Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103 đến 140 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103 đến 140 - Năm học 2008-2009

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - "Lao xao" được trích từ tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán, tác phẩm được giả thưởng Hội Nhà văn năm 1987.

 - Trong bài văn trích, tác giả đã miêu tả đời sống và tập tính một số loài chim ở vùng quê, có những loài chim hiền, loài chim ác, chim xấu. Tất cả gắn liền với tuổi thơ, với phong cảnh nông thôn chớm vào hè, thể hiện sự hiểu biết phong phú, quan sát tinh tế và tình yêu quê hương của người viết.

 2. Kỹ năng:

 Rèn kĩ năng tìm hiểu, cảm thụ văn miêu tả. Củng cố kĩ năng làm văn miêu tả được học trong các giờ TLV.

 3. Thái độ: Ham học hỏi, quan sát về thế giới loài chim quanh mình và thiên nhiên nói chung, qua đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh

 2. Trò: Sách giáo khoa, vở bài tập.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Giảng bình, phân tích, hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm.

 

doc 94 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 103 đến 140 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/03/2009
Ngày giảng: 10, 11/03/2009
BàI 25 – TUầN 27
VĂN HọC
Tiết: 103 + 104 
Văn bản: cô tô
 (Nguyễn Tuân)
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Bài kí ghi lại những ấn tượng về cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh những người lao động ở vùng đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ mà tác giả thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo: cảnh trí thiên nhiên đẹp tuyệt vời và con người lao động ở đây thật đáng yêu, đáng mến.
	2. Kỹ năng:
	- Luyện kĩ năng tìm bố cục, chọn tính từ, động từ miêu tả, điểm nhìn miêu tả.
	3. Thái độ: 
	- Lòng yêu mến những con người lao động, tình yêu đối với thiên nhiên mĩ lệ, yêu tiếng mẹ đẻ trong sáng, giàu có.
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh và tư liệu về Cô Tô (Quảng Ninh). Máy chiếu, máy vi tính
	2. Trò: Sách giáo khoa, vở bài tập, các tư liệu về tác giả và tư liệu về Cô Tô
C. Phương pháp:
	- Giảng bình, phân tích, hoạt động cá nhân và thảo luận nhóm.
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số: ..
	2. Kiểm tra bài cũ:
	a) Câu hỏi:
	? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mưa" (Trần Đăng Khoa). Hãy nêu những trường hợp sử dụng phép nhân hoá và nói về tác dụng của phép nhân hoá đó?
	b) Đáp án:
	- SGK - 78, 79.
 	- Tác dụng: Không chỉ thể hiện không khí của một cơn mưa mà phản ánh không khí của chiến trận, sự vật ngộ nghĩnh có hành động như con người...
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
	Sau một chuyến ra thăm chòm Cô Tô 17 đảo xanh, trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Tuân viết bút kí - tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng. Bài văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển, đảo trong giông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của bà con nhân dân trên các đảo. Đoạn trích học ở gần cuối bài, tái hiện cảnh một buổi sớm trên đảo Thanh Luân sau cơn bão
	b) Các hoạt động dạy – học:
HOạT ĐÔNG CủA THầY
HOạT ĐộNG CUả TRò
NộI DUNG cần đạt
(?) Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân?
GV bổ sung:
- Là 1 nghệ sĩ giàu lòng yêu nước.
- Là 1 nghệ sĩ rất mực tài hoa.
- Am hiểu nhiều ngành nghệ thuật khác nhau như hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu...
- Ông đã để lại một sự nghiệp VH phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ô xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn
(?) Cho biết xuất xứ của văn bản?
GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng vui tươi, hồ hởi. 
đ Đọc mẫu, gọi HS đọc.
GV: Yêu cầu HS giải thích chú thích 1, 4, 6, 7, 8
GV: Văn bản là cụm bài kí đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại (Cô Tô; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước).
đ Nói qua về thể kí
(?) Văn bản có thể xem là một bài văn miêu tả. Em hãy chia đoạn cho văn bản và nêu nội dung chính của từng đoạn?
(?) Bức tranh minh hoạ trong SGK tương ứng vời đoạn văn bản nào? (?) Hãy mô tả và nhận xét về bức tranh đó?
