A.Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của 2 truyền thuyết con rồng, cháu tiên và bánh chưng, bánh giầy.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng và kì ảo của 2 truyện.
* Kĩ năng:
- Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.
* Thái độ:
- Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người.
B.Chuẩn bị .
- Giáo viên: - Tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con
- Tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu.
- Học sinh : Sách, vở ghi, soạn bài theo yêu câu hỏi (SGK).
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra sách, vở, bài soạn của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Mỗi chúng ta đều thuộc về 1 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu. Dân tộc kinh (Việt) của chúng ta đời sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ 1 truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: "Con Rồng, cháu Tiên"
Ngày soạn 5 /9/2006 Bài 1 Ngày dạy 7/9/2006 Con Rồng - Cháu Tiên Bánh Chưng - Bánh Giầy Tiết 1, 2: Đọc -Hiểu văn bản A.Mục tiêu cần đạt: * Kiến thức: - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết - Hiểu nội dung, ý nghĩa của 2 truyền thuyết con rồng, cháu tiên và bánh chưng, bánh giầy. - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng và kì ảo của 2 truyện. * Kĩ năng: - Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện. * Thái độ: - Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết thân ái với mọi người. B.Chuẩn bị . - Giáo viên: - Tranh ảnh về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con - Tranh ảnh về Đền Hùng hoặc vùng đất Phong Châu. - Học sinh : Sách, vở ghi, soạn bài theo yêu câu hỏi (SGK). C.. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy - học: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sách, vở, bài soạn của học sinh. * Hoạt động 2: Giới thiệu bài Mỗi chúng ta đều thuộc về 1 dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kỳ diệu. Dân tộc kinh (Việt) của chúng ta đời sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ 1 truyền thuyết xa xăm, huyền ảo: "Con Rồng, cháu Tiên" * Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của thầy Học động của trò Nội dung GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, tưởng tượng - Giáo viên đọc 1 đoạn. - Gọi học sinh đọc. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên kể tóm tắt 1 lần. - Yêu cầu học sinh kể. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung. -HS đọc - Học sinh nhận xét. - Học sinh kể 1 lần. - Học sinh nhận xét. I. Đọc - tiếp xúc văn bản. *Đọc và kể: ? Em hiểu như thế nào về các từ: Ngư tinh, thuỷ cung, thần nông, tập quán ? - Học sinh trả lời dựa vào (SGK). * Từ khó: GV: Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích dấu * SGK. ? Nêu những điểm cơ bản về truyền thuyết? - Học sinh đọc phần chú thích dấu * (SGK). * Cấu trúc văn bản. + Thể loại: - Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố kì ảo, tưởng tượng. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nội dung đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Đọc - hiểu văn bản. GV: Yêu cầu học sinh đọc: Từ đầu -> Long Trang. ? Đoạn truyện em vừa đọc giới thiệu với chúng ta điều gì? - HS đọc. -HS trả lời. 1. Giới thiệu nhân vật: - Lạc Long Quân và Âu Cơ. ? Lạc Long Quân được giới thiệu như thế nào? - Học sinh phát hiện. + Lạc Long Quân: - Là con trai thần biển. - Nòi Rồng. - Sống dưới nước. - Sức khoẻ vô địch. - Diệt trừ Ngư tinh. - Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. + Âu Cơ: - Là con gái thần nông. - Thuộc dòng tiên. - Sống trên núi cao. - Xinh đẹp. - Dạy dân phong tục, lễ nghi. ? Nêu cảm nhận của em về 2 nhân vật? ( Thảo luận nhóm 2 em ). - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Học sinh thảo luận nhóm 2 em. - Đại diện nhóm trình bày. - Lạc Long Quân: Vẻ đẹp kỳ vĩ, dũng mãnh, nhân hậu. - Âu Cơ: Vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng. => Khác thường, đẹp đẽ, kỳ vĩ, lớn lao. GV: Đó là tưởng tượng của người Việt cổ về sự kỳ lạ, tài năng phi thường của 2 vị tổ tiên. Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ nguồn gốc dân tộc chúng ta thật là cao đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của 1 tính yêu, 1 mối lương duyên Tiên - Rồng. GV: Kết thúc cuộc gặp gỡ: Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên vợ chồng và sống ở cung điện Long trang, câu truyện tiếp diễn như thế nào? GV: Yêu cầu 1 học sinh đọc tiếp -> Lên đường. ? Phần vừa đọc nêu lên sự việc gì? ? Kể lại việc sinh nở của Âu Cơ? ? Từ đó em có suy nghĩ gì về việc kết duyên và sinh nở của Âu Cơ? ? Sự kì lạ khác thường ấy có ý nghĩa gì? GV: Gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trờ thành vợ chồng như 1 mối kỳ ngộ lương duyên như trời đã định sẵn để họ trở thành 2 vị tổ tiên của dân tộc. Sinh ra 100 trứng Đây là những điều tưởng như không thể có, không bao giờ có được, vậy mà nó đã xảy ra với 2 con người đẹp đẽ, xuất chúng này, khiến chúng ta có thể nghĩ rằng: Dường như chỉ có 2 con người ấy đến với nhau thành vợ, chồng thì mới có được cái điều kỳ diệu ấy. - Hai người có dòng dõi, tính tình, tập quán khác nhau, khó ăn ở cùng nhau lâu dài được, Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định chia con. -HS chú ý lắng nghe. -HS đọc. -HS trả lời. -HS kể. -HS nhận xét. -HS suy nghĩ trả lời. - HS chú ý lắng nghe. 2. Việc sinh nở của Âu Cơ và việc chia con của 2 người. - Sinh ra 1 cái bọc có 100 trứng, nở thành trăm con, đàn con không cần bú mớm vẫn lớn -> Kì lạ khác thường và đẹp đẽ. - Để phù hợp với nguồn gốc xuất thân của 2 người. ? Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ được diễn ra như thế nào? - HS trả lời. - 50 con theo cha xuống biển. - 50 con theo mẹ lên núi. ? Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa gì? ? Lời nguyện của Lạc Long Quân lúc chia tay phản ánh ước nguyện gì của nhân dân? - Học sinh rút ra ý nghĩa. - HS trả lời. - Sự phát triển của cộng đồng dân tộc, sự mở mang của đất nước về 2 hướng: Biển và rừng, sự phong phú đa dạng của các tộc người đều chung 1 dòng máu, 1 gia đình, cha mẹ. -> ý nguyện đoàn kết, giúp đỡ gắn bó lâu bền của dân tộc Việt. GV: Như trong phần định nghĩa các em đã biết: Truyền thuyết thường có yếu tố: kỳ ảo tưởng tượng. ? Hãy chỉ ra các chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng trong truyện? - HS phát hiện. - Âu Cơ sinh ra 1 cái bọc có 100 trứng, nở thành 100 con. - Đàn con không cần bú mớm vẫn lớn thư thổi ? Theo em thế nào là những chi tiết kỳ ảo tưởng tượng? -Học sinh phát biểu, suy nghĩ. - Là những chi tiết không có thực, không thể xảy ra trong cuộc sống con người. ? Trong truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" các chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng đó có ý nghĩa gì? ? Theo em chi tiết nào trong truyện em cho là kì diệu nhất? Tại sao? - Học sinh trả lời độc lập. -HS tự bộc lộ. - Tô đậm tính chất kỳ lạ lớn lao của các nhân vật, sự kiện. - Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc. - Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm. - Chi tiết: '' Bọc 100 trứng nở ra 100 người con trai ''. Tôn vinh nguồn gốc đẹp đẽ, thiêng liêng của dân tộc Việt nam. Dân tộc ta có chung cội nguồn thống nhất, có chung 2 tiếng ''đồng bào'' ruột thịt, yêu thương. GV: Yêu cầu học sinh đọc từ '' Người con trưởng -> Không hề thay đổi. - HS đọc. ? Đoạn vừa đọc cho ta hiểu thêm gì về XH, phong tục tập quán của người Việt cổ xưa? - Học sinh làm việc độc lập. - Tên nước của ta cổ xưa là Văn Lang (Tươi đẹp, sáng ngời) có văn hoá - văn - ; đất nước của những người đàn ông khỏe mạnh, giàu có. - Thủ đô là Phong Châu - Người con trưởng lên làm vua gọi là Hùng Vương. Tiết 2 GV:Truyện kết thúc với cảnh con Rồng, cháu Tiên lên lập nước Văn Lang, xây dựng triều đại vua Hùng phát triển. ? Câu truyện có ý nghĩa gì? (Thảo luận nhóm ). - GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện trả lời. 3. ý nghĩa: - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. - Đề cao nguồn gốc chung, biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc. ? Học xong truyện em thấy cơ sở lịch sử của truyện là ở chỗ nào? -HS trả lời. - Thời đại Vua Hùng, tên nước, thủ đô ? Đặc điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của truyện "Con Rồng cháu Tiên" là gì?( truyền thuyết hấp dẫn em vì sao?) ? ý nghĩa của truyện? - Học sinh đọc ghi nhớ (SGK) III. Tổng kết * Nghệ thuật: - Chi tiết hoang đường, tưởng tượng kì ảo. * Nội dung: * Ghi nhớ (SGK) ? Theo em chi tiết nào trong truyện là kỳ diệu nhất? Tại sao? GV: Giới thiệu tranh minh hoạ. GV: Yêu cầu HS kể lại câu truyện (đúng, diễn cảm). - HS tự bộc lộ. - HS kể lại câu truyện. IV.Luyện tập. *Hoạt động 4. Hướng dẫn học ở nhà. - Tìm đọc ở nhà từ 1-> 3 truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc khác trong tập '' Truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt Nam''. - Tập kể lại truyền thuyết ''Con rồng, cháu Tiên'' trong vai kể Lạc Long Quân hoặc Âu Cơ.
Tài liệu đính kèm: