Giáo án Ngữ văn 6 tiết 109: Văn học Cây tre Việt Nam (Thép Mới) - Nguyễn Thị Mai

Giáo án Ngữ văn 6 tiết 109: Văn học Cây tre Việt Nam (Thép Mới) - Nguyễn Thị Mai

Tuần 28: Bài 26, 27:

 Văn học CÂY TRE VIỆT NAM

 Tiết 109 (Thép Mới)

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 -Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa

 cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam , cây tre trở thành một biểu

 tượng của VN .

 -Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí, giàu chi tiết và hình

 ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

 B/ Chuẩn bị:

 -GV: Tranh sgk/ 96

 C/ Các bước lên lớp:

 I. Ổn định:

 II. Bài cũ: -Nêu cảnh mặt trời mọc trên biển? Đọc thuộc lòng đoạn

 “Mặt trời nhú lên nhịp cánh”

 -Nêu cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo? Đọc ghi

 nhớ của bài?

 III.Bài mới:

 1, Giới thiệu: Dựa vào chú thích */ 98

 2, Tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tiết 109: Văn học Cây tre Việt Nam (Thép Mới) - Nguyễn Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 28:	Bài 26, 27:
	Văn học	CÂY TRE VIỆT NAM
	Tiết 109	(Thép Mới)
	Soạn 12.3.07	A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
	-Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa
	cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam , cây tre trở thành một biểu 
	tượng của VN .
	-Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí, giàu chi tiết và hình 
	ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
	B/ Chuẩn bị:
	-GV: Tranh sgk/ 96
	C/ Các bước lên lớp:
	I. Ổn định:
	II. Bài cũ: -Nêu cảnh mặt trời mọc trên biển? Đọc thuộc lòng đoạn 
	“Mặt trời nhú lên nhịp cánh”
	-Nêu cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo? Đọc ghi 
	nhớ của bài?
	III.Bài mới:
	 1, Giới thiệu: Dựa vào chú thích */ 98
	 2, Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung bài văn
-GV đọc mẫu 1 đoạn
-Cần chú ý giọng điệu và nhịp của bài văn, cần nhấn mạnh những câu văn có hình ảnh tạo nên sự đối xứng , đối ứng nhịp nhàng.
-Nêu đại ý của bài
-GV gợi ý: chú ý những câu mở đầu của bài đã bao quát được ý chính của bài văn: “Cây tre là người bạn thân vẫn là tre nứa”
-GV rút ý ghi bảng.
?Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý của từng đoạn?
*Hoạt động 2: Tìm hiểu những phẩm chất đáng quí của cây tre được thể hiện trong bài
?Tìm những chi tiết ca ngợi về phẩm chất của cây tre?
-GV cho hs đọc chú thích “nhũn nhăn”
-GV đọc bài đọc thêm/ 100 để chứng minh thêm phẩm chất đáng quí của cây tre
-Hướng dẫn hs tìm tiếp phẩm chất của cây tre trong đoạn: “Tre luôn gắn bó giữ làng, giữ nước”
?Nêu nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng để thể hiện phẩm chất của cây tre?
?Qua các chi tiết trên, ta thấy tre có những phẩm chất đáng quí nào?
-GV tóm tắt ghi bảng.
*GV: những phẩm chất cao quí của cây tre cũng giống như những phẩm chất và tính cách của người dân VN. Có thể nói rằng hiếm có loài cây nào trên đất nước ta lại hội tụ được nhiều phẩm chất cao quí như cây tre. Và cũng không nhiều dân tộc trên thế giới tập trung những khí chất phong phú độc đáo như dân tộc chúng ta.
?Để ca ngợi công lao và phẩm chất của cây tre, tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quí nào của con người?
*Hoạt động 3:Tìm hiểu sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc VN.
?Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của cấy tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày?
?Qua các chi tiết trên, em hãy nêu khái quát cây tre gắn bó mật thiết với người lao động như thế nào?
-GV tóm ý ghi bảng
?Trong các cuộc chiến đấu tre đã gắn bó với dân tộc VN ntn?
