
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
Mục tiêu : HS nắm được khái niệm truyền thuyết, các nhân vật, sự kiện, cốt truyện của tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu
Phương pháp:Vấn đáp táI hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hướng dẫn học sinh cách đọc: rõ ràng, nhấn mạnh các chi tiết kỳ ảo. Thể hiện rõ lời thoại của Lạc Long Quân và âu Cơ.
Nhận xét và sửa lỗi đọc cho học sinh
Yêu cầu HS đọc chú thích
Hướng dẫn cách kể cho HS :đúng nội dung chính, ngắn gọn bằng lời dẫn dắt của bản thân.
Truyện thuộc thể loại nào? 
Em hiểu thế nào là truyện truyền thuyết?
Thế nào là yếu tố kỳ ảo tưởng tượng?
Giới thiệu thêm về truyền thuyết
Đọc truyện
Theo dõi phần chú thích, nắm nghĩa các từ ngữ khó
Tập kể truyện. NX cách kể của của các bạn.
Trả lời
Trả lời dựa theo phần chú thích sgk
Trả lời
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2.Kể
3.Thể loại
Truyền thuyết
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
Mục tiêu:HS nắm được giá trị nội dung của truyện là giảI thích nguồn gốc cao quý của dân tộc, thấy được những đặc sắc về mặt nghệ thuật kể, đặc biệt là việc sử dụng các chi tiết kì lạ, hoang đường
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích cắt nghĩa, trực quan, nêu và giảI quyết vấn đề, thảo luận nhóm
Kĩ thuật dạy học: Động não
Thời gian:20 phút
Truyện này gắn với thời kỳ nào trong lịch sử dân tộc?
Thời đại Hùng Vương dựng nước
Truyện kể về những ai? Kể về những việc gì?
Hãy tìm ra các chi tiết thể hiện nguồn gốc , hình dạng của hai nhân vật này?
Lạc Long Quân: thần nòi rồng, sống dưới nước, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, giúp dân diệt trừ yêu quái.
Âu Cơ: dòng tiên, sống trên cạn, xinh đẹp tuyệt trần
Em có cảm nhận như thế nào về hai nhân vật này?
Nguồn gốc thần tiên, đẹp đẽ là một đôi trai tài, gái sắc 
Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì lạ? 
Một người sống dưới nước kết duyên với một người ở trên cạn và sống với nhau ở trên cạn.
Việc sinh nở của Âu Cơ có gì khác thường?
Yêu cầu HS thảo luận nhóm
Chi tiết cái bọc trăm trứng nở ra trăm con có ý nghĩa gì?
Khẳng định rằng tất cả những người con đất Việt đều có chung nguồn gốc.
Cho HS quan sát tranh
Bức tranh có nội dung gì?
Nguyên nhân nào dẫn tới việc Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau?
Một người sống dưới nước một người sống trên cạn không hợp nhau
Họ chia con như thế nào và nhằm mục đích gì?
Có ý kiến cho rằng điều giao ước giữa hai vợ chồng thể hiện mong ước của nhân dân ta? ý kiến của em?
Ghi chép lại các ý kiến, phân tích và kết luận
Dù ở nơi nào người dân Việt cũng luôn đoàn kết , giúp đỡ nhau.
Buổi đầu dựng nước nước ta có tên là gì? Em hiểu Văn Lang nghĩa là gì?
Văn: đẹp đẽ, tươi sáng
Lang: người đàn ông khoẻ mạnh=> đất nước đẹp đẽ của những người đàn ông khoẻ mạnh
Đây là nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta gắn với lịch sử dân tộc
Việc con trưởng của Âu Cơ lên ngôi và truyền ngôi qua mỗi đời thể hiện quan niệm và tập quán gì của dân tộc ta?
Quan niệm trong gia đình và xã hội phải có trật tự, phải tôn kính người trên.
Liên hệ: lịch sử phong kiến coi trọng vị trí của người con trưởng.
Trả lời
Trả lời
Tìm các chi tiết trong văn bản
Trình bày cảm nhận của cá nhân
Trả lời
Trả lời 
Thảo luận, trình bày
Quan sát, trả lời
Trả lời
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Suy nghĩ, trả lời
II.Tìm hiểu văn bản
1.Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ
Có nguồn gốc thần tiên, đẹp đẽ, là đôi trai tài, gái sắc => cuộc kết duyên kì lạ
2.Chuyện sinh nở của Âu Cơ
-Chuyện sinh nở kì lạ thể hiện nguồn gốc chung của người Việt
3.Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay và chia con
-Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con cùng cai quản các phương và đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng đất nước
Hoạt động 4: Tổng kết
Mục tiêu: HS kháI quát các kiến thức đã học về nội dung và nghệ thuật của truyện
Phương pháp: Khái quát hoá
Thời gian:6 phút
Tìm các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện? Vai trò của các chi tiết ấy? 
Tô đậm tính chất đẹp đẽ, kỳ lạ của nhân vật, thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc, giống nòi, làm tăng sức hấp dẫn cho truyện.
Truyện Con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa như thế nào?
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk
Tìm các chi tiết trong văn bản, suy nghĩ và trả lời về vai trò của các yếu tố đó
Rút ra kết luận về ý nghĩa của truyện
Đọc ghi nhớ
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
2.Nội dung ý nghĩa
*Ghi nhớ(sgk)
Hoạt động 5: Củng cố, liên hệ thực tế
Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Phương pháp: vấn đáp, trực quan
Thời gian:6 phút
Để thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc nhân dân Việt Nam đã có những việc làm nào? 
Tổ chức ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương tại đền Hùng vào ngày 10-3 âm lịch
Cho HS quan sát tranh về đền Hùng
ở trường em, quê hương em đã có những hành động nào để đề cao nguồn gốc dân tộc và thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên mình?
Em biết những truyện nào cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện này?
Liên hệ thực tế trả lời
Quan sát tranh
Liên hệ trả lời
Trả lời
Hoạt động 6: HDHS học ở nhà
Thời gian: 1 phút
GV yêu cầu HS kể tóm tắt truyện, học bài và chuẩn bị văn bản Bánh chưng, bánh giầy
D. Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn:17/8/2011
Ngày giảng:19/8/2011
Tiết 2: bánh chưng, bánh giầy
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1.Kiến thức:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật của truyện “Bánh chưng, bánh giầy”, 
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính trong truyện
3.Thái độ: Giáo dục ý thức quý trọng các sản phẩm lao động và người lao động, giữ gìn phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc
B.Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
-Giáo viên:Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về cảnh nhân dân ta gói bánh chưng, bánh giầy trong ngày lễ tết
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của sgk và giáo viên
C.Phương pháp
-Thuyết trình
-Trực quan
-Vấn đáp
-Thảo luận nhóm
D. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là truyền thuyết? ý nghĩa của truyền thuyết “Con rồng cháu tiên”?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho HS
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS thấy được Bánh chưng bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước. Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện của truyện
Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp tái hiện
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hướng dẫn HS cách đọc và đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc
Nhận xét cách đọc và yêu cầu HS tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn HS cách kể ngắn gọn nội dung của truyện, đủ nhân vật, đủ chi tiết chính
Truyện Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể loại nào?
Giới thiệu: Đây là một tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước
3 hs lần lượt đọc hết văn bản
Tìm hiểu chú thích
Tập kể chuyện
Trả lời
I.Đọc và kể
1.Đọc
2.Kể
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Mục tiêu:HS thấy được hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước thông qua hình ảnh nhân vật Lang Liêu, thấy được thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước đó là lúa gạo và quan niệm đề cao lao động của người Việt cổ
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích cắt nghĩa,thuyết trình
Kĩ thuật dạy học: Khăn phủ bàn
Thời gian: 25 phút
Truyện kể về những nhân vật nào, về sự việc gì?
Đoạn truyện từ đầu đến “ Tiên vương chứng giám” thể hiện nội dung gì?
Tại sao vua Hùng muốn chọn người nối ngôi? Tiêu chuẩn và cách thức chọn người nối ngôi là gì?
ở truyện Con Rồng cháu Tiên chúng ta đã thấy theo tục lệ vua cha sẽ truyền ngôi như thế nào? Em có nhận xét gì về cách truyền ngôi của vua Hùng ?
Theo tục lệ vua thường truyền ngôi cho con trưởng nhưng ở đây vua Hùng khi truyền ngôi đã đặt tiêu chí tài đức lên hàng đầu. Đây là suy nghĩ rất tiến bộ.
Tại sao vua Hùng lại yêu cầu các con soạn lễ cúng Tiên vương để chọn người nối ngôi? Điều đó thể hiện phong tục gì của nhân dân ta?
Vì vua muốn việc chọn người nối ngôi sẽ có tổ tiên chứng giám. Đây chính là phong tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta 
Tình huống thách đố thử tài để các nhân vật bộc lộ mình như trong truyện này là tình huống khá phổ biến trong các truyện dân gian.
Vua Hùng chọn người nối ngôi như thế nào?