(?) Bài văn có 3 nét cảnh, nét cảnh nào hấp dẫn với em hơn cả? Vì sao?
GV: Yêu cầu HS chú ý vào đoạn 1.
(?) Vẻ đẹp của đảo Cô Tô được miêu tả với không gian và tời gian nào?
(?) Vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa của Cô Tô còn được tác giả miêu tả thông qua những chi tiết nào?
(?) Em có nhận xét gì về những hình ảnh, chi tiết mà tác giả đã miêu tả?
(?) Lời văn miêu tả có gì đặc sắc về cách dùng từ? (dùng những từ loại gì để miêu tả?)
(?) Theo em, tính từ nào có giá trị gợi hình nhất? Phân tích?
(?) ở đây, lời văn miêu tả đã có sức gợi lên một cảnh tượng thiên nhiên ntn trong cảm nhận của em?
(?) Tác giả đã đứng ở vị trí nào để miêu tả? 
(?) Em có nhận xét gì về vị trí này?
GV: Khi cơn bão đi qua bất kì một vùng nào thường gây ra sự tàn phá và đổ vỡ nhưng đảo Cô Tô khi cơn bão đi qua lại tươi ngời hơn.
(?) Vậy dụng ý của tác giả ở đây là gì?
(?) Điều đó chứng tỏ tác giả phải có tình cảm như thế nào đối với đảo Cô Tô? 
(?) Tình cảm ấy được thể hiện qua câu văn nào?
GV liên hệ: Là một người dân Quảng Ninh nơi có đảo Cô Tô tươi đẹp, bài văn đã bồi đắp cho em tình cảm gì 
đ GV chuyển ý
(Hết tiết 103 chuyển sang tiết 104)
(?) Để miêu tả cảnh mặt trời mọc, tác giả đã chọn điểm nhìn ở đâu? (?) Em có nhận xét gì về cách chọn này?
(?) Cảnh mặt trời mọc được tác giả quan sát và miêu tả theo trình tự nào?
(?) Hãy tìm các chi tiết miêu tả cảnh trước khi mặt trời mọc, trong lúc mặt trời mọc và sau khi mặt trời mọc?
(?) Có gì đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong các chi tiết trên? 
(?) Qua đó tác giả đã thể hiện những tài năng gì trong việc miêu tả cảnh vật?
(?) Bằng tài năng miêu tả Nguyễn Tuân đã tạo được một bức tranh như thế nào? 
(?) Cái cách đón nhận mặt trời mọc diễn ra như thế nào? 
(?) Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
(?) Theo em, vì sao nhà văn lại có cách đón nhận mặt trời mọc công phu và trân trọng đến thế?
(?) Nếu em đã từng được ngắm cảnh mặt trời mọc trên biển (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) em thấy những hình ảnh trong bài chính xác và độc đáo không?
đ GV bình: Với óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế kết hợp với trí tưởng tương phong phú, táo bạo của nghệ thuật đã biến những lời văn miêu tả thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và hoà sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực.
đ Giáo viên chuyển ý
(?) Cảnh sinh hoạt của người dân Cô Tô là cảnh sinh hoạt gì?
(?) Tại sao tác giả chọn duy nhất cái giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
(?) Dưới con mắt của nhà văn, sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt?
(?) Em có nhận xét gì về cảnh sinh hoạt này?
(?) Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt trên đảo gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đảo Cô Tô?
(?) Bài văn đã cho em hiểu gì về đảo Cô Tô?
(?) Em cảm nhận được những vẻ độc đáo nào trong văn miêu tả Cô Tô của nghệ thuật?
(?) Bài văn đã bồi đắp tình cảm nào trong em?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ.
GV: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập phần luyện tập.
- Đọc
- Nghe
- 3 đoạn:
(1) Từ đầu... mùa sóng ở đây: Cảnh Cô Tô sau cơn bão.
(2) Tiếp... trong đất liền: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo.
(3) Còn lại: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- Đoạn 3
- Tự bộc lộ
- Vàng giòn tả đúng sắc thái vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tác giả.
- Điểm cao nơi đóng quân của bộ đội.
đ Người đọc hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng...