*GV: Trong lịch sử xa xưa của dân tộc, tre từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay người anh hùng làng Gióng đánh gặc Ân.
?Để làm nổi bật vai trò lớn lao của cây tre đối với con người và dân tộc VN tác giả đã khái quát bằng cụm từ nào?
*Hoạt động 4: Tìm hiểu đoạn kết của bài
?Tác giả mở đầu đoạn kết bằng hình ảnh nào?
-GV: Đó là một nét văn hóa độc đáo của tre.
?Từ hình ảnh nào mà tác giả nghĩ đến cây tre trong tương lai?
?Tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
=>Cây tre vẫn là người bạn đồng hành chung thủy của dân tộc ta.
*Hoạt động 5: TTổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài
-Dựa vào ghi nhớ để tổng kết bài học.
-HS đọc tiếp đến hết bài
-Hs phát biểu.
-4 đoạn.
+Ý1:cây tre ở khắp mọi nơi trên đất nước và có những phẩm chất rất đáng quí.
+Ý2:Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
+Ý3:Tre sát cánh với con người trong chiến đấu bảo vệ quê hương.
+Ý4:Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
-1 hs đọc lại đoạn 1-nêu ý chính của đoạn
-có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi, dáng vẻ vươn mộc mạc và thanh cao, mầm non măng mọc thẳng, màu xanh tươi mà nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
-phép nhân hóa và hàng loạt tính từ chỉ phẩm chất của con người để dùng cho tre.
-HS phát biểu.
-anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
-hs đọc đoạn 2 và 3.
+cây tre cùng với nứa, trúc, mai, vầu có mặt ở khắp nơi trên đất nước VN. Dưới bóng tre xanh đã từ lâunền văn hóa. Tre giúp người dân như là cánh tay của những người nông dân. Tre gắn bó với con người trong sinh hoạt văn hóa
-hs trả lời
-gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù, tre xung phong vào đồn giặc 
-Tre! Anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!
-HS nhắc ý chính của đoạn cuối
-hình ảnh về nhạc của trúc, của tre khúc nhạc đồng quê trong tiếng sáo diều bay lưng trời
-hình ảnh măng non trên phù hiệu của đội viên thiếu niên.
-Tre vẫn là bóng mát, tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình tiếng sáo diều tre cao vút mãi.
-2-3 hs đọc ghi nhớ.
I.Tìm hiểu chung bài văn:
1.Hướng dẫn đọc:
2.Đại ý: Cây tre là người bạn thân của nhân dân VN. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong lao động hằng ngày, trong sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai.
3.Bố cục: 4 đoạn
-Đ1: Từ đầunhư người. 
-Đ2: Tiếp.. chung thủy.
-Đ3:Tiếp.. chiến đấu.
-Đ4: Còn lại.
II.Phân tích bài văn:
1.Những phẩm chất của cây tre:
-Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
-Được phong danh hiệu cao quí của con người: anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
2.Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc VN:
-Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày: cây tre gắn bó với cả đời người nông dân từ lúc lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
-Trong chiến đâu: tre là vũ khí rất lợi hại
3.Cây tre trong hiện tại và tương lai:
Cây tre vẫn là người bạn đồng hành chung thủy của dân tộc ta
III.Ghi nhớ: sgk/ 100
*Hoạt động 6: Luyện tập
	Tìm một số câu tục ngữ, ca dao, thơ, truyện cổ tích VN có nói đến cây tre?
	-Tôi ở Vĩnh Yên lên	 -Làng tôi xanh bóng tre
	Anh trên Sơn Cốt xuống	 Từng tiếng chuông ban chiều
	Gặp nhau lưng đèo Nhe	 Tiêng chuông nhà thờ rung
	Bóng tre trùm mát rượi.	(Văn Cao)
	(Cá nước-Tố Hữu)
-Nhà tôi sau lũy tre mờ xa
Tình quê yêu thương những nếp nhà.
	(Hồ Bắc)
-Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
	(Nguyễn Duy)
	IV/ Củng cố: Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì ?
	V/ Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ
	 Tìm những câu tục ngữ, ca dao, thơ có nói đến cây tre?
	 Chuẩn bị “Lòng yêu nước”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tiet 109.doc