Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Qua bài học GV giúp HS:

 - Nắm vững thế nào là nghĩa của từ ?

 - Làm quen với việc tìm hiểu nghĩa của từ.

B. CHUẨN BỊ

- GV : Bảng phụ

- HS : Đọc trước VD.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 I. Ổn định tổ chức ( 1)

 II. Kiểm tra bài cũ ( 4)

 1. Từ mượn là gì ? Nguồn gốc của từ mượn ?

 2. Nêu nguyên tắc mượn từ ? làm bài 4 ?

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 2761Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 10: Nghĩa của từ - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10
nghĩa của từ
a. mục tiêu cần đạt
 Qua bài học GV giúp HS:
 - Nắm vững thế nào là nghĩa của từ ?
 - Làm quen với việc tìm hiểu nghĩa của từ.
b. Chuẩn bị
GV : Bảng phụ
HS : Đọc trước VD.
c. các hoạt động dạy – học
 I. ổn định tổ chức ( 1’)
 II. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 1. Từ mượn là gì ? Nguồn gốc của từ mượn ?
 2. Nêu nguyên tắc mượn từ ? làm bài 4 ?
 III. Bài mới ( 35’)
 * GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 HS đọc VD trong SGK.
 ? Nếu lấy dấu ( : ) làm chuẩn em thấy các chú thích gồm mấy bộ phận ? là những bộ phận nào
 ? Phía trên trái là gì
 ? Phía bên phải là gì
 ? Khi nói tới từ người ta đề cập đến phương diện nào
 ? Em hiểu như thế nào về hình thức và nội dung của từ
 HS lần lượt trả lời câu hỏi.
 GV nêu VD và phân tích.
 ? Nghĩa của từ tương ứng với phần nào trong mô hình
 HS xác định.
 ? Từ việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là nghĩa của từ
 HS nêu cách hiểu.
 GV chốt.
GV treo bảng phụ ghi VD.
 HS đọc VD.
 ? Theo em, có thể thay thế từ “ thói quen” trong câu trên bằng từ “ tập quán” không
 HS trả lời.
 GV: Không thể thay thế được vì “ tập quán” nghĩa rộng hơn và nó gắn với số đông. còn “ thói quen” mang nghĩa hẹp hơn ( 1 cá nhân ).
 ? Vậy từ “ tập quán” được giải nghĩa theo cách nào
 HS nêu.GV chuẩn xác.
 GV đưa ra 3 trường hợp :
 - Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
 - Tư thế hùng dũng ............................
 - Tư thế oai nghiêm ..........................
 ? 3 từ : oai nghiêm,hùng dũng và lẫm liệt có thể thay thế được cho nhau được không ? Vì sao
 HS thay từ -> trả lời.
 ? 3 từ thay thế được cho nhau gọi là từ gì
 - Từ đồng nghĩa.
 ? Vậy từ “ lẫm liệt “ được giải thích bằng cách nào
 HS xác định.
 GV đưa bài tập nhanh: trung thực,thật thà ,thẳng thắn.
 ? Các từ đó được gải thích bằng cách nào
 HS đọc VD c.
 ? “ Cao thượng”, “ sáng sủa” được hiểu là gì
 HS giải thích.
 ? Vậy hai từ trên được giải thích bằng cách nào
 ? Qua phần tìm hiểu em thấy có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Là những cách nào
 HS tổng kết -> trả lời.
 GV chốt.
 HS nêu yêu cầu bài tập 1.
 HS đọc chú thích : cầu hôn,phán trong văn bản “ Sơn Tinh,Thủy Tinh”.
 ? Các từ đó được giải nghĩa theo cách nào
 HS xác định.
 GV yêu cầu HS giải thích các từ đã cho sẵn theo các cách đã biết.
 HS đọc truyện trong SGK.
 ? Cách giải thích nghĩa từ “ mất “ như nhân vật Nụ có đúng không
 GV gợi ý : 
 ? Mất là gì ? Theo lời thoại thì mất có nghĩa như thế nào
 HS giải thích. GV chốt.
HS nêu yêu cầu bài tập 2.
 ? Hãy điền các từ : học hỏi,học hành,học lỏm,học tập vào chỗ trống
 HS lên bảng điền. GV chuẩn xác.
 HS lên bảng làm bài tập 3.
I. Nghĩa của từ là gì ? ( 10’)
1. Ví dụ :
- Tập quán : thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống,được mọi người làm theo.
- Lẫm liệt : hùng dũng,oai nghiêm.
- Nao núng :lung lay,không vững lòng tin ở mình.
2. Nhận xét
 - 2 bộ phận : 
 + Từ : bên trái ( trước dấu :)
 + Nghĩa của từ : bên phải ( sau dấu : )
=> Lẫm liệt :
+ Hình thức : từ phức.
+ Nội dung : hùng dũng,oai nghiêm
 -> Là cái chứa đựng trong hình thức của từ.
=> Nghĩa của từ tương ứng với phần nội dung.
3. Ghi nhớ :
 - Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật,tính chất,hoạt động,quan hệ ) mà từ biểu thị.
II. Cách giải thích nghĩa của từ ( 10’)
1. Ví dụ ( SGK)
2. Nhận xét
 a. Tập quán : Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống và được mọi người làm theo.
 Giải thích bằng cách : trình bày khái niệm mà từ biểu thị .
 b. Lẫm liệt : Hùng dũng ,oai nghiêm.
 3 từ có thể thay thế được cho nhau vì nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của câu không đổi.
=> Giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩa.
 c. Cao thượng: Trái với nhỏ nhen,ti tiện.
 - Sáng sủa : Trái với tối tăm,u ám.
 => Giải thích bằng từ trái nghĩa.
3. Ghi nhớ :
 2 cách giải thích nghĩa của từ :
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích .
III. Luyện tập ( 15’)
Bài tập 1
 - Cầu hôn : xin được lấy làm vợ.
-> Trình bày khái niệm.
- Phán : truyền bảo .
 -> Dùng từ đồng nghĩa.
Bài tập 4
 - Giếng : hố đào thẳng đứng,sâu trong lòng đất để lấy nước.
=> Trình bày khái niệm.
- Rung rinh : chuyển động nhẹ nhàng,liên tục .
 => Trình bày khái niệm.
Bài tập 5
- Cách 1: Mất trái nghĩa với còn.
 Mất là không còn.
- Cách 2: Theo văn bản :
 + Cái mình biết ở đâu có gọi là mất không?
 + Đã biết ở đâu sao gọi là mất.
 + Cái ống vôi của cô không mất. Con biết nó nằm dưới đáy sông.
 => Mất có nghĩa là còn.
-> So với cách giải nghĩa 1 => Nụ sai.
Trong văn cảnh -> Nụ giải thích đúng,thông minh ( dùng nghĩa bóng để bào chữa lỗi lầm của mình khi đánh mất cái ống vôi ).
 Bài tập 2
 - Học tập
 - Học lỏm
 - Học hỏi
 - Học hành
Bài tập 3
 - Trung bình
 - Trung gian
 - Trung niên
 VI. Củng cố ( 3’)
 1. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ ?
 A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
 B. Nghĩa của từ là sự vật,tính chất mà từ biểu thị.
 C. Nghĩa của từ là sự vật,tính chất,hoạt động mà từ biểu thị.
 D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
 2. Giải nghĩa từ Sơn tinh,Thủy tinh ? 
 3.. Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng ?
 A. Đọc nhiều lần từ cần được giải thích.
 B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
 C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
 D. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
 4. Sách Ngữ văn 6,tập 1 giải thích Sơn Tinh : thần núi,Thủy Tinh: thần nước là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào ? 
 A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
 B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.
 C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
 D. Không theo 3 cách trên.
 V. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
 - Nắm chắc khái niệm nghĩa của từ.
 - Hoàn thành các bài tập.
----------------------------**************---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 10.doc