- Cơn bão không thể tàn phá được vẻ đẹp của đảo Cô Tô.
- Yêu mến
- Nhìn rõ cả cảnh... ở đây
- Càng yêu mến và tự hào hơn
- Trên những mỏm đá đầu sư, đầu mũi đảo.
- Phù hợp cho việc quan sát cảnh mặt trời lên.
- Trước khi MT mọc
- Trong lúc MT mọc
- Sau khi MT mọc
- Trước khi mặt trời mọc: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.
- Trong khi mặt trời mọc:
+ Tròn trĩnh phúc hậu...
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm...
+ Y như một mâm lễ phẩm...
- Sau khi mặt trời mọc: 
+ Một vài chiếc nhạn... 
+ Một con hải âu...
đ Nghệ thuật: sử dụng các hình ảnh so sánh.
- Học sinh tự trả lời và bộc lộ theo ý hiểu của bản thân
- Dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên.
- Công phu và trân trọng.
- Là người yêu mến thiên nhiên.
- Tự bộc lộ
- Múc nước ngọt ở cái giếng giữa đảo.
- Sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước; là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị...
- Vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống thiên nhiên và con người nơi đảo Cô Tô.
- Ngôn ngữ tinh tế gợi cảm.
- Các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
- Lời văn giàu cảm xúc.
- Ty thiên nhiên đất nước.
- Ty ngôn ngữ dân tộc.
- Quý trọng sự sáng tạo của nhà văn.
I. tìm hiểu tác giả - tác phẩm.
1. Tác giả:
- (1910 - 1987)
- Quê ở Hà Nội.
- Có sở trường về tuỳ bút và thể kí.
2. Tác phẩm:
- Trích từ bút kí cùng tên.
3. Đọc - Chú thích:
a) Đọc:
b) Chú thích:
(SGK – 90)
II. phÂn tíCH văn bản:
1. Thể loại - Bố cục:
a) Thể loại:
- Bút kí - tuỳ bút.
b) Bố cục: 
- Ba đoạn.
2. Phân tích:
a. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Không gian: Trong trẻo, sáng sủa.
- Thời gian: Sau cơn bão.
- Bầu trời: Trong sáng.
- Cây: Xanh mượt.
- Nước bể: Lam biếc, đậm đà.
- Cát: Vàng giòn.
- Lưới: Thêm nặng mẻ cá.
đ Hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc.
đ Nghệ thuật: Tính từ chỉ màu sắc.
đ Bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
b) Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
- Trước khi mặt trời mọc: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.
- Trong khi mặt trời mọc:
+ Tròn trĩnh phúc hậu...
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm...
+ Y như một mâm lễ phẩm...
- Sau khi mặt trời mọc: 
+ Một vài chiếc nhạn... 
+ Một con hải âu...
đ Nghệ thuật: So sánh.
đ Tài quan sát, tưởng tượng của nhà văn.
đ Bức tranh cực kì rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.
c) Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Rất đông người đến múc, gánh nước.
- Thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt.
- Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy nước.
- Chị Châu Hoà Mãn địu con.
đ Đông vui, tấp nập, thân tình.
đ Cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, thanh bình.
iii. tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ:
(SGK – 91)
Iv. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
	4. Củng cố:
	? Cảm nhận của em về vùng đảo Cô Tô?
	5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
	- Học bài theo nội dung phân tích và nội dung bài học, nội dung ghi nhớ.
	- Soạn và tìm hiểu nội dung bài tiếp: "Cây tre Việt Nam ".
	- Giờ sau viết bài TLV số 6: "Văn tả người".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 12/03/2009
Ngày giảng: .
BàI 26 – TUầN 28
Tập làm văn
Tiết: 105 + 106
Viết bài số 6 - tập làm văn tả người 
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	- Kiểm định nhận thức về phương pháp làm văn tả người của HS trong một bài viết cụ thể.
	2. Kỹ năng: 
	- Rèn các kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, chon lọc chi tiết, phán đoán, nhận xét và đánh giá trong bài văn tả người.
	3. Thái độ: 
	 	- Độc lập, tích cực, tự giác.
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên.
	2. Trò: Vở viết văn, bút
C. Phương pháp:
	- Hoạt động cá nhân và làm bài độc lập.
D. Tiến trình giờ dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số: 
	2. Giảng bài mới :	
a. đề bài:
 	Hãy tả lại một người thân trong gia đình của em.
b. dàn bài:
	1. Mở bài:
	Giới thiệu chung:
 	- Người được miêu tả là ai?
 	- Có quan hệ với em như thế nào? 
 	- Được tả trong hoàn cảnh nào? (trong dịp đi học về)
 	2. Thân bài:
  ... ược công dụng của 3 loại dấu kết thúc câu.
2. Kĩ năng:
	- Biết tự phát hiện ra và sửa các lỗi về dấu kết thúc câu trong bài viết của mình và của người khác.
3. Thái độ:
	- Có ý thức cao trong việc dùng các dấu kết thúc câu.	
B. chuẩn bị:
 	- GV: GA, bảng phụ, bài tập
	 - HS: Soạn bài và ôn tập theo yêu cầu SGK.
C. phương pháp:
 - HĐ cá nhân và cả lớp, quy nạp
D. tiến trình bài dạy:
 	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
	b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt Động của thầy
Hoạt Động của trò
Nội Dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc BT 1
(?) Gọi tên các câu a, b, c, d dựa trên cơ sở các kiến thức đã học về các loại câu trần thuật, hỏi, cảm, cầu khiến ?
(?) Dựa vào tên gọi của 4 loại câu trên, hãy điền các dấu câu thích hợp ở trong ngoặc đơn ?
GV: Yêu cầu HS đọc và làm BT 2
(?) Qua 2 BT trên, em rút ra nhận xét gì về công dụng của các loại dấu câu này ?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm BT 1 và BT 2
GV: Tổ chức, hướng dẫn HS làm BT
- BT 1: Làm việc cá nhân (dùng bút chì gạch cheo vào chỗ hết câu)
- BT 2 + 3 + 4: Lên bảng làm
- Đọc ghi nhớ
- Thảo luận nhóm
- Việc dùng dấu chấm để tách lời nói thành các câu khác nhau có tác dụng giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu (câu 1)
- Việc dùng dấu phẩy làm thành câu ghép có 2 vế, nhưng 2 vế không liên quan chặt chẽ với nhau (câu 2)
- Việc dùng dấu chấm tách thành 2 câu là không hợp lí, làm cho phần VN thứ 2 tách khỏi CN
- làm việc cá nhân
- Lên bảng làm BT
I. Công dụng:
1. Bài tập 1:
- a: Câu cảm thán à Dấu chấm than (cảm)
- b: Câu nghi vấn (hỏi) à Dấu chấm hỏi
- c: Câu cầu khiến à Dấu chấm than
- d: Câu trần thuật à Dấu chấm
2. Bài tập 2:
a) Câu 2 và 4 đều là câu cầu khiến à Một cách dùng đặc biệt của dấu chấm
b) 2 dấu cùng đặt trong dấu ngoặc đơn à Thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ND của 1 từ ngữ đứng trước hoặc với ND cả câu à Cách dùng đặc biệt của câc dấu câu này.
3. Ghi nhớ:
(SGK - 150)
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
1. Bài tập 1:
a) Dùng như câu 1 là đúng.
b) Dùng như câu 2 là hợp lí
2. Bài tập 2:
a) Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và 2 là sai vì đây không phải là câu hỏi.
b) Câu 3 là cấu trần thuật nên đặt dấu chấm than ở cuối câu là không dúng.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Dấu chấm cần đặt sau những từ ngữ dưới đây:
+ ... sông Lương.
+ ... đen xám.
+ ... đã đến.
+ ... toả khói.
+ ... trắng xoá.
2. Bài tập 2:
- Bạn ... chưa ? (đúng)
- Chưa ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật). Thế còn bạn đã đến chưa ? (đúng)
- Mình đến rồi. (đúng) Nếu ...như vậy ? (sai, phải thay bằng dấu chấm vì đây là câu trần thuật)
3. Bài tập 3:
- Đặt dấu chấm than vào cuối câu 1
4. Bài tập 4:
- Mày nói gì ?
- Lạy chị, em nói gì đâu !
Rồi DC lủi vào.
- Chối hả ? Chối này ! Chối này !
Mỗi câu "chối này", chị cốc lại giáng một mỏ xuống.
 4. củng cố:
 (?) Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
 5. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 - Học ghi nhớ, làm hết BT
 - Gioà sau Ôn tập tổng kết phần Văn và Tập làm văn.
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 26/04/2009
Ngày giảng: 
BàI 32 – TUầN 36
Văn học + Tập làm văn
Tiết: 137 + 138
Tổng kết phần văn và tập làm văn
A. mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp HS 
	- Củng cố những kiến thức về các PTBĐ đã học, đã biết và đã tập làm; nắm vững các yêu cầu cơ bản về ND, HT và mục đích giao tiếp; bố cục cơ bản của bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và ND của chúng.	 
 2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng hệ thống hoá, PT tổng hợp.
 3. Thái độ:
	-Tích cực. tự giác.	
B. chuẩn bị:
	- GV: GA, bảng phụ, bài tập
	 - HS: Soạn bài, học bài theo yêu cầu SGK.
C. phương pháp:
	- HĐ cá nhân và cả lớp
 D. tiến trình bài dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
	b) Các hoạt động dạy – học:
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học
(GV yêu cầu HS lập các bảng thống kê theo SGK)
 1. Bảng thống kê 1:
TT
Các PTBĐ
Thể hiện qua các bài văn đã học
1
Tự sự
- Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên ...
- Cổ tích: Thạch Sanh ...
- Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng ...
- Truyện cười: Treo biển ...
- Truyện trung đại: Con hổ ... , Thầy thuốc giỏi ...
- Tiểu thuyết (truyện): Bài học đường đờ đầu tiên (DMPLK); Vượt thác (Quê nội)
- Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ
2
Miêu tả
- Tiểu thuyết (truyện): Bài học đường đờ đầu tiên (DMPLK); Vượt thác (Quê nội)
- Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ
- VB nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
3
Biểu cảm
- Thơ có nhiều yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa
- VB nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
4
Nghị luận
- VB nhật dụng: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh (giới thiệu)
- VB nhật dụng: Động Phong Nha; Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
6
Hành chính - công vụ
- Đơn từ
 2. Bảng thống kê 2:
TT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên
Tự sự, miêu tả
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm
 3. Bảng thống kê 3:
TT
Phương thức biểu đạt
Đã tập làm
1
Tự sự
+
2
Miêu tả
+
3
Biểu cảm
II. Đặc điểm và cách làm:
 1. Bảng thống kê 1:
TT
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
1
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả
Văn xuôi, tự do
2
Miêu tả
Cho hình dung, cảm nhận
Tính chất, thuộc tính, trạng thái sự vật, cảnh vật, con người
Văn xuôi, tự do
3
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó
 2. Bảng thống kê 2:
TT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc
Giới thiệu đối tượng miêu tả
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết: ABCD
Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới ... (theo 1 trật tự quan sát)
3
Kết bài
Kết quả, sự việc, suy nghĩ
Cảm xúc, suy nghĩ (cảm tưởng)
 3. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK:
* Câu hỏi 3:
	- SV, NV, chủ đề có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
	- SV phải do NV làm ra. Nếu không có SV thì NV trở nên nhạt nhẽo, không tạo thành cốt truyện. Nếu không có nhân vật thì SV rời rạc, vụn nát, thiếu tập trung, cũng không thành truyện.
	- SV và NV phải cùng tập trung để thể hiện nổi bật chủ đề. Ngược lại, chủ đề của truyện nếu không được thể hiện trong nhân vật , qua SV thì nhất định sẽ khô khan, cứng nhắc, chẳng thuyết phục được ai.
	- Ví dụ: Truyện Thánh Gióng
	+ Sự việc: Sự có thai kì lạ, gặp sứ giả, đánh giặc, về trời ...
	+ Nhân vật: Thánh Gióng
	+ Chủ đề: bài ca chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc VN.
* Câu hỏi 4:
	- Các yếu tố đó là: Chân dung ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, suy nghĩ
	- Ví dụ: Nhân vật DM hiện lên qua các yếu tố trên trong đoạn trích BHĐĐĐT.
* Câu hỏi 5:
	Thứ tự kể và ngôi kể có TD làm cho cách kể thêm linh hoạt.
	- Theo thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng, dễ theo dõi.
	+ Ví dụ: Cây bút thần
	- Theo trình tự không gian miêu tả: Làm cho cảnh vật hiện lên có thứ tự, dễ xem, dễ chiêm ngưỡng.
* Câu hỏi 6:
	Để tả cho thật, cho đúng, cho sâu sắc; để tránh tả chung chung, hời hợt bên ngoài, chủ quan theo ý mình.
	+ Ví dụ: tả được Dế Mèn như thế là kết quả của nhiều năm quan sát kĩ lưỡng và tinh tường của Tô Hoài.
* Câu hỏi 7:
1. Tả cảnh thiên nhiên
2. Tả đồ vật
3. Tả con vật
4. Tả người
5. Tả cảnh sinh hoạt
6. Tả sáng tạo, tưởng tượng
III. Luyện tập:
 1. Bài tập 1:
	- Ngôi kể: nhập vai anh đội viên, ngôi thứ nhất
	- Y/c: Dựa vào ND BT; kể bằng lời văn của mình; không sáng tạo, thêm bớt quá nhiều.
 2. Bài tập 2: Kể bằng văn xuôi theo hai cách
	- Bám sát ND BT
	- Kể sáng tạo theo tưởng tượng riêng của mỗi người.
 3. Bài tập 3:
	- Lí do viết đơn
	- Y/c, đề nghị của người viết đơn.
 4. Củng cố:
 	- GV khái quát ND của toàn bài.
 5. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 	 - Xem lại, học kĩ các ND đã ôn tập.
 	- Giờ sau học bài: "Chương trình địa phương".
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Ngày soạn: 26/04/2009
Ngày giảng: 
BàI 33 – TUầN 36
Văn học + Tập làm văn
Tiết: 139 + 140
Chương trình ngữ văn địa phương
(Phần văn và tập làm văn)
A. mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS :
	- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống.
	- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.	 
2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng tìm hiểu thực tế địa phương, sưu tầm thực tế ...
3. Thái độ:
	- Tích cực. tự giác.	
B. chuẩn bị:
	- GV: GA, bảng phụ, bài tập
	 - HS: Soạn bài, học bài theo yêu cầu SGK.
C. phương pháp:
	- HĐ cá nhân và cả lớp
D. tiến trình bài dạy:
	1. ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
	3. Giảng bài mới :	
	a) Dẫn vào bài: 
	b) Các hoạt động dạy – học:
* Hoạt động 1: Nêu mục đích, yêu cầu, ND và ý nghĩa của bài Chương trình địa phương
(SGV Tr. 240, tập 1)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trao đổi nhóm. GV nêu yêu cầu, chia nhóm trao đổi theo các vấn đề đã nêu trong phần CBB ở nhà của SGK.
	- Học sinh ngồi thảo luận trong vòng 30 phút để trình bày trước lớp.
(hết tiết 1, chuyển tiết 2)
* Hoạt động 3: Yêu cầu HS đại diện cho các nhóm trình bày kết quả trao đổi.
Chú ý lựa chọn cả 2 hình thức đã nêu trong SGK:
	- Giới thiệu - miêu tả bằng miệng; bằng tranh, ảnh sưu tầm về di tích LS, danh lam thắng cảnh đã XĐ.
	- Đọc VB đã sưu tầm hoặc VB tự mình viết về di tích LS, danh lam thắng cảnh.
* Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá kết quả tiết học CTĐP
	- Những ND, ý nghĩa và tầm quan trọng của các ND đã học trong tiết này.
	- Nhận xét, đánh giá về ý thức và kết quả học tập của 1 số HS tiêu biểu.
	- Rút ra bài học chung khi học Chương trình địa phương (phần Văn và TLV)
 4. Củng cố:
 	- GV: Khái quát lại ND của toàn bài.
 5. Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 	- Ôn tập toàn bộ kiến thức chương trình Ngữ văn 6.
E. RúT KINH NGHIệM:
	- Thời gian:.
	- Nội dung kiến thức:
	- Phương pháp giảng dạy: 
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: ..
Hết chương trình

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6_HK II (08-09)_Trieu (02).doc