Gọi HS đọc đọan truyện thứ 2
Nội dung của đoạn truyện này?
So với các lang khác, hoàn cảnh sống của Lang Liêu có gì khác?
Khi vua cha yêu cầu các con chuẩn bị lễ vật, Lang Liêu là người buồn nhất. Vì sao vậy?
Chàng đã được thần giúp đỡ điều gì? Từ lời mách của thần Lang Liêu đã làm gì?
Việc làm đó thể hiện chàng là người như thế nào?Em có cảm nhận gì về nhân vật Lang Liêu?
Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn và yêu cầu HS thảo luận
Tại sao chồng bánh đơn giản của Lang Liêu lại được chấm nhất và chàng được chọn là người nối ngôi? Sự việc này thể hiện quan niệm của nhân dân ta đối với lao động và người lao động như thế nào?
 Bình: Bánh của chàng tuy giản dị nhưng lạ mắt tượng trưng cho trời đất.Lang Liêu đã thể hiện tài năng, lòng hiếu thảo của mình Hai loại bánh mang ý nghĩa rất lớn lao, thể hiện quan điểm quý trọng nghề nông và sản phẩm nông nghiệp của nhân dân ta đồng thời thể hiện sự trân trọng công sức lao động của con người. Lang Liêu được lựa chọn là hoàn toàn xứng đáng, hợp ý vua, ý dân và ý trời.
Cho HS quan sát tranh trong sgk
Bức tranh vẽ cảnh tượng gì? Thể hiện truyền thống gì của nhân dân ta?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Trả lời
Chỉ ra các chi tiết về hoàn cảnh sống của Lang Liêu
Trình bày cảm nhận về nh ... àm BT 3 theo nhóm
Làm bài tập
Làm bài tập
Làm bài theo nhóm, trình bày
III.Luyện tập
Bài 1
Các sự việc được kể theo trình tự thời gian. Truyện ca ngợi trí thông minh và lòng yêu cuộc sống.
Bài 2
Câu chuyện bé Mây rủ mèo bẫy chuột nhưng do tham ăn, mèo bị mắc bẫy.
Bài 3
Cả 2 văn bản đều là văn bản tự sự
Hoạt động 4: Củng cố
Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức
Phương pháp: Khái quát hoá
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 5: HDHS học bài
Thời gian: 1 phút
HD nội dung học bài: hoàn thành các bài tập. Chuẩn bị bài giờ sau
E.Rút kinh nghiệm:..
Ngày soạn: 7/9/2010
Ngày giảng:10 /9/2010
Tiết 9: sơn tinh, thuỷ tinh
Truyền thuyết
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1.Kiến thức:
Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc kể một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện, xác định ý nghĩa của truyện
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đấu tranh chống các hiện tượng thiên tai lũ lụt.	
B.Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
-Giáo viên:Tài liệu tham khảo, tranh ảnh 
-Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của sgk và giáo viên
C.Phương pháp
-Thuyết trình, vấn đáp, phân tích cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề
D. Các hoạt động dạy học
1.ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ: Kể lại truyện Thánh Gióng và nêu nội dung, ý nghĩa của truyện?(5 phút)
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho HS
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản
Mục tiêu: HS thấy được truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hoá và thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thuộc thời đại Hùng Vương, HS nắm được cốt truyện, các nhân vật và sự kiện trong truyện
Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp tái hiện
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hướng dẫn HS cách đọc, chú ý đoạn kể về cuộc giao chiến giữa hai nhân vật đọc nhanh gấp thể hiện không khí trận đánh
GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc
Nhận xét cách đọc và yêu cầu HS tìm hiểu phần chú thích
Kể tóm tắt các sự việc chính trong truyện
Truyện thuộc thể loại nào? Thuộc kiểu văn bản nào?
Truyện thuộc thể loại truyện truyền thuyết được bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hoá. Truyện thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương. Thuộc kiểu VB tự sự
3 hs lần lượt đọc hết văn bản
Tìm hiểu chú thích
Tập kể chuyện
Trả lời
I.Tìm hiểu chung về văn bản
1.Đọc và tìm hiểu chú thích
2.Kể
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Mục tiêu: HS thấy được cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh, cách giải thích hiện tượng lũ lụt và khát vọng cuả người Việt cổ trong việc chế ngự thiên nhiên.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
Kĩ thuật dạy học: động não
Thời gian: 20 phút
Truyện kể về nhân vật chính nào và kể việc gì?
Truyện kể về việc vua Hùng kén rể, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đua tài và cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
Nhân vật Sơn Tinh được kể như thế nào? Có điều gì kì lạ?
Nhân vật Thuỷ Tinh được giới thiệu như thế nào? Có điều gì kì lạ?
Em có nhận xét gì về 2 nhân vật này?
Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là những hình tượng đại diện cho 2 thế lực kì vĩ của thiên nhiên là sông và núi. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng mang đậm tính chất thần kì của nhân dân.
Hai vị thần đều đến cầu hôn nhưng vua Hùng chỉ có một người con gái. trước tình hình đó vua Hùng đã kén rể bằng cách nào?
Em có nhận xét gì về những sính lễ mà vua Hùng yêu cầu?
Sính lễ kì lạ, hiếm gặp và chỉ có ở trên cạn. Đó cũng chính là những sản phẩm của nghề trồng lúa nước và sự thuần hoá các vật nuôi. việc vua Hùng yêu cầu 2 thần sắm sính lễ cũng phản ánh một phong tục văn hoá lâu đời của người Việt.
Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đã thi tài như thế nào? Kết quả cuộc thi tài ra sao?
Thuỷ Tinh không lấy được vợ có thái độ ra sao?
Sự nổi giận của Thuỷ Tinh đã dẫn đến việc nổ ra cuộc giao tranh giữa 2 thần.
Yêu cầu HS quan sát tranh 
Qua quan sát tranh và đọc đoạn truyện kể về cuộc giao tranh giữa hai thần, em hình dung như thế nào về trận chiến giữa họ?
Trước sự tấn công điên cuồng của Thuỷ Tinh, Sơn Tinh có thái độ và hành động như thế nào? Qua đó thể hiện điều gì ở Sơn Tinh
Thể hiện ý chí kiên cường, dũng cảm, sức mạnh to lớn ở Sơn Tinh
Kết quả cuộc giao tranh?
Có ý kiến cho rằng nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh mang ý nghĩa biểu tượng. ý kiến của em?
Liệt kê các ý kiến, giải thích và kết luận
Thuỷ Tinh tượng trưng cho hiện tượng thiên tai lũ lụt xảy ra hàng năm. Sơn Tinh tượng trưng hình ảnh nhân dân Đại Việt kiên cường chống lại hiện tượng thiên tai, lũ lụt.
Trả lời
Phát hiện trả lời
Phát hiện trả lời
Trả lời
Phát hiện, trả lời
Trả lời
Lắng nghe
Phát hiện trong văn bản và trả lời
Trả lời
Quan sát,trả lời
Trả lời
Trả lời
Suy nghĩ, trình bày ý kiến cá nhân
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1.Sơn Tinh , Thuỷ Tinh và cuộc thi tài kén rể
-Sơn Tinh và Thuỷ Tinh là hai vị thần có tài năng phi thường
-Sơn Tinh giành chiến thắng trong cuộc thi tài, xứng đáng làm rể vua Hùng.
2.Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh
-Cuộc giao tranh diễn ra ác liệt 
-Trước sức mạnh, ý chí kiên cường của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thua trận
Hoạt động 4: Tổng kết, luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS khái quát kiến thức 
Phương pháp: Khái quát hoá
Thời gian: 5 phút
Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật, cách kể trong truyện?
Xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, tạo sự việc hấp dẫn, dẫn dắt kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn.
Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã thể hiện nội dung gì?
Liên hệ: Việc phòng chống thiên tai lũ lụt hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường.
Nhận xét
Suy nghĩ trả lời
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
2.Nội dung
*Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 5: HDHS học bài
Thời gian: 2 phút
GV hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài
E.Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 12/09/2010
Ngày giảng:14/09/2010
Tiết 10: nghĩa của từ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là nghĩa của từ, cách giải thích nghĩa của từ
2.Kĩ năng: Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong VB
3.Thái độ:Có ý thức sử dụng từ đúng nghĩa trong nói, viết và sửa lỗi dùng từ
B.Chuẩn bị của giáo viên và HS
GV: Tài liệu tham khảo
HS: Chuẩn bị bài ở nhà
C. Phương pháp
Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, khái quát hoá, vấn đáp, thảo luận
D.Các hoạt động dạy và học
1.ổn định tổ chức(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút): Yêu cầu HS làm bài tập 
3.Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng cho HS
Phương pháp: Thuyết trình
Thời gian: 2 phút
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm nghĩa của từ
Mục tiêu: HS nắm vững khái niệm nghĩa của từ, biết cách giải thích nghĩa của một số từ
Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, vấn đáp
Thời gian: 8 phút
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung kiến thức
Gọi HS đọc 3 ví dụ trong sgk
Những chú thích trên thuộc các văn bản nào? Đây là những từ thuần Việt hay từ Hán Việt?
