A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Giáo dục:
- Có ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên .
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nội dung bài giảng.
Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt đông 1: Khởi động:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số: 6A: .; 6B: .
2. Kiểm tra bài cũ.
- Cầu Long Biên là chứng nhân của đau thương và anh dũng được thể hiện như thế nào?
Ngày soạn:14/4/2012. Ngày giảng:6a: 6b:. Tiết 125: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T1). A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. - Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn. 2. Kỹ năng: - Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng. - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át-tơn. - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 3. Giáo dục: - Có ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên . B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nội dung bài giảng. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt đông 1: Khởi động: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 6A:..; 6B:. 2. Kiểm tra bài cũ. - Cầu Long Biên là chứng nhân của đau thương và anh dũng được thể hiện như thế nào? 3. Bài mới: *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: - Giáo viên hướng dẫn đọc - Tóm tắt. Bức thư ra đời trong hoàn cảnh nào? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? - Đối với những người da đỏ trong kí ức luôn hiện lên những điều gì tốt đẹp? Mối quan hệ của đất đai với người da đỏ được thể hiện qua những chi tiết nào? - Vì sao vị thủ lĩnh da đỏ nói đó là những điều thiêng liêng? - Tác giả đã dùng phép tu từ gì? Tác dụng? - Những điều đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ? G: Sự gắn bó của người da đỏ với đất đai là vô cùng bền chặt và sâu sắc. I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc - tóm tắt. 2. Tìm hiểu chú thích: - Hoàn cảnh viết thư: Năm 1854 Tổng thống Mĩ Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-at-tơn đã viết thư trả lời. Đây là bức thư nổi tiếng về thiên nhiên và môi trường. 3. Bố cục: 3 phần P1: Từ đầu -> cha ông chúng tôi: Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ. P2: Tiếp -> sự ràng buộc: Sự khác biệt trong cách sống và thái độ đối với đất –thiên nhiên giữa người da trắng và da đỏ. P3: Còn lại: Kiến nghị của người da đỏ. II. Phân tích văn bản: 1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ: - Đất đai, bờ cát, hạt sương, rừng, côn trừng, dòng nhựa chảy trong cây cối đều mang trong kí ức người da đỏ. - Đất này là mẹ của người da đỏ. - Những bông hoa là chị, là em. - Mỏm đá, vũng nước, hơi ấm của ngựa, con người chung một gia đình. - Dòng nước là máu của tổ tiên. - Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng cha ông. ð Phép so sánh, nhân hoá ð nhữhg thứ đó gắn bó máu thịt với người da đỏ, không thể tách rời được với sự sống của họ. ð Gắn bó, yêu quý tôn trọng, đất đai, môi trường. * Hoạt động 3: Luyện tập: Đã kết hợp trong hoạt động 2. * Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà: 4. Củng cố: Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên như thế nào? Nghệ thuật nổi bật của đoạn? Thể hiện thái độ của người da đỏ như thế nào với đất đai, môi trường? 5. Hướng dẫn về nhà: Học bài, soạn tiếp phần còn lại. Ngày soạn:14/4/2012. Ngày giảng:6a: 6b:. TIẾT 126: BỨC THƯ CỦA NGƯỜI THỦ LĨNH DA ĐỎ (T2) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. - Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn. 2. Kỹ năng: - Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng. - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của thủ lĩnh Xi-át-tơn. - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 3. Giáo dục: - Có ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên . B. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Nội dung bài giảng. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Khởi động. 1.Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 6A:..; 6B:. 2.Kiểm tra bài cũ: Phân tích những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ. Phân tích những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. *Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:(Tiếp). Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì? - Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng? - Nỗi lo đó được thủ lĩnh da đỏ bày tỏ trên phương diện đạo đức ntn? - Cách cư xử của người da trắng với đất đai, môi trường như thế nào? Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở bức thư cảu thủ lĩnh da đỏ? Em thấy giọng điệu ở cuối đoạn có gì khác trước? Tại sao người viết thay đổi giọng điều như thế? (Lời kính nghị đó chung quy lại ở điểm cơ bản?) Em hiểu như thế nào về câu nói: “Đất là mẹ”. Những nét tiêu biểu về nghệ thuật? (Giọng văn, phép tu từ). Văn bản đề cập đến vấn đề gì? II. Phân tích văn bản: 2. Những lo âu của người da đỏ, về đất đai, môi trường tự nhiên. - Người da đỏ lo đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá. - Về đạo đức: + Mảnh đất này là kẻ thù của họ. + Mộ mả tổ tiên của họ, họ còn quên - Về cách xư sử của người da trắng với đất đai, môi trường: + Họ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần. + Họ xư sử với đất, trời như những vật mua được, tước đoạt được. + Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai. + Họ hít thở bầu trời, không khí mà chẳng để ý đến nó. + Cả ngàn con trâu rừng bị người da trắng bắn ð Phép nhân hoá, so sánh, đối lập, điệp ð Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống của người da trắng và người da đỏ. Từ đó thể hiện rõ thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường, bộc lộ những lo âu của người da đỏ về môi trưòng và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng. 3.Kiến nghị của người da đỏ: Ngài phải dạy bảo con cháu con rằng mảnh đất này là thiêng liêng. Phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng phải đối xử với các muông thú như những anh em. Phải kính trọng đất đai. Hãy khuyên bảo chúng: Đất đai là mẹ, điều gì đã xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của đất. ð Giọng vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn. ð Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai môi trường. *Đất là mẹ: Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguốn sống của muôn loài. Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình. Con người cần phải sống hoà bình với môi trường, đất đai và phải biết cách bảo vệ nó. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Giọng văn đầy sức truyền cảm. Sử dụng nhiều phép so sánh, nhân hoá, điệp. 2. Nội dung: Bức thư đặt ra một vấn đề: Con người phải sống hoà bình với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. * Ghi nhớ: sg k *Hoạt động 3: Luyện tập: ? Sự thay đổi của môi trường có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của con người? *Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn. 4. Củng cố: Bức thư đề cập đến một vấn đề gì? Vì sao bức thư cách đây hơn một thế kỉ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường? 5.Hướng dẫn về nhà: Học bài, làm BTVN (SGK + SBT). Chuẩn bị bài mới: Chữa lỗi về CN và VN (tiếp theo). Ngày soạn:14/4/2012. Ngày giảng:6a: 6b:. Tiết 127 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ-VỊ NGỮ (TIẾP THEO) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. 2. Kỹ năng: - Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. - Sửa được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nội dung bài giảng. Bảng phụ - Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Hoạt động 1: Khởi động. 1.Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 6A:..; 6B:. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cách chữa câu thiếu CN ? Vận dụng chữa câu sau: Qua "Truyện Kiều" của Nguyễn Du cho ta thấy bản chất của xã hội phong kiến. ? Nêu cách chữa câu thiếu VN ? Vận dụng chữa câu sau: Bạn Loan lớp 6A. 3. Bài mới: * Hoạt động 2: Nội dung: * Học sinh đọc NL trong SGK, trên bảng phụ. ? Hãy chỉ ra các chỗ sai trong mỗi VD ? ? Nguyên nhân sai ? ? Cách chữa ? H/s đọc NL trong SGK, trên bảng phụ. ? Hãy xác định CN và VN mỗi câu ? ? Mỗi bộ phận in đậm trong câu nói về ai ? ? Câu này sai về mặt nào ? ? Nêu cách chữa ? I. Câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ: *Ngữ liệu: a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. -> Câu thiếu cả CN, VN (chỉ có TN). b) Bằng khối óc ... trong vòng 6 tháng. (Câu mới có TN - Thiếu cả CN, VN). -> Chưa phân biệt được TN với CN hay VN. - Bổ sung thêm CN và VN vào mỗi câu cho hợp lý: a) Mỗi khi ... LB, tôi lại say mê ngắm nhìn phong cảnh nơi đây. b) Bằng ... sáu tháng, CN nhà máy đã hoàn thành kế hoạch cả năm. II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu: *Ví dụ: SGK- tr 141. - Ta / thấy Dượng Hương Thư ... hùng vĩ. - Cách sắp xếp như vậy khiến người đọc hiêủ phần in đậm trước dấu phẩy (hai hàm răng ... nảy lửa) miêu tả hành động của CN trong câu "ta". - Sai về mặt ngữ nghiã giữa các thành phần câu. - Viết lại cho đúng trật tự ngữ pháp: Ta thấy Dượng ... hai hàm răng ... oai linh hùng vĩ. * Hoạt động 3: III. Luyện tập: Hướng dẫn học sinh làm một số các bài tập. Bài 1 SGK: Xác định CN-VN. a) CN: Cầu. (Trả lời câu hỏi: Cái gì ?). VN: được đổi tên thành cầu LB. (Trả lời câu hỏi: ra sao ?). - H/s làm tiếp các phần theo cách tương tự. Bài 2 SGK Bổ sung CN-VN vào chỗ trống. a) ... học sinh ùa ra đường. b) ... lúa đã chín vàng. Bài 3 SGK Xác định lỗi. - Cả 3 câu đều thiếu cả CN & VN (Mới chỉ có TN). - Cách chữa: Bổ sung CN & VN vào mỗi câu. Bài 4 SGK CN : cây cầu. VN1: đưa những ... qua sông. VN2: bóp còi ... yên tĩnh. -> Về mặt nghĩa, CN chỉ phù hợp với VN1, không phù hợp với VN2 (cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.) - Cách chữa: Nên chữa thành một câu ghép hoặc 2 câu đơn có 2 CN khác nhau. * Phần b, c: H/s làm tương tự. *Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: 4.Củng cố: - Cách chữa lỗi thiếu CN,VN 5.Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc cách chữa lỗi. - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Ngày soạn:14/4/2012. Ngày giảng:6a: 6b:. Tiết 128 LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI VỀ ĐƠN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Các loại lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức). - Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn. 2. Kỹ năng: - Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn. - Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định. B. CHUẨN BỊ: - GV: Nội dung bài giảng. mẫu đơn - HS : Đọc đơn mẫu: C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1: Khởi động 1.Ổn định tổ chức : 6a:..; 6b: 2 Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.) 3 Bài mới: * Hoạt động 2: Nội dung: -Ôn lại cách thức viết đơn I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn: 1. Bài tập 1: - Chỉ rõ các lỗi trong đơn 1 ? - Nêu cách sửa chữa. - Học sinh thảo luận trong nhóm, tổ sau đó cử đại biểu báo cáo trước lớp. - Giáo viên nhận xét, điều chỉnh. +Ở bài tập này các lỗi mắc phải là: - Thiếu quốc hiệu. - Thiếu ngày, tháng, năm, nơi viết đơn, họ và tên người viết đơn. - Người, nơi nhận đơn không rõ. - Thiếu chữ ký của người viết đơn. + Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu. 2. Bài tập 2: (Quy trình tương tự như trên). + Các lỗi mắc phải ở bài tập này là: - Thừa phần viết về bố, mẹ, vì không cần thiết phải khai trong đơn này. - Lí do trình bày trong đơn chưa rõ ràng, xác đáng. - Thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ ký của người viết đơn. + Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu, bỏ bớt những chỗ viết thừa. 3. Bài tập 3: (Quy trình tương tự như trên). + Các lỗi mắc phải ở bài tập này là: - Lí do viết đơn trình bày không xác đáng. Bởi lẽ đang sốt cao, li bì, không thể ngồi dậy được thì làm sao có thể tự mình viết đơn ? Như vậy là dối trá. Bởi vậy đơn này nhất thiết phải do phụ huynh viết mới hợp lẽ. + Cách sửa: - Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh. - Trình bày lại phần lí do cho thích hợp. * Hoạt động 3: II. Luyện tập: * Ba tổ, mỗi tổ làm một bài tập trong (SGK, tr.157), thảo luận, sau đó cử đại biểu đọc lá đơn tiêu biểu nhất của tổ mình; Giáo viên nhận xét đánh giá. 1. Đơn xin cấp điện cho gia đình, nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc quy chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ, ... 2. Đơn xin vào Đội tình nguyện bảo vệ môi trường có thể gửi người Đội trưởng hoặc Hiệu trưởng nhà trường, và phải có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp, của gia đình. 3. Đơn xin cấp bàn mới nhất thiết phải trình bày một cách cụ thể tình trạng hỏng của chiếc bàn hiện nay. * Ngoài ra các mục khác của một lá đơn đều phải tuân thủ đầy đủ. * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà: 4. Củng cố: - Các lỗi thường gặp khi viết đơn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Viết đơn xin gia nhập đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Viết đơn hộ mẹ xin trợ cấp bất thường vì mẹ ốm nặng phải nằm viện đã hơn 2 tháng. - Sửa đơn xin chuyển lớp cho em gái. - Chuẩn bị bài tiếp theo: Động Phong Nha
Tài liệu đính kèm: