Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 101: Hoán dụ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 101: Hoán dụ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Guíp học sinh:

- Nắm được khái niệm hoán dụ.

2. Kĩ năng.

- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.

3. Thái độ.

- Có ý thức sưu tầm kiến thức về hoán dụ.

B. Chuẩn bị:

* Giỏo viờn: Chuẩn bị bảng phụ; Ví dụ mở rộng kiến thức.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp? Lấy ví dụ minh họa?

 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 101: Hoán dụ - Mai Anh Hoa - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 101
Ngày dạy: Hoán dụ 
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Guíp học sinh:
- Nắm được khái niệm hoán dụ.
2. Kĩ năng.
- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
3. Thái độ.
- Có ý thức sưu tầm kiến thức về hoán dụ.
B. Chuẩn bị: 
* Giỏo viờn: Chuẩn bị bảng phụ; Ví dụ mở rộng kiến thức.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
ẩn dụ là gì? Nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp? Lấy ví dụ minh họa?
 Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hS
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn học sinh đọc ví dụ. Chú ý những từ ngữ in đậm.
? Các từ áo nâu, áo xanh dùng để chỉ ai?
? Tác giả đã dựa vào đâu để nói như vậy?
? Các từ áo nâu với nông thôn,
áo xanh với thành thị có mối liên hệ gì?
? So sánh cách diễn đạt ở ví dụ 1 với cách diễn đạt sau:
Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở các thành phố đều đứng lên?
GV: Nói đến áo nâu ta liên tưởng đến những người nông dân.
Aó xanh ta liên tưởng đến những người công nhân.
? Vậy các từ đầu xanh, mày râu giúp em liên tưởng đến ai?
? Những cách nói như trên gọi là hoán dụ.Vậy hoán dụ là gì?
 Bài tập nhanh
? xác định hoán dụ trong ví dụ sau:
Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. 
 ( Nguyễn Du )
GV treo bảng phụ
? Hình ảnh bàn tay trong câu thơ gợi cho em liên tưởng gì?
? Giữa bàn tay với con người là mối quan hệ gì?
GV: Đó là kiểu hoán dụ thứ nhất
? Nhắc lại kiểu hoán dụ thứ nhất?
? Một và ba gợi cho em liên tưởng đến cái gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
GV: Đó là kiểu hoán dụ thứ hai.
Từ đổ máu trong ví dụ c gợi cho em liên tưởng gì?
? Mối quan hệ giữa chúng là mối quan hệ gì?
GV: đưa ra ví dụ
Vì sao trái đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
? Tìm hoán dụ trong ví dụ trên?
? Trái đất và con người sinh sống trên trái đất có mối quan hệ như thế nào?
GV: gọi học sinh nhắc lại: có mấy kiểu hoán dụ? Là những kiểu nào?
? Lấy 1 ví dụ trong đó có hoán dụ?
? Xác định kiểu hoán dụ: Lấy cái bộ phận chỉ toàn thể?
? Bài tập 1 nêu yêu cầu gì?
? Chỉ ra hoán dụ và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật?
? Hình ảnh '' áo chàm '' trong câu thơ thuộc kiểu hoán dụ nào?
? Điểm giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ là gì?
- Đọc bài tập
- Độc lập
- Trả lời
- Nêu ý kiến
- So sánh, nhận xét
- Nghe
- Nêu ý kiến
- Rút ra bài học
-Xác định
- Phát hiện
- Thực hiện
- Độc lập
- Nêu ý kiến
- Xác định
- Độc lập
- Đọc ghi nhớ
- Lấy ví dụ
- Đọc
- Thực hiện
- Xác định
- Thực hiện
I. Hoán dụ là gì?
1. Bài tập SGK/82
- áo nâu: người nông dân
áo xanh: người công nhân
Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm, tính chất ( của sự vật ) với vật có đặc điểm, tính chất đó.
( Người nông dân thường mặc áo nâu, người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc )
- Quan hệ đi đôi với nhau ( nói đến x là nghĩ đến y ) 
- Cách nói ở ví dụ 1 có giá trị biểu cảm hơn.
- Đầu xanh: tuổi trẻ
- Mày râu: đàn ông
2. Ghi nhớ ( SGK ).
Đầu xanh
Má hồng
II. Các kiểu hoán dụ
- Bộ phận – toàn thể
1. Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể.
- Một, ba – số lượng cụ thể dùng thay cho số ít và số nhiềunói chung: quan hệ cụ thể – trìu tượng.
2. Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.
- Sự hi sinh mất mát ( nổ ra chiến sự )
3. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
4. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
* Ghi nhớ ( SGK )
Ví dụ:
xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
chỉ cần trong xe có một trái tim.
III. Luyện tập
1.Bài tập 1/85
a. Làng xóm
- Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng ( làng xóm - người nông dân )
b. ''mười năm - trăm năm ''
Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trìu tượng ( 10 năm: thời gian trước mắt; trăm năm: thời gian lâu dài )
c. Aó chàm
- Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.
2.Bài tập 2/84.
* Giống: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
* Khác:
ẩn dụ
Hoán dụ
Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể tương đồng về:
- Hình thức
- Cách thức thực hiện
- Phẩm chất
- Cảm giác
Dựa vào quan hệ tương cận cụ thể là:
- Bộ phận - toàn thể
- vật chứa đựng - vật bị chứa đựng
- dấu hiệu của sự vật - sự việc
- cụ thể - trìu tượng
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
- Học sinh nhắc lại: Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Cụ thể?
- Học bài.
- Làm bài tập 3 ( SGK ).
- Chuẩn bị : Tập làm thơ bốn chữ

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng Viet 6 - Tiet 101.doc