Nếu lấy dấu 2 chấm làm chuẩn thì mỗi chú thích gồm mấy phần? Là những phần nào?
Đưa mô hình về các bộ phận của từ và yêu cầu HS quan sát
Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình?
Đưa ví dụ: từ “cây”
Hình thức: có một tiếng, là từ đơn
Nội dung: chỉ một loại thực vật
Theo em nghĩa của từ là gì?
Yêu cầu HS làm bài tập: Điền các từ đề đạt, đề bạt, đề cử, đề xuất vào chỗ trống cho phù hợp với nội dung
a,Trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên
b,Cử ai đó giữ chức vụ cao hơn
c,Giới thiệu ra đề lựa chọn và bầu cử
d,Đưa vấn đề ra để xem xét, giải quyết
Đọc ví dụ
Trả lời
Trả lời
Quan sát
Trả lời
Rút ra bài học
Làm bài tập
I,Nghĩa của từ là gì?
1.Ví dụ
Từ gồm 2 mặt: mặt hình thức (hình thức ngữ âm, hình thức cấu tạo và hình thức ngữ pháp)
Mặt nội dung: Điều mà từ muốn biểu hiện, chứa đựng trong hình thức=> nghĩa của từ
2.Ghi nhớ
Nghĩa của từ: Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động hoặc quan hệ) mà từ biểu thị
* Bài tập
a,đề đạt
b,đề bạt
c,đề cử
d,đề xuất
Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ
Mục tiêu: HS nắm được 2 cách giải thích nghĩa của từ, biết xác định cách giải thích nghĩa của từ trong một số chú thích đã học
Phương pháp: vấn đáp, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu
Thời gian:10 phút
Yêu cầu HS đọc chú thích 
Trong hai câu văn, từ “tập quán” và từ “thói quen” có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
a,Người Việt có tập quán ăn trầu
b,Bạn A có thói quen ăn quà vặt
Từ “tập quán” đã được giải thích nghĩa theo cách nào?
Trong các ví dụ đã xét, từ nào được giải thích theo cách này
Trong câu sau đây, từ “hùng dũng”, “oai phong” có thể thay thế cho từ “ lẫm liệt” được không? 
Tư thế của Thánh Gióng lẫm liệt như một người anh hùng.
Từ “ lẫm liệt” được giải thích nghĩa bằng cách nào?
Từ “nao núng” và “vững” có phải là từ đồng nghĩa không? từ “nao núng” đã được giải thích theo cách nào?
Có thể giải thích nghĩa của từ theo cách nào?
Yêu cầu giải thích các từ: học, già, trung thực, gan dạ
Đọc chú thích
Trả lời
Suy nghĩ, trả lời
Trả lời
Rút ra bài học
II.Cách giải thích nghĩa của từ
1,Ví dụ
Câu a có thể dùng cả 2 từ nhưng câu b không thể dùng từ “tập quán” vì “tập quán” là thói quen của số đông và được hình thành từ lâu đời còn thói quen thường gắn với một chủ thể nhất định.
Từ “tập quán”: trình bày khái niệm
Có thể thay thế từ “ lẫm liệt” bằng từ “oai phong” và “hùng dũng”=>từ đồng nghĩa
Từ “lẫm liệt”: dùng các từ đồng nghĩa
Từ “nao núng”: dùng từ trái nghĩa
2. Ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 4:Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành
Phương pháp: vấn đáp, thảo luận nhóm
Thời gian: 15 phút
Yêu cầu HS đọc lại các chú thích trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Cho biết chúng được giải thích nghĩa theo cách nào?
Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm
Yêu cầu HS làm bài tập 
Hướng dẫn: Dựa vào nghĩa của các từ được giải thích để điền 
Các từ trên được giải thích nghĩa theo cách nào?
Làm bài tập theo nhóm, chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm 3 chú thích
Làm bài tập
III.Luyện tập
Bài 1
a,Dịch từ từ Hán Việt sang từ thuần Việt
b,trình bày khái niệm
c,miêu tả đặc điểm sự vật
d,Trình bày khái niệm
đ, Dùng từ đồng nghĩa
g,Trình bày khái niệm
Bài 2
a, Học tập b,Học lỏm
c,Học hỏi d,Học hành
Hoạt động 5: Củng cố
Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức
Phương pháp: khái quát 
Thời gian: 3 phút
Hoạt động 6: HDHS học bài
Thời gian: 1 phút
HD nội dung học bài: Làm bài tập, chuẩn bị bài cho tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 6 20112012